I- MỤC TIÊU:
- Tiếp tục rèn kĩ năng đọc trơn thành tiếng; đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng, phát âm chuẩn.các tiếng có phụ âm, vần khó.
-HS nắm chắc nội dung của bài và học tập theo lời khuyên của bài.
II- ĐỒ DÙNG:
- Bảng phụ ghi câu khó.
14 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1029 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 2 Trường Tiểu học Toàn Thắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sẵn sàng.
2.Thực hiện theo chương trình buổi lễ.
3.Tổng kết:
-Tuyên dương những em ngoan.
-Phê bình, nhắc nhở nhở em chưa ngoan
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 9 tháng 9 năm 2011
Luyện Tiếng Việt
Luyện đọcbài : Mít làm thơ.
I.Mục tiêu:
- Đọc đúng: làm thơ, nổi tiếng, đi đi lại lại... Hiểu từ: nổi tiếng, thi sĩ, kì diệu.. Bước đầu hiểu thế nào là vần thơ.
- Rèn kỹ năng đọc đúng, đọc hiểu.
- Giúp HS cảm nhận được tính hài hước của câu chuyện qua ngôn ngữ và hành động ngộ nghĩnh của Mít.
II.Đồ dùng: Bảng phụ chép sẵn câu vău cần luyện đọc.
III.Hoạt động dạy học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
-Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ:
-Gọi học sinh đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài:Làm việc thật là vui.
3. Bài mới.
a) Giới thiệu bài qua tranh vẽ
b)Luyện đọc:
*GV đọc mẫu.
- Luyện phát âm: thi sĩ, làm thơ, phé..... và giải nghĩa một số từ có liên quan.
- Luyện ngắt, nghỉ: ở.... Tí Hon,/ nổi.....Mít.// Mình hiểu rồi.// Thật kì diệu.//. Đọc với giọng ngạc nhiên.
- Luyện đọc câu, đoạn. HS nối tiếp nhau đọc.
- Đọc toàn bài.
c)Tìm hiểu bài:
Bài 1: Vì sao mọi người lại gọi câu là Mít?
Bài 2: Viết môti câu nói về sự thay đổi của Mít gần đây.
Bài 3:
a) Viết 3 tiếng cùng vần với tiếng giấy
b) Học sinh thi xếp
4 Củng cố:Đọc lại bài tập đọc
5.Dặn dò:
- Liên hệ, giao việc và nhận xét tiết học.
2 học sinh đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- 1 học sinh đọc lại, lớp đọc thầm .
- Vì cậu chẳng biết gì.
- Dạo này Mít lại ham học hỏi.
- HS tự viết
+ vào ,dao,bảo,chào, dảo
+xinh, kính, bình, tính.
+nói, hỏi ,soi
- 2 HS đọc toàn bài
---------------------------------------------------------
Luyện Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố về phân tích số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị, quan hệ giữa cm và dm.
- Rèn kỹ năng phân tích số và giải toán có lời văn.
II. Đồ dùng: Bảng phụ chép bài tập 2.
III.Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ
3. Luyện tập:
*Bài 1: - Gọi HS đọc, nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS quan sát mẫu, phân tích.
- Yêu cầu HS làm vào bảng con, 2 HS lên bảng làm, lớp chữa bài.
*Bài 2
- Gọi HS nêu yêu cầu
- HS làm vào bảng vở, 2 HS làm bảng lớp, cả lớp cùng chữa bài.
- Rèn kỹ năng đặt tính và tính kết quả.
Bài 3: Đặt tính rồi tímh hiệu
-Muốn tìm hiệu ta làm như thế nào?
- Hãy xác định SBT và ST.
_ gọi HS lên bảng làm
*Bài 4:
- Gọi HS đọc, phân tích, tóm tắt bài toán.
- GV treo bảng phụ. HS nêu yêu cầu.
+Bài toán cho biết gì?
+Bài toán hỏi gì?
+Tìm tổng số gàbằng cách nào?
- HS làm vào SGK, 2 HS lên bảng làm. Lớp nhận xét.
4.Củng cố:Nhắc lại nội dung bài học.
5.Dặn dò: Nhận xét tiết học.
- tìm và đọc số liền trước, số liền sau
- 37<38<39
- 40<41<42<43
- Đặt tính rồi tính
21 34 40 69
34 21 50 11
55 55 90 80
-Trả lời và làm bài
85 85 90 77
61 24 30 7
24 61 60 70
Bài giải
Số gà có tất cả là:
42+15=57( con )
Đáp số: 57 con gà
-----------------------------------
Nghệ thuật
Mỹ thuật
Bài 02: Thường thức mĩ thuật
Xem tranh thiếu nhi
(Tranh Đôi bạn của Phương Liên)
I/ Mục tiêu
-Biết mô tả hình ảnh, các hoạt động và màu sắc trên tranh.
