Giáo án lớp 2 Tuần 19 Trường tiểu học Lê Hồng Phong

I. MỤC TIÊU:

- Giúp học sinh nhận biết được tổng của nhiều số.

- Biết cách tính tổng của nhiều số.

- Chuẩn bị học phép nhân.

- Củng cố kí năng thực hiện phép tính với các số đo đại lượng có đơn vị kilôgam, lít.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- VBT.

 

doc25 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 865 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 2 Tuần 19 Trường tiểu học Lê Hồng Phong, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
_________ MÔN: TẬP VIẾT CHỮ HOA P I. Mục đích Rèn kĩ năng viết chữ: 1. Biết viết chữ P hoa theo cỡ vừa và nhỏ. 2, Biết viết ứng dụng cụm từ "Phong cảnh hấp dẫn" theo cỡ nhỏ. II. Đồ dùng dạy học: - Chữ mẫu P. - Bảng phụ. III. Hoạt động dạy và học 1. Giới thiệu bài: 1' - Gv nêu mục đích, yêu cầu. - Hs nghe. 2. Hướng dẫn viết chữ hoa: 20' 2.1. Hướng dẫn hs quan sát và nhận xét chữ P. - Cấu tạo: Chữ P cỡ vừa cao 5 li, gồm 2 nét - nét 1 giống nét 1 của chữ B, nét 2 là nét cong trên có hai đầu uốn vào trong không đều nhau. - Cách viết: + Nét 1: ĐB trên ĐK 6 viết nét móc ngược trái như nét 1 của chữ B, DB trên ĐK2. + Nét 2: Từ điểm DB của nét 1 lia bút lên ĐK 5, viết nét cong trên có hai đầu uốn vào trong, DB ở giữa ĐK4+5. - Gv viết mẫu. 2.2. Hướng dẫn hs viết lên bảng con - Hs tập viết. - Hs nghe, quan sát, nhận xét. 3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng 3.1 Giới thiệu cụm từ ứng dụng - 1 hs đọc cụm từ ứng dụng: Phong cảnh hấp dẫn. - HS nêu cách hiểu cụm từ trên. 3.2 Hướng dẫn hs quan sát cụm từ ứng dụng nêu nhận xét - Độ cao của các chữ cái? - Cách đặt dấu thanh? - Khoảng cách giữa các chữ? - Gv viết mẫu chữ lên bảng. 3.3. Hướng dẫn hs viết chữ Phong vào bảng con. - Hs nghe, quan sát và thực hành. 4. Hướng dẫn hs viết vào vở: 10' - Gv yêu cầu viết. - Hs luyện viết theo yêu cầu trên. - Hs viết bài. 5. Chấm, chữa bài: 3' - Gv chấm 7 bài và nhận xét. - Hs nghe gv nhận xét để rút kinh nghiệm. 6. Củng cố: 1' - Gv nhận xét chung tiết học. - Hs nghe. ____________________________________ MÔN: TỰ NHIÊN XÃ HỘI ĐƯỜNG GIA O THÔNG I. Mục tiêu: Có 4 loại đường gt: bộ, sắt, thuỷ, hàng không loại trừ một ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp. Kể tên những phương tiện giao thông đi trên từng loại đường. Nhận biết một số biển báo trên đường bộ và tại khu vực có đường sắt chạy qua. Có ý thức chấp hành luật lệ gt. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh minh hoạ. III. Các hoạt động dạy và học: 1. Giới thiệu bài: 1' 2. Hoạt động 1: Nhận biết các loại đường gt 7' - Dán 5 bức tranh lên bảng. - Bức tranh thứ nhất vẽ gì? - Bức tranh 2 vẽ gì? - Bức tranh 3 vẽ gì? - Bức tranh 4 vẽ gì? - Bức tranh 5 vẽ gì? - Gọi 5 hs lên bảng phát cho mỗi học sinh 1 tấm bìa. Yêu cầu gắn tấm bìa vào tranh cho phù hợp. - Kết luận: Trên đây là 4 loại đường giao thông... - Hs suy nghĩ và trả lời. 3. Hoạt động 2: Nhận biết các phương tiện giao thông : 10' - Treo tranh minh họa trang 40. - Hướng dẫn học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi. - Bức tranh 1 chụp phương tiện gì? - ôtô la loại phương tịên dành cho loại đường nào? Tương tự làm với các bức tranh khác. - Ngoài các phương tiện giao thông đã được nói trên con còn biết phương tiện giao thông nào khác không? Nó dành cho loại đường nào? - Kể tên các loại đường giao thông có ở địa phương? - Giáo viên kết luận: Đường bộ là đường dành cho người đi bộ, xe ngựa, xe đạp, xe máy, ôtô... Đường sắt dành cho tàu hoả. Đường thuỷ dành cho thuyền, phà, ca nô, tàu thuỷ... Đường hàng không dành cho máy bay. - Hs suy nghĩ và trả lời. 4. Hoạt động 3: