I. Mục tiêu:
- On luyện tập đọc và học thuộc lòng.
- Đọc trơn được các bài tập đọc đã học. Tốc độ 45 phụ chữ/ phút. Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các dấu câu và giữa các cụm từ.
- On luyện về cách viết tự thuật theo mẫu.
II. Chuẩn bị
- GV: Phiếu viết tên các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học. Bảng viết sẵn câu văn bài tập 2. Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.
- HS: SGK.
21 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1471 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 18 Trường Tiểu học Thạnh Quới B, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iếu ghi tên, đoạn thơ cần kiểm tra học thuộc lòng.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
3. Bài mới
Giới thiệu: (1’)
Nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Oân luyện tập đọc và học thuộc lòng
Gọi HS lên bảng bốc thăm bài tập đọc.
Theo dõi HS đọc chỉnh sửa lỗi sai cho các em nếu có và chấm điểm khuyến khích:
+ Đọc đúng từ đúng tiếng: 7 điểm.
+ Nghỉ ngơi đúng, giọng đọc phù hợp: 1,5 điểm.
+ Đạt tốc độ 45 tiếng/ 1 phút: 1,5 điểm.
v Hoạt động 2: Oân luyện cách nói câu đồng ý, không đồng ý.
Gọi 1 HS đọc đề bài.
Yêu cầu 2 HS làm mẫu tình huống 1.
Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thực hành theo tình huống, sau đó gọi một số nhóm trình bày.
Nhận xét và cho điểm từng cặp HS.
v Hoạt động 3: Viết khoảng 5 câu nói về một bạn lớp em.
Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
Yêu cầu HS tự làm bài sau đó gọi một số em đọc bài làm và chỉnh sửa lỗi cho các em, nếu có.
Chấm điểm một số bài tốt.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét chung về tiết học.
Chuẩn bị: Tiết 9
Hát
7 đến 8 HS lần lượt lên bảng, bốc thăm chọn bài tập đọc sau đó đọc 1 đoạn hoặc cả bài như trong phiếu đã chỉ định.
1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
Làm mẫu: Ví dụ với tình huống a):
+ HS 1 (vai bà): Hà ơi, xâu giúp bà cái kim!
+ HS 2 (vai cháu): Vâng ạ! Cháu sẽ giúp bà ngay đây ạ!/ Vâng ạ! Bà đưa kim đây cháu xâu cho ạ! . . .
Tình huống b):
+ HS 1: Ngọc ơi! Em nhặt rau giúp chị với!
+ HS 2: Chị chờ em một lát. Em xong bài tập sẽ giúp chị ngay./ Chị ơi, một tí nữa em giúp chị được không? Em vẫn chưa làm xong bài tập …
Tình huống c):
+ HS 1: Hà ơi! Bài khó quá, cậu làm giúp tớ với.
+ HS 2: Đây là bài kiểm tra, mình không thể làm giúp bạn được, bạn thông cảm.
Tình huống d):
+ HS 1: Ngọc ơi, cho tớ mượn cái gọt bút chì.
+ HS 2: Đây, cậu lấy mà dùng./ Đây nó đây./ Oâi mình để quên nó ở nhà rồi, tiếc quá…
1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
Làm bài và đọc bài làm.
MÔN: TOÁN
Tiết: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Giúp HS củng cố, khắc sâu về:
Cộng trừ các số trong phạm vi 100
Tính giá trị biểu thức có đến 2 dấu tính.
2Kỹ năng: Giải bài toán về kém hơn.
Tính chất giao hoán của phép cộng.
Ngày trong tuần, ngày trong tháng.
3Thái độ: Ham thích học Toán.
II. Chuẩn bị
GV: SGK. Bảng phụ.
HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Luyện tập chung.
Sửa bài 5.
GV nhận xét.
3. Bài mới
Giới thiệu: (1’)
GV giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Oân tập
Phương pháp: Trực quan, thực hành.
ị ĐDDH: Bảng phụ.
Bài 1:
Yêu cầu HS đặt tính rồi thực hiện tính. 3 HS lên bảng làm bài.
Yêu cầu nêu cách thực hiện các phép tính:
38 + 27; 70 – 32; 83 –8.
