A/ MỤC TIÊU :
1/Rèn kĩ năng đọc thành tiếng::
- Đọc trơn toàn bài,đọc đúng các từ ngữ khó: , lăn quay, nổi giận, hoành hành.
- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Biết thể hiện tình cảm các nhân vật qua lời đọc.
2/Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ : đồng bằng, hoành hành, ngạo nghễ, vững chãi, đần, ăn năn.
- Hiểu nội dung bài : Ông Mạnh tượng trưng cho con người. Thần gió tượng trưng cho thiên nhiên. Qua câu chuyện cho chúng ta thấy người có thể chiến thắng thiên nhiên nhờ sự dũng cảm và lòng quyết tâm nhưng người luôn muốn làm bạn với thiên nhiên.
3/Giáo dục các em kiên trì ,dũng cảm, yêu thiên nhiên.
22 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 978 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 20 Trường Tiểu Học số 2 Vĩnh Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án.
B/ Đ Ồ DÙNG DẠY –HỌC
10 tấm bìa, mỗi tấm có gắn 5 chấm tròn .
Bảng phụ ghi sẵn bài tập 3.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt đông học
I/ KTBC:
+ Gọi 2 HS lên bảng viết tổng với các phép nhân tương ứng
3 + 3 + 3 + 3 + 3
5 + 5 + 5 + 5
+ Nhận xét cho điểm .
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI:
1/ Giới thiệu bài :
2/ Hướng dẫn thành lập bảng nhân :
+ Gắn 1 tấm bìa có 5 chấm tròn lên bảng và hỏi: Có mấy chấm tròn?
- 5 chấm tròn được lấy mấy lần?
- 5 được lấy mấy lần?
- 5 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân: 5 x 1 = 5 ( ghi bảng phép nhân này)
+ Gắn tiếp 2 tấm bìa lên bảng và hỏi:
- Có mấy tấm bìa. mỗi tấm bìa có mấy chấm tròn? Vậy 5 chấm tròn được lấy mấy lần?
- Vậy 5 được lấy mấy lần?
- Hãy lập phép tính tương ứng với 5 được lấy 2 lần.
-Viết lên bảng phép nhân: 5 x 2 = 10
+ Hướng dẫn HS lập các phép tính còn lại tương tự như trên. Sau mỗi lần lập được phép tính mới GV ghi bảng để có bảng nhân 5.
+ Yêu cầu HS đọc bảng nhân 5, xóa dần cho HS đọc thuộc lòng.
+ Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng.
3/Thực hành:
Bài 1:
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Yêu cầu HS tự làm bài , sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra lẫn nhau
+ 2 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm ở bảng con theo 2 dãy
3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 3 x 5 = 15
5 + 5 + 5 + 5 = 5 x 4 = 20
+ Quan sát thao tác và trả lời: Có 5 chấm tròn
- 5chấm tròn được lấy 1 lần.
- 5 được lấy 1 lần.
- 5 nhân 1 bằng 5.
+ Quan sát thao tác và trả lời: 5 chấm tròn được lấy 2 lần.
- 5 được lấy 2 lần.
- Đó là phép tính 5 x 2
- Đọc phép tính : 5 nhân 2 bằng 10
+ Lập các phép tính 5 nhân với 3 ; 4 ; 5 ; 6 ; 7 ; 8 ; 9 ; 10 theo hướng dẫn của GV.
+ Cả lớp đọc đồng thanh bảng nhân 5 lần sau đó tự học thuộc bảng nhân.
+ Thi đọc thuộc lòng.
+ Tính nhẩm
+ Làm bài và kiểm tra bài lẫn nhau.
Bài 2:
+ Yêu cầu HS nêu đề bài
+ Mẹ đi làm mấy tuần?
+ Mỗi tuần mẹ làm mấy ngày?
+ Cho cả lớp làm vào vở, 1 HS lên bảng giải
Tóm tắt:
1 tuần làm : 5 ngày
4 tuần : . . . ngày?
+ Nhận xét chấm điểm và sửa chữa
Bài 3:
+ Hỏi: Bài toán yêu cầu làm gì?
+ Số đầu tiên trong dãy số này là số nào?
+ Tiếp theo số 5 là số nào?
+ 5 cộng thêm mấy thì bằng 10?
+ 10 cộng thêm mấy thì bằng 15.
+ Yêu cầu HS làm tiếp bài vào vở sau đó hướng dẫn chữa bài
+ Đọc đề.
+ 4 tuần.
+ Mỗi tuần làm 5 ngày.
+ Tóm tắt và làm bài
Bài giải:
Số ngày mẹ làm trong 4 tuần là:
5 x 4 = 20 ( ngày)
Đáp số: 20 ngày
+ Đếm thêm 5 rồiø viết số thích hợp vào ô trống.
+ Số đầu tiên là số 5.
+ Là số 10.
+ 5 cộng thêm 5 thì bằng 10.
+ 10 cộng thêm 5 thì bằng 15.
+ Làm bài và nhận xét.
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Dặn HS về học bài . Cho vài HS đọc thuộc bảng nhân 5.
Về làm các bài tập trong VBT và chuẩn bị cho tiết sau.