Nhận biết một số loại biển báo: 10' - Hướng dẫn hs quan sát 5 loại biển báo. - Yêu cầu hs chỉ và nói tên từng loại biển báo. Hướng dẫn các em cách đặt câu hỏi để phân biệt các loại biển báo. - Biển báo này có hình gì? Màu gì? - Đố bạn loại biển báo giao thông nào thường có màu xanh? - Loại biển báo nào có màu đỏ? - Bạn phải làm gì khi gặp loại biển báo này? - Trên đường đi học con có nhìn thấy biển báo giao thông không? Nói tên những biển báo mà con nhìn thấy? - Theo con tại sao chúng ta cần phải nhận biết một số loại biển báo giao thông? - Giáo viên kết luận - Hs suy nghĩ và trả lời. 4. Củng cố: 2' - Cho hs trả lời câu hỏi SGK. - Gv nhận xét tiết học, nhắc học sinh về nhà làm bài tập. - Hs thực hiện. ___________________________________________________________________ Ngày soạn: tháng năm 2009 Ngày giảng: Thứ sáu ngày tháng năm 2009 MÔN: TOÁN BÀI 92 LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Củng cố kĩ năng thực hành tính trong bảng nhân 2. - Áp dụng bảng nhân 2 để giải bài toán có lời văn bằng một pháp tình nhân. - Củng cố tên gọi thành phần và kết quả trong phép nhân. II. Đồ dùng dạy học: - VBT. III. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: 3' - Gọi 2 học sinh lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 2. Hỏi học sinh về kết quả cuả một phép nhân bất kỳ trong bảng. - Nhận xét, cho điểm. - Hs thực hiện. 2. Dạy và học: 2.1. Giới thiệu bài: 1' 2.2. Luyện tập: 30' Bài 1: - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Chúng ta điền mấy vào ô trống?Vì sao? - Nhận xét và kết luận. Bài 2: - Yêu cầu học sinh đọc mẫu và tự làm. - Kiểm tra bài tập của một số học sinh. Bài 3: - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu học sinh tự làm, - Gọi hs nhận xét bài làm của bạn trên bảng. Bài 4: - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu học sinh đọc cột thứ hai. -Hỏi: Dòng cuối cùng trong bảng là gì? - Tích là gì? - Yêu cầu học sinh tự làm sau đó chữa bài. - Hs làm các bài tập. 3. Củng cố: 2' - Yêu cầu học sinh ôn lại bảng nhân 2. - Tổng kết giờ học. - Hs nghe và thực hiện. ______________________________________ MÔN: CHÍNH TẢ (NGHE VIẾT) THƯ TRUNG THU I. Mục tiêu: - Nghe viết đúng 1 đoạn của bài Thư Trung thu; Biết viết hoa chữ đầu tên bài, đầu câu và tên riêng của người. - Luyện viết đúng các tiếng có l/n ; dấu hỏi hay dấu ngã. II. Đồ dùng dạy học: - VBT. III. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: 3p - 2 học sinh viết lên bảng lớp, cả lớp viết bảng con hoặc giấy nháp các từ sau: con dao, dè dặt, giặt giũ quần áo, xin lỗi, bật khóc. - Giáo viên nhận xét, chấm điểm. - Học sinh thực hiện. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 1p Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu bài tập. - Học sinh nghe. 2. Hướng dẫn nghe - viết: 2.1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị: 6p - Giáo viên đọc đoạn trích. - Giúp học sinh nắm nội dung bài: + Đoạn trích này ở bài tập đọc nào? + Bài thơ của Bác Hồ có những từ xưng hô nào? + Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao? - Hướng dẫn học sinh nhận xét: + Bài chính tả có những chữ nào phải viết hoa? + Khi xuống dòng, chữ đầu câu viết như thế nào? - Học sinh tập viết chữ ghi tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: ngoan ngoãn, kháng chiến, xứng đáng... 2.2. Giáo viên đọc, học sinh viết bài vào vở: 10p - Giáo viên nhắc học sinh nghe cho chính xác, viết chữ rõ ràng, đúng chính tả, trình bày đúng. 2.3. Soát bài, chấm chữa bài:3p - 2 học sinh đọc lại. - Bài: Thư Trung thu - Học sinh viết bài vào vở. 3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả: 10p Bài 2: - Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài. - Học sinh làm miệng. - Chia bảng lớp làm 2 cột mời 2 nhóm lên thi tiếp sức. Từng học sinh của nhóm tiếp nối nhau lên bảng viết các từ có tiếng mang vần l/n. - Giáo viên và học sinh nhận xét. Bài 3a: - 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Một số học sinh làm bài trên bảng phụ, cả lớp làm vào VBT. - Chữa bài. - Học sinh làm bài. . 