Giáo án lớp 2 Tuần 19 - môn Toán: Tiết 90: Tổng của nhiều số

Mục tiêu:

 - Nhận biết tổng của nhiều số.

 - Biết cách tính tổng của nhiều số.

 B. Hoạt động dạy học:

I. Ổn định tổ chức:

II. KTBC: Gọi 2 H/S lên bảng làm bài tập sau. Y/c cả lớp làm vào bảng con.

Tính: 22 + 5 = 3 + 12 + 14 =

III. Bài mới:

1. Giới thiệu bài

 

doc20 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1114 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 2 Tuần 19 - môn Toán: Tiết 90: Tổng của nhiều số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thêm 2 rồi viết số thích hợp vào ô trống: - Thảo luận câu hỏi và trả lời. - Thực hiện theo y/c của GV. - Làm bài tập. - 5 H/S đọc thuộc lòng bảng nhân 2. *********************** Chính tả( Nghe - viết) Thư Trung thu(Tr11) A. Mục tiêu: - Nghe – viếtchính xác bài CT, trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ. - Làm được BT (2)a / b, hoặc BT(3) a / b. - HS khá, giỏi làm được hết các bài tập. B. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ, giấy khổ to viết nội dung bài 3. C. Các hoạt động dạy học: I. ổn định tổ chức: II. KTBC: 2,3 HS viết bảng lớp, cả lớp viết giấy nháp: lưỡi trai, lá lúa, năm, nằm. III. Bài mới: 1. G th b: 2. HD học sinh nghe - viết: a. HD học sinh chuẩn bị: - GV đọc 12 dòng thơ của Bác. 2,3 HS đọc lại. - Hỏi nội dung: + Nội dung bài thơ nói điều gì? - HD học sinh nhận xét: + Bài thơ của Bác Hồ có những từ xưng hô nào? + Những chữ nào trong bài phải viết hoa?Vì sao? - HS viết bảng con những tiếng dễ viết sai: b. GV đọc, HS viết bài. c. Chấm, chữa bài. 3. HS làm bài tập: * Bài 1(a): - GV cho HS đọc yêu cầu, quan sát tranh. - GV phân biệt để HS không nhầm lẫn khi viết chữ có âm đầu l/ n. Bài 3: - GV cho HS đọc yêu cầu. - GV dán bảng 3,4 tờ phiếu khổ to đã viết nội dung BT 3. - Tổ chức cho HS thi làm bài đúng, nhanh. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. - GV phân biệt chính tả để HS không nhầm lẫn khi viết chữ có âm đầu l/ n. - Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Bác mong thiếu nhi cố gắng học hành, tuổi nhỏ làm việc nhỏ tuỳ theo sức của mình để tham gia kháng chiến, gìn giữ hoà bình, xứng đáng là cháu Bác Hồ. - Bác, các cháu. - chữ Bác viết hoa để tỏ lòng tôn kính. ba chữ Hồ Chí Minh là tên giêng (ngoan ngoãn, tuổi, tuỳ, gìn giữ). - HS làm bài theo nhóm. - 3 HS lên bảng thi viết đúng, phát âm dúng tên các vật trong tranh : + chiếc lá, quả na, cuộn len, cái nón. a. - lặng lẽ, nặng nề. b. - thi đỗ, đổ rác. - lo lắng, đói no. - giả vờ, giã gạo. IV. Củng cố, dặn dò: Nhận xét,đánh giá giờ học. Dặn chuẩn bị bài tiết sau. *************************** Đạo đức Bài9: Trả lại của rơi (tiết1-tr 29) A. Mục tiêu: - Biết : Khi nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại của rơi cho người mất. - Biết: Trả lại của rơi cho người mất là thật thà, được mọi người quý trọng. - Quý trọng những người thật thà, không tham của rơi. B. Tài liệu và phương tiện: Tranh cho tình huống hoạt động 1. Bài hát “ Bà còng”; Phiếu bài tập. C. Hoạt động dạy học: I. ổn định tổ chức: II. KTBC: Thông báo kết quả kì I. III. Bài mới: 1.Giới thiệu bài 2.Hướng dẫn nội dung: a/Hoạt động 1:Thảo luận phân tích tình huống. -Y/C H/S quan sát tranh và cho biết nội dung tranh. - Giới thiệu tình huống. -Tóm tắt các giải pháp: Tranh giành nhau; Chia đôi; tìm cách trả lại cho người mất; dùng làm việc từ thiện; dùng để tiêu chung. -Y/C H/S lựa chọn tình huống *Kết luận:Khi nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại người mất. b/Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ - Phát phiếu học tập y/c H/S