-Bớc đầu có cảm nhận về vẻ đẹp của tranh.
II/ Chuẩn bị
GV: - Tranh in trong Vở Tập vẽ 2
- Một vài bức tranh của thiếu nhi Quốc tế và của thiếu nhi Việt Nam.
HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 2, bút chì, tẩy, màu sáp.
III/ Hoạt động dạy – học
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: Kiểm tra đồ dùng học tập
Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Giáo viên đa tranh giới thiệu
b. Dạy bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Xem tranh
- Giáo viên giới thiệu tranh đôi bạn (tranh sáp màu và bút dạ của Phơng Liên) và nêu các câu hỏi ngắn nhằm gợi ý cho học sinh quan sát suy nghĩ và tìm câu trả lời.
+ Trong tranh vẽ những gì?
+ Hai bạn trong tranh đang làm gì?
+ Em hãy kể những màu đợc sử dụng trong bức tranh.
+ Em có thích những bức tranh này không, vì sao?
- Bổ sung ý kiến trả lời của học sinh và hệ thống lại nội dung:
+ Tranh vẽ bằng bút dạ và sáp màu. Nhân vật chính là hai bạn đợc vẽ ở phần chính giữa tranh. Cảnh vật xung quanh là cây, cỏ, bớm và hai chú gà làm bức tranh thêm sinh động, hấp dẫn hơn.
+ Hai bạn đang ngồi trên cỏ đọc sách.
+ Màu sắc trong tranh có màu đậm, có màu nhạt (nh cỏ, cây màu xanh, áo, mũ màu vàng cam...). Tranh của bạn Phơng Liên, học sinh lớp 2 trờng Tiểu học Nam Thành Công là bức tranh đẹp, vẽ về đề tài học tập
+ HS quan sát tranh và trả lời:
+ Hai bạn đang ngồi trên cỏ đọc sách.
+ HS trả lời:
Hoạt động 2: Nhận xét,đánh giá.
- Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của lớp.
- Khen ngợi một số học sinh có ý kiến phát biểu.
4- Củng cố: Các em vua xem bức tranh cua ai? Tranh có tên là gi?
5- Dặn dò:
- Su tầm tranh và tập nhận xét về nội dung, cách vẽ tranh.- Quan sát hình dáng, màu sắc lá cây trong thiên nhiên.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ bảy ngày 10 tháng 9 năm 2011
Luyện Tiếng Việt
Chào hỏi- Tự giới thiệu
I.Mục tiêu:
- Biết cách chào hỏi và tự giới thiệu về bản thân. Biết viết một bản tự thuật ngắn.
- Rèn kỹ năng nghe , nói, viết.
- Giáo dục HS biết cách chào hỏi khi gặp người khác.
II. Chuẩn bị : Tranh minh họa bài tập 2 trong SGK.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 2 HS đứng tại chỗ tự giới thiệu về bản thân mình trước lớp (Họ tên, ngày tháng năm sinh, sở thích)
3.Bài mới:
a) Giới thiệu bài.
b)Hướng dẫn HS làm bài tập
*Bài 1: (HS làm miệng)
- Gọi HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- Gọi HS lần lượt thực hiện từng yêu cầu. Cả lớp lắng nghe, nhận xét và sửa lỗi.
Lưu ý: Chào kèm theo với lời nói, giọng nói, vẻ mặt như thế nào để lịch sự, có văn hoá.
*Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK, trả lời các câu hỏi.
+Tranh vẽ ai?
+ Hai bạn chào Mít và giới thiệu như thế nào?
- Mít chào 2 bạn như thế nào?
- Thái độ chào của 3 bạn như thế nào? (lịch sự, đàng hoàng.)
- Tổ chức cho HS tự chào hỏi và giới thiệu về bản thân mình.
4.Củng cố::
- Liên hệ, giao việc.
5.Dặn dò:
- YC HS chú ý thực hành những điều đã học: tập kể về mình cho người thân nghe, tập chào hỏi có văn hóa.
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS nêu: Nói lời của em.
- Nối tiếp nhau nói lời chào.
+Chào bố mẹ để đi học: Con chào bố mẹ con đi học ạ!
+Chào thầy, cô khi đến trưuờng: Em chào cô ạ!
+Chào bạn khi gặp nhau ở trường: Chào bạn.