GV nhận xét tiết học.
TẬP LÀM VĂN
TẢ NGẮN VỀ BỐN MÙA.
A/ MỤC TIÊU :
Biết nghe và trả lời đúng các câu hỏi về mùa xuân.
Viết được một đoạn văn có 3 đến 5 câu nói về mùa hè.
+ Bước đầu biết nhận xét và chữa lỗi câu văn cho bạn.
- Yêu thích môn học.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Câu hỏigợi ý bài tập 2 trên bảng phụ.
Bài tập 1 viết trên bảng lớp.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ KTBC :
+ Gọi HS đóng vai xử lí tình huống trong bài tập 2 trang 12
+ Nhận xét và ghi điểm.
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI :
1/ G thiệu: GV giới thiệu và ghi bảng
2/ Hướng dẫn làm bài:
Bài 1:
+ Yêu cầu HS đọc đề.
+ Đọc đoạn văn lần 1:
- Bài văn miêu tả cảnh gì?
- Tìm những dấu hiệu cho biết mùa xuân đến?
- Mùa xuân đến cảnh vật thay đổi ntn?
+ Tác giả quan sát mùa xuân bằng cách nào?
+ Gọi 1 HS đọc lại đoạn văn.
Bài 2 :
+ Gọi HS đọc yêu cầu.
+ GV hỏi để HS trả lời thành câu văn
+ Mùa hè bắt đầu từ tháng nào trong năm?
+ Mặt trời mùa hè như thế nào?
+ Khi mùa hè đến, cây trái trong vườn như thế nào?
+ Mùa hè thường có hoa gì? Hoa đó đẹp ntn?
+ Em thường làm gì trong dịp nghỉ hè?
+ Em có ước mong mùa hè đến không?
+ Mùa hè này em sẽ làm gì?
+ Yêu cầu HS viết đoạn văn vào giấy nháp.
+ Gọi một số HS đọc bài và nhận xét đoạn văn của bạn.
+ Nhận xét chữa bài cho từng HS
+ HS thực hành đóng vai xử lí tình huống
+ Nhắc lại tựa bài.
+ Đọc đề bài.
+ 3 đến 5 HS đọc lại.
- Mùa xuân đến
- Mùi hoa hồng, hoa huệ thơm nức, không hkí ấm áp. Trên các cành cây đều lấm tấm lộc non, xoan sắp ra hoa, râm bụt sắp có nụ.
- Trời ấm áp, hoa lá, cây cối xanh tốt và tỏa ngát hương thơm.
+ Nhìn và ngửi.
+ Đọc đề bài.
+ HS suy nghĩ sau đó trả lời thành câu văn.
+ Mùa hè bắt đầu từ tháng 6 trong năm.
+ Mặt trời chiếu những ánh nắng vàng rực rỡ.
+ Cây cam chín vàng, cây xoài thơm phức, mùi nhãn lồng ngọt lịm. . .
+ Hoa phượng nở đỏ rực một góc trời.
+ Chúng em được nghỉ hè, được đi nghỉ mát, vui chơi . . .
+ Trả lời
+ Trả lời
+ Viết bài
+ HS đọc bài làm trước lớp và nhận xét bài bạn.
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Yêu cầu nêu lại vẻ đẹp của mùa xuân và mùa hè trong năm.
Dặn về nhà viết đoạn văn vào vở
Dặn HS về chuẩn bị tiết sau. GV nhận xét tiết học.
THỂ DỤC
BÀI 40
A/ MỤC TIÊU :
Ôn 2 động tác : Đứng đưa 1 chân ra trước , hai tay chống hông và đứng 2 chân rộng bằng vai, 2 tay đưa ra trước sang ngang. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
Tiếp tục học trò chơi: Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau. Yêu cầu biết cách chơi có kết hợp vần điệu và tham gia chơi tương đối chủ động.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Địa điểm : Sân trường dọn vệ sinh sạch sẽ.
Dụng cụ : 1 còi , kẻ sân để tổ chức trò chơi.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ PHẦN MỞ ĐẦU:
+ GV phổ biến nội dung giờ học.
+ Yêu cầu HS ra sân tập theo 5 hàng dọc.
+ Đứng vỗ tay và hát.
+ Ôn một số động tác của bài rhể dục phát triển chung.
+ Xoay các khớp cổ tay, vai, đầu gối, hông.
+ Trò chơi: Có chúng em
II/ PHẦN CƠ BẢN:
+ Ôn đứng đưa 1 chân ra trước, 2 tay chống hông: 5 – 6 .
Lần 1: GV làm mẫu lại và nhắc nhở
Lần 2: Cho cả lớp thực hiện lại
+ Ôn đứng hai chân rộng bằng vai. Nhắc HS sửa 2 chân và hướng dẫn ôn như động tác 1
+ Chơi trò chơi: Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau.
+ GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi.
+ Cho HS chơi 3 đến 4 lần kết hợp đọc vần điệu
+ Đi thường theo vạch kẻ thẳng
+ HS lắng nghe.
+ Tập hợp thành 5 hàng dọc.