làm bài - Đọc từng ý kiến, y/c H/S bày tỏ ý kiến bằng việc giơ thẻ. *Kết luận:Các ý kiến a,c là đúng Các ý b, d, đ là sai. c/Hoạt động 3: -Bật băng cho H/S nghe bài hát: Bà Còng -Y/C H/S tự đưa ra câu hỏi thảo luận cho nội dung bài. *Kết luận:Bạn Tôm, Tép nhặt được của rơi trả lại mgười mất là thật thà - Quan sát tranh và nêu nội dung tranh - Nghe và phán đoán tình huống - Làm việc theo nhóm; đại diện nhóm báo cáo. Sau đó so sánh kết quả các giải pháp. -Nghe - Nhận phiếu và làm bài tập -Nghe các ý kiến, giơ thẻ và cho biết lý do. -Nghe - Nghe hát - Thảo luận nhóm đôi - Nghe IV. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét, đánh giá giờ học. - Hướng dẫn thực hành ở nhà: Sưu tầm các bài thơ, bài hát, ca dao tục ngữ nói về không tham của rơi. **************************** Tập viết Bài 19: Chữ hoa P (Tr 9) A. Mục tiêu: Viết đúng chữ hoa P (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Phong (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Phong cảnh hấp dẫn (3lần). B. Đồ dùng: Mẫu chữ, viết mẫu cụm từ ứng dụng: Phong cảnh hấp dẫn C. Hoạt động dạy học: I.ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: III. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Bài mới: a/Hướng dẫn viết chữ hoa - Y/C H/S quan sát và nhận xét theo gợi ý sau: +Chữ P hoa cỡ vừa cao mấy li? Gồm mấy nét? Là những nét nào? + Chúng ta đã học chữ nào có nét móc ngược trái? - Y/C H/S nêu quy trình viết nét móc ngược trái. - Nêu quy trình viết chữ hoa P và viết mẫu - Y/C H/S viết chữ P hoa vào không trung và vào bảng con. Sửa cho H/S. b/Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng. - Y/C H/S đọc cụm từ ứng dụng và giải nghĩa cụm từ ứng dụng. - Hãy kể tên phong cảnh hấp dẫn mà con biết. -Cụm từ có mấy chữ là những chữ nào? - Những chữ nào có cùng chiều cao với chữ P hoa? -Các con chữ còn lại cao mấy li? - Y/C H/S nêu khoảng cách giữa các chữ. -Y/C H/S viết chữ Phong vào bảng con. c/Hướng dẫn H/S viết vào vở tập viết. - Quan sát và đưa ra lời nhận xét. + Chữ P hoa cao 5 li.Chữ P hoa gồm 2 nét: Nét móc ngược trái và nét cong tròn +Chữ hoa B -Nhiều H/S nêu quy trình. - Theo dõi quan sát. - Viết bảng. -Đọc và giải nghĩa: Phong cảnh đẹp, mọi người ai cũng muốn đến thăm. - H/S nối tiếp nhau nêu. - Có 4 chữ ghép lại với nhau - Chữ G, H cao 2 li rưỡi. -Chữ p, d cao 2 li các chữ còn lại cao1 li. - Nêu: Bằng 1 con chữ o - Viết bảng. - H/S mở vở viết bài. III. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn chuẩn bị tiết sau. .. Thứ sáu ngày tháng năm 20 Toán Tiết 94: Luyện tập (tr 96) A. Mục tiêu: - Thuộc bảng nhân 2. - Biết vận dụng bảng nhân 2 để thực hiện phép tính nhân (trong bảng nhân 2). - Biết giải bài toán có một phép tính nhân (trong bảng nhân 2). - Biết thừa số, tích. - HS khá, giỏi: thuộc bảng nhân 2 tại lớp B. Đồ dùng dạy học:- Bảng phụ viết nội dung bài 1. C. Các hoạt động dạy học: I. KTBC:- 2,3 HS đọc thuộc bảng nhân 2. II. Bài mới: 1. G th b: 2. HD học sinh làm bài tập: Bài 1: - HS đọc yêu cầu. - GV treo bảng phụ ghi sẵn nội dung BT. - Tổ chức cho HS thi tiếp sức. - Củng cố cho HS thuộc bảng nhân 2. Bài 2: - HS làm bảng con. - Rèn kĩ năng tính liên quan đến bảng nhân 2. - GV lưu ý cho HS những BT có ghi danh số. Bài 3: - HS tự làm vở. - GV cho HS lên bảng chữa bài. - Củng cố cho HS giải toán đố. Bài 5: - GV tổ chức cho HS nêu kết quả tiếp sức. - Củng cố cho HS bảng nhân 2. HS khá, giỏi làm bài Bài 4*:HS nêu được kết quả của bảng nhân 2. III. Củng cố, dặn dò: Nhận xét,đánh giá giờ học. Dặn chuẩn bị tiết sau. . Tập làm văn Đáp lời chào, lời tự giới thiệu(Tr12) A. Mục tiêu: - Biết nghe và đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản (BT1,BT2). - Điền đúng lời đáp vào ô trống trong đoạn đối thoại (BT3). B. Đồ dùng dạy học : - Tranh minh hoạ 2 tình huống trong SGK. C. Các hoạt động dạy học: I. KTBC: - KT sự chuẩn bị của HS . II. Bài mới: 1. G th b: 2. HD học sinh làm bài tập: Bài 1:(miệng) - 1 HS đọc yêu cầu. - Một HS đọc lời chào của chị phụ trách (trong tranh1),lời giới thiệu của chị (trong tranh 2). - GV gợi ý cho HS cần nói lời đáp với thái độ lịch sự, lễ độ, vui vẻ. - GV cho từng nhóm thực hành đối đáp trước lớp theo hai tranh . - Cả lớp và GV nhận xét. Bài 2: ( miệng) - 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp theo dõi trong SGK. - GV nhắc HS suy nghĩ về tình huống bài tập. - GV cho học sinh làm mẫu 1 trường hợp, cả lớp nhận xét cách xử sự đúng : + HS biết xử sự trong trường hợp bố mẹ có nhà. + HS biết xự sự trong trường hợp bố mẹ vắng nhà. Bài 3:( viết) - GV nêu yêu cầu, cả lớp theo dõi trong SGK. - 1 cặp HS lên bảng thực hành đối đáp. - GV hướng dẫn HS cách trình bày. - HS thực hành viết bài . III. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét, đánh giá giờ học. - HS về nhà xem lại bài. .. Thủ công Bài 11: Cắt, gấp,trang trí thiếp chúc mừng( Tiết 1-tr229) A.Mục tiêu: - Biết cách cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng. - Cắt, gấp và trang trí được thiếp chúc mừng. Có thể gấp, cắt thiếp chúc mừng theo kích thước tuỳ chọn. Nội dung và kích thước trang trí có thể đơn giản. - Với học sinh khéo tay: Cắt, gấp, trang trí được thiếp chúc mừng. Nội dung và hình thức trang trí phù hợp, đẹp. B. Chuẩn bị: GV có một số mẫu thiếp chúc mừng. Quy trình gấp, cắt, trang trí thiếp chúc mừng. -H/S có giấy màu, kéo, hồ dán, bút chì, bút màu, thước kẻ. C. Hoạt động dạy học: I. KTBC: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. II. Bài mới: 1/Hướng dẫn H/S quan sát và nhận xét: - Treo vật mẫu y/c H/S quan sát - Gợi ý nhận xét: + Thiếp chúc mừng có hình gì? +Mặt thiếp có trang trí và ghi nội dung chúc mừng ngày gì? + Em hãy kể tên những thiếp chúc mừng mà em biết? - Nhận xét chung. 2/Hướng dẫn: - Bước 1: Cắt, gấp thiếp chúc mừng Cắt tờ giấy hình chữ nhật dài 20 ô, rộng 15 ô. Gấp đôi tờ giấy theo chiều rộng được hình thiếp chúc mừng có kích thước rông 10 ô, dài 15 ô. - Bước 2: Trang trí thiếp chúc mừng 3/Tổ chức cho H/S tập cắt, gấp trang trí thiếp chúc mừng. - Quan sát mẫu - Trả lời theo y/c - Nghe. - Quan sát GV làm và nêu lại các bước để làm thiếp chúc mừng. - Thực hiện theo y/c của GV( Làm việc cá nhân). III. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học và dặn dò chuẩn bị cho tiết học sau. ************************** Kiểm điểm cuối tuần 19 : I. Nhận xét tuần qua: - Duy trì nền nếp lớp tốt, tham gia các hoạt động ra vào lớp đúng quy định. - Một số bạn gương mẫu trong học tập, và các hoạt động khác của lớp: Bình, Linh,Đức... - Có nhiều bạn học tập chăm chỉ, đi học đúng giờ, chuẩn bị sách vở chu đáo, làm bài tập đầy đủ: Bình, Cường... * Tồn tại: - Còn hiện tượng mất trật tự chưa chú ý nghe giảng: Tuấn Anh, Nam... - Còn có bạn chưa học bài ở nhà, và chưa chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp nên kết quả học tập chưa cao:Sinh, Đào, Đạt... II. Phương hướng tuần tới: - Duy trì mọi nền nếp lớp cho tốt. - Khắc phục các hạn chế đã nêu trên. - Các tổ tiếp tục thi đua học tập, giữ vững nền nếp lớp. - Thực hiện mặc đồng phục đúng quy định. - Rèn toán cho em Đạt, Đảm... - Rèn chữ viết cho em : Phượng, Thành... III. HS sinh hoạt văn nghệ:

File đính kèm:

  • docTuan 19.doc
Giáo án liên quan