Nhận xét và cho điểm HS
Bài 2:
Yêu cầu HS nêu cách thực hiện tính giá trị biểu thức có đến 2 dấu phép tính rồi giải.
12 + 8 + 6 = 20 + 6
= 26
36 + 19 – 19 = 55 –1 9
= 36
Nhận xét và cho điểm HS.
v Hoạt động 2: Giải bài toán về kém hơn.
Phương pháp: Trực quan, thực hành.
ị ĐDDH: Bảng phụ.
Bài 3:
Yêu cầu HS đọc đề bài.
Bài toán thuộc dạng toán gì? Vì sao?
Yêu cầu HS tóm tắt và làm bài.
Tóm tắt
70 tuổi
Oâng /-------------------------/---------/
Bố /-------------------------/ 32 tuổi
? tuổi
v Hoạt động 3: Tính chất giao hoán của phép cộng.
Phương pháp: Trực quan, thực hành.
ị ĐDDH: Bảng phụ.
Bài 4:
Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
Viết lên bảng: 75 + 18 = 18 + £
Điền số nào vào ô trống?
Vì sao?
Yêu cầu HS làm bài tiếp.
Bài 5:
Cho HS tự trả lời. Nếu còn thời gian GV cho HS trả lời thêm các câu hỏi:
+ Hôm qua là thứ mấy? Ngày bao nhiêu và của tháng nào?
+ Ngày mai là thứ mấy? Ngày bao nhiêu của tháng nào?
+ Ngày kia là thứ mấy? Ngày bao nhiêu và của tháng nào?
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Thi HK1.
- Hát
- 2 HS lên bảng sửa bài. HS sửa bài.
Đặt tính rồi tính.
3 HS trả lời.
Thực hành tính từ trái sang phải.
Làm bài.
25 + 15 – 30 = 40 – 30
= 10
51 – 19 –18 = 32 – 18
= 14
Đọc đề bài.
Bài toán về ít hơn. Vì kém có nghĩa là ít hơn.
Giải bài toán
Bài giải
Số tuổi của bố là:
70 – 32 = 38 (tuổi)
Đáp số: 38 tuổi
Điền số thích hợp vào ô trống.
Quan sát.
Điền số 75.
Vì 75 + 18 = 18 + 75. Vì khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không đổi
44 + 36 = 36 + 44
37 + 26 = 26 + 37
65 + 9 = 9 + 65
- HS trả lời. Bạn nhận xét.
THỂ DỤC
ÔN TẬP
-----------------------------------------
TIẾNG VIỆT
KIỂM TRA
THỨ SÁU NGÀY 7 THÁNG 1 NĂM 2004
TIẾNG VIỆT
KIỂM TRA
-----------------------------------------
MỸ THUẬT
VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẴN
----------------------------------------
TOÁN
KIỂM TRA
--------------------------------------
MÔN: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Tiết: GIỮ TRƯỜNG HỌC SẠCH ĐẸP
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Nhận biết được thế nào là lớp học sạch đẹp.
2Kỹ năng: Biết tác dụng của việc giữ cho trường học sạch đẹp đối với sức khoẻ và học tập.
Làm một số công việc đơn giản để giữ trường học sạch đẹp như: quét lớp, quét sân trường, tưới và chăm sóc cây xanh của trường.
3Thái độ: Có ý thức giữ trường lớp sạch đẹp và tham gia vào những hoạt động làm cho trường học sạch đẹp.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh, ảnh trong SGK trang 38, 39. Một số dụng cụ như: Khẩu trang, chổi có cán, xẻng hót rác, gáo múc nước hoặc bình tưới. Quan sát sân trường và các khu vực xung quanh lớp học và nhận xét về tình trạng vệ sinh ở những nơi đó trước khi có tiết học.
HS: SGK. Vật dụng.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Phòng tránh té ngã khi ở trường.
Kể tên những hoạt động dễ gây nguy hiểm ở trường?
Nên và không làm gì để phòng tránh tai nạn khi ở trường?
GV nhận xét.
3. Bài mới
Giới thiệu: (1’)
Giữ trường học sạch đẹp.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Nhận biết trường học sạch đẹp và biết giữ trường học sạch đẹp.