+ Thực hiện theo yêu cầu của GV
+ Thực hiện cùng ôn lại bài thể dục.
+ Cả lớp cùng thực hiện.
+ Cả lớp cùng chơi
+ Nghe và nhắc lại.
+ Nghe và theo dõi
+ Cả lớp cùng thực hiện, lớp trưởng điều khiển
+ Lắng nghe và thực hành
+ Cả lớp đứng xoay mặt vào trong để học 4 vần điệu và thực hành cho đúng yêu cầu
+ Thực hiện kết hợp vần điệu.
+ Thực hiện đi đều và hát
III/ PHẦN KẾT THÚC :
+ Đi đều theo 4 hàng dọc và hát.
+ Cúi người thả lỏng, nhảy thả lỏng.
+ Đứng tại chỗ vỗ tay và hát
+ GV hệ thống lại nội dung tiết học.
+ Dặn HS về nhà tập luyện và chuẩn bị tiết sau, nhớ đi đều mỗi ngày vào buổi sáng.
+ HS thực hiện dưới sự giám sát của GV.
+ Thực hiện
+ Cùng vỗ tay và hát.
+ Lắng nghe
+ Nghe để thực hiện.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
AN TOÀN KHI ĐI CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG.
A/ MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết:
Nhận xét một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông.
Một số quy định khi đi các phương tiện giao thông.
Chấp hành những quy định về trật tự an toàn giao thông.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Hình vẽ ở SGK trang 42 và 43.
Chuẩn bị một số tình huống cụ thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông ở địa phương mình.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ KTBC:
+ Gọi 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi:
+ GVnhận xét.
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI:
1) Giới thiệu :
2) Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1 : Thảo luận tình huống
Mục tiêu: Nhận biết một số tình huống nguy hiểmcó thể xảy ra khi đi các p tiện giao thông.
Bước 1:
+ GV chia nhóm tương ứng với số tranh và gợi ý thảo luận
- Bức tranh vẽ gì?
- Điều gì có thể xảy ra?
- Đã có khi nào em có những hành động như trong tình huống đó không?
- Em khuyên các bạn trong tình huống đó ntn?
Bước 2:
+ Gọi đại diện các nhóm lên trình bày
+ Kể tên các đường giao thông đã học?
+ Nêu các phương tiện tham gia giao thông đường bộ?
+ Hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV
+ Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
* Kết luận : Để đảm bảo an toàn khi ngồi sau xe đạp, xe máy phải bám sát người ngồi trước. Không đi lại, nô đùa khi đi trên ô tô, tàu hỏa, thuyền, bè. Không bám ở cửa ra vào, không thò đầu, thò tay ra ngoài . . khi tàu, xe đang chạy.
Hoạt động 2 : Quan sát tranh
Mục tiêu : Biết một số điều cần lưu ý khi đi các phương tiện giao thông.
* Bước 1: Làm việc theo nhóm đôi
+ Treo tranh như SGK.
+ Bức tranh 1: Khách hàng đang làm gì? Ở đâu? Họ đứng gần hay xa mép đường?
+ Bức tranh 2: Hành khách đang làm gì? Họ lên xe ô tô khi nào?
+ Bức tranh 3: Hành khách đang làm gì? Theo bạn hành khách phải ntn khi ở trên xe ô tô?
+ Bức tranh 4: Hành khách đang làm gì? Họ xuống xe ở bên phải hay bên trái xe?
* Bước 2: Làm việc cả lớp .
+ Một số HS nêu 1 số điểm cần lưu ý khi đi xe buýt hoắc xe khách
+ Quan sát ảnh .
+ Đứng ở điểm đợi xe buýt. Xa mép đường.
+ Hành khách đang lên xe ô tô khi ô tô dừng hẳn.
+ Hành khách đang ngồi ngay ngắn trên xe. Khi ở trên xe không đi lại, nô đùa, không thò đầu, tay, . . . ra ngoài.
+ Đang xuống xe, xuống ở bên phải.
+ Một số HS nêu và nhận xét
* Kết luận: Khi đi xe buýt hoặc xe khách, chúng ta chờ xe ở bến và không đứng sát mép đường; đợi xe dừng hẳn mới lên; không đi lại, thò đầu, thò tay ra ngoài trong khi xe đang chạy; khi xe dừng hẳn mới xuống.
Hoạt động 3:Vẽ tranh
Mục tiêu: Củng cố kiến thức của 2 bài 19 và 20.
* Bước 1:
+ Thực hành vẽ.
+ Nói cho nhau nghe
+ Cho HS vẽ 1 phương tiện giao thông.
* Bước 2:
+ Hai HS ngồi cạnh nhau nói với nhau về:
- Tên phương tiện giao thông mà mình vẽ?
- Phương tiện đó đi trên loại đường nào?
- Những điều cần lưu ý khi đi phương tiện giao thông đó?
+ Gọi một số cặp trình bày trước lớp rồi nhận xét.
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ
C ác em vừa học bài gì ?
Qua bài học em hiểu được điều gì?
Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị đồ dùng để học tiết sau.
GV nhận xét tiết học.
SINH HOẠT
File đính kèm:
- Tuan 20.doc