- Nhắc lại lời chào của các bạn trong tranh
+Bóng Nhựa, bút Thép, Mít.
+ Chào cậu, chúng tớ là Bóng nhựa và Bút Thép. Chúng tớ là HS lớp 2.
+ Chào 2 cậu. Tớ là Mít...
+lịch sự, đàng hoàng.
- Thực hiện theo nhóm đôi.
Luyện Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố về phân tích số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị, quan hệ giữa cm và dm.
- Rèn kỹ năng phân tích số và giải toán có lời văn.
II. Đồ dùng: Bảng phụ chép bài tập 2.
III.Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ:
-Yêu cầu HS tự lập 1 phép tính cộng trừ có danh số kèm theo là dm sau đó tính kết quả và báo cáo trước lớp.
-Gọi HS nhận xét cho điểm.
3. Luyện tập:
*Bài 1: - Gọi HS đọc, nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS quan sát mẫu, phân tích.
- Yêu cầu HS làm vào bảng con, 2 HS lên bảng làm, lớp chữa bài.
+Rèn kỹ năng phân tích các số thành tổng.
+Dự kiến: HS có thể lấy thêm các VD tương tự và tự phân tích các số đó.
*Bài 2:
- GV treo bảng phụ. HS nêu yêu cầu.
+Bài toán cho biết gì?
+Bài toán hỏi gì?
+Tìm tổng bằng cách nào?
- HS làm vào SGK, 2 HS lên bảng làm. Lớp nhận xét.
- Củng cố tên gọi các thành phần và kết quả của phép cộng và trừ.
*Bài 3
- Gọi HS nêu yêu cầu (Tính).
- HS làm vào bảng vở, 2 HS làm bảng lớp, cả lớp cùng chữa bài.
- Rèn kỹ năng đặt tính và tính kết quả.
+Dự kiến: HS có thể lấy VD thuộc các dạng đó.
*Bài 4: - Gọi HS đọc, phân tích, tóm tắt bài toán.
- Yêu cầu HS tự làm bài giải vào vở.
+Bước đầu làm quen với dạng toán tìm số hạng khi biết tổng và số hạng kia.
+ Dự kiến: HS khá giỏi có thể lấy thêm VD tương tự sau đó giải vào vở.
*Bài 5: - Yêu cầu HS đọc đề và tự làm vào vở . 1 HS lên bảng làm.
1 dm = 10 cm
10 cm = 1 dm.
- Củng cố mối quan hệ giữa dm và cm.
4.Củng cố:Nhắc lại nội dung bài học.
5.Dặn dò: Nhận xét tiết học.
- Viết các số 35, 52,89, 67,29, 75 (theo mẫu)
- Thực hiện theo yêu cầu.
ơ
-Viết số thích hợp vào ô trống
+ Các số hạng
+ Tìm tổng.
+ Số hạng + số hạng.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Tính.
- Làm bài sau đó đổi vở kiểm tra chéo nhau.
- Thực hiện theo nhóm đôi và báo cáo trước lớp.
- Làm bài và đổi vở kiểm tra.
- Làm bài vào vở.
Sinh hoạt
Sinh hoạt lớp
I- Mục tiêu:
- Kiểm điểm mọi nề nếp tuần qua. HS thấy được ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục. Tiếp tục ổn định tổ chức lớp: Ban cán sự, các tổ trưởng và nhiệm vụ của từng cá nhân. Tiếp tục phát động phong trào Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực.
- Rèn kĩ năng tự quản và thói quen nề nếp cho HS.
- Giáo dục HS thói quen kỉ luật và nề nếp.
B- Lên lớp:
1 ổn định tổ chức: Quản ca cho lớp hát.
2. Kiểm điểm mọi nề nếp:
- Lớp trưởng điều khiển:
- Các tổ trưởng báo cáo tình hình hoạt động của tổ trong tuần qua.
- Các cán sự đưa ra ý kiến.
- Sau đó Lớp trưởng tổng kết chung, đưa ra ưu, nhược điểm.
- Cả lớp tính điểm thi đua, xếp thứ tự các tổ như sau:
3.Kế hoạch hoạt động tuần tới:
-ổn định lại ban cán sự lớp.
-Nhắc lại công việc của từng cán sự. Nhắc lại nội quy của trường lớp theo hướng xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực.
- Duy trì nề lớp học tập, chấm dứt tình trạng không hoàn thành BT; quên sách vở và đồ dùng học tập.
-Tham ra tốt các hoạt động ngoài giờ.
-Báo cáo kịp thời những HS vi phạm kỉ luật cho GVCN
File đính kèm:
- Tuan 2 Lop 2 Chieu.doc