Phương pháp: Trực quan, thảo luận.
ị ĐDDH: Tranh.
Bước 1:
Treo tranh ảnh trang 38, 39.
Hướng dẫn HS quan sát tranh ảnh và trả lời câu hỏi:
Tranh 1:
Bức ảnh thứ nhất minh họa gì?
Nêu rõ các bạn làm những gì?
Dụng cụ các bạn sử dụng?
Việc làm đó có tác dụng gì?
Tranh 2:
Bức tranh thứ 2 vẽ gì?
Nói cụ thể các công việc các bạn đang làm?
Tác dụng?
Trường học sạch đẹp có tác dụng gì?
Bước 2:
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Trên sân trường và xung quanh trường, xung quanh các phòng học sạch hay bẩn?
Xung quanh trường hoặc trên sân trường có nhiều cây xanh không? Cây có tốt không?
Khu vệ sinh đặt ở đâu? Có sạch không? Có mùi hôi không?
Trường học của em đã sạch chưa?
Theo em làm thế nào để giữ trường học sạch đẹp?
Kết luận: Nhấn mạnh tác dụng của trường học sạch đẹp.
Nhắc lại và bổ sung những việc nên làm và nên tránh để giữ trường học sạch đẹp.
v Hoạt động 2: Thực hành làm vệ sinh trường, lớp học
Phương pháp: Thực hành
ị ĐDDH: Vật dụng.
Bước 1:
Phân công việc cho mỗi nhóm.
Phát cho mỗi nhóm một số dụng cụ phù hợp với từng công việc.
Hướng dẫn HS biết cách sử dụng dụng cụ hợp lí để đảm bảo an toàn và giữ vệ sinh cơ thể. VD: Đeo khẩu trang, dùng chổi có cán dài, vẩy nước khi quét lớp, quét sân hoặc sau khi làm vệ sinh trường, lớp; nhổ cỏ … phải rửa tay bằng xà phòng.
Bước 2:
Tổ chức cho các nhóm kiểm tra đánh giá.
Đánh giá kết quả làm việc.
Tuyên dương những nhóm và cá nhân làm tốt.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Sau bài học ngày hôm nay em rút ra được điều gì?
Kết luận: Trường lớp sạch đẹp sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh và học tập tốt hơn.
Chuẩn bị: Bài 19.
Hát
- HS nêu, bạn nhận xét.
HS quan sát theo cặp các hình ở trang 38, 39 SGK và trả lời các câu hỏi.
Cảnh các bạn đang lao động vệ sinh sân trường.
Quét rác, xách nước, tưới cây…
Chổi nan, xô nước, cuốc, xẻng…
Sân trường sạch sẽ
Trường học sạch đẹp.
Vẽ cảnh các bạn đang chăm sóc cây hoa.
Tưới cây, hái lá khô già, bắt sâu…
Cây mọc tốt hơn, làm đẹp ngôi trường.
Bảo vệ sức khoẻ cho mọi người, GV, HS học tập giảng dạy được tốt hơn.
Nhớ lại kết quả, quan sát và trả lời.
Không viết, vẽ bẩn lên bàn, lên tường.
Không vứt rác, không khạc nhổ bừa bãi.
Không trèo cây, bẻ cành, hái vứt hoa, dẫm lên cây.
Đại, tiểu tiện đúng nơi qui định
Tham gia vào các hoạt động làm vệ sinh trường lớp, tưới chăm sóc cây cối.
Làm vệ sinh theo nhóm.
Phân công nhóm trưởng.
Các nhóm tiến hành công việc:
+ Nhóm 1: Vệ sinh lớp.
+ Nhóm 2: Nhặt rác, quét sân trường
+ Nhóm 3: Tưới cây xanh ở sân trường
+ Nhóm 4: Nhổ cỏ, tưới hoa ở sân trường.
Nhóm trưởng báo cáo kết quả.
Các nhóm đi xem thành quả làm việc, nhận xét và đánh giá.
Biết được thế nào là trường lớp sạch đẹp và các biện pháp để giữ gìn trường lớp sạch đẹp,…
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
File đính kèm:
- hjgadfiajsdfoaksfpaskfiouseiofhakfhdkasfklaskf (34).doc