4. Củng cố, dặn dò: 1p - Giáo viên nhận xét tiết học. - Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài. - Học sinh nghe và thực hiện. _______________________________________ MÔN: TẬP LÀM VĂN ĐÁP LỜI CHÀO, LỜI TỰ GIỚI THIỆU I. Mục đích 1. Rèn kĩ năng nghe và nói: Nghe và biết đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu phù hợp với tình huống giao tiếp. 2. Rèn kĩ năng viết: điền vào đúng các lời đáp vào chỗ trống trong đoạn đối thoại có nội dung chào hỏi và tự giơí thiệu. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ SGK. - VBT. III. Các hoạt động dạy và học: 1. Giới thiệu bài:1' - Bài học hôm nay các em sẽ học cách đáp lời chào hoặc tự giới thiệu của người khác như thế nào cho lịch sự, văn hoá. - Hs nghe. 2. Hướng dẫn làm bài tập 2.1. Bài tập 1 - 1 hs đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm lại, quan sát từng tranh đọc lời của chị phụ trách trong 2 tranh. - 1 hs đọc lơì chào của chị phụ trách; Lời tự giới thiệu của chị. - Gv cho từng nhóm hs thực hành đối đáp trước lớp theo tranh. Gợi ý cho hs cần nói lời đáp với thái độ lịch sự, lễ độ, vui vẻ. Sau mỗi nhóm làm bài thực hành, cả lớp và gv nhận xét. 2.2. Bài tập 2 - 1 hs đọc yêu cầu. - Gv nhắc lại hs suy nghĩ về tình huống bài tập nêu ra. - 3 cặp hs thực hành tự giới thiệu - đáp lời tưh giới thiệu theo 2 tình huống. - Cả lớp bình chọn những bạn xử đúng - hay. 2.3. Bài tập 3 - Gv nêu yêu cầu viết. - Cho 1 hs cùng mình đối thoại. Gợi ý hs cần đáp lại lời chào,lời tự giới thiệu của mẹ bạn thể hiện thái độ lịch sự, niềm nở, lễ độ. - Hs điền lời đáp của Nam vào VBT. - Nhiều hs đọc bài viết. Cả lớp và gv nhận xét. - Hs làm bài tập. 3. Củng cố: 1' - Gv nhắc lại nội dung chính của bài học. - Nhận xét tiết học. - Hs nghe và thực hiện. _______________________________________ SINH HOAÏT CUOÁI TUAÀN I. Đánh giá các hoạt động của tuần 19 * Gọi lần lượt từng học sinh mắc nhiều lỗi trong tuần tự nhận xét bản thân. - Nề nếp ra vào lớp: các em đã thực hiện tốt. Đặc biệt lớp đã kiểm tra được vệ sinh của các bạn và đồng phục của các bạn trước khi vào lớp. Đó là những việc cần phát huy. - Nề nếp xếp hàng ra vào hoạt động giữa giờ: Lớp đã khẩn trương, nhanh chóng xếp hàng, múa hát nghiêm túc. Cần phát huy. - Nề nếp ôn bài 15 phút đầu giờ: Lớp đã kiểm tra bài làm, đồ dùng học tập của các bạn và hầu như lớp thực hiện nghiêm túc. - Nề nếp chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp: các tổ trưởng nhận xét dựa vào sổ theo dõi. - Nề nếp học trong lớp: lớp đã chú ý nghe giảng, hiểu bài và làm bài theo đúng yêu cầu của cô giáo. Tuy nhiên một số bạn còn châmh chạp hơn cần cố gắng. - Thöïc hieän thi cuoái hoïc kì I nghieâm tuùc, baûo ñaûm chaát löôïng. Tieáp tuïc phaùt huy coá gaéng vöôn leân trong hoïc kì II. II. Phương hướng học kì II - Chào mừng đón năm mới với nhiều bông hoa điểm mười. Thực hiện không đốt pháo. - Nghỉ tết không quên nhiệm vụ học tránh sao lãng kiến thức sau những ngày nghỉ tết dài. - Tiếp tục phát huy những gì đã làm được ở học kì I. - Khắc phục những tình trạng lười học bài, không chuẩn bị bài trước khi đến lớp... - Thi dành nhiều điểm mười giữa các nhóm học tập. Đánh giá giáo án của tổ trưởng

File đính kèm:

  • doctuan 19 Thu.doc
Giáo án liên quan