A- YÊU CẦU:
- Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; biết đọc với giọng kể chậm rãi.
- Hiểu ND: Câu chuyện kể về những con vật nuôi trong nhà rất tình nghĩa, rất thông minh, thực sự là bạn của con người. (trả lời được câu hỏi 1, 2, 3). HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4
16 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1095 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 2 Tuần 17 Trường tiểu học Trần Văn Ơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chiếu.
Đoạn 1: Ngắt hơi: Từ khi gà con còn nằm trong trứng, / gà mẹ đã nói chuyện với chúng / bằng cách gõ mỏ lên vỏ trứng, / còn chúng / thì phát tín hiệu nũng nịu đáp lời mẹ. //
- Giải thích : tỉ tê, tín hiệu
Đoạn 3: Đàn con đang xôn xao / lập tức chui hết vào cánh mẹ, / nằm im. //
- Giải thích: Xôn xao, hớn hở
- Lần 3: Đọc liền mạch.
c) Đọc từng đoạn trong nhóm
- Đọc theo nhóm 3
- GV hướng dẫn đọc đúng.
d) Thi đọc giữa các nhóm:
- Các nhóm thi đọc + GV và HS nhận xét
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Câu 1:
- Gà con biết trò chuyện với mẹ từ khi nào?( Từ khi chúng còn nằm trong trứng)
- Khi đó, trò chuyện bằng cách nào? (Gà mẹ gõ lên vỏ trứng, gà con phát tín hiệu nũng nịu).
Câu 2:
- Cách gà mẹ báo cho con biết "Không có gì nguy hiểm". (Kêu đều đều: “cúc, cúc, cúc”).
- Cách gà mẹ báo cho con biết “Lại đây mau các con, mồi ngon lắm!” (Gà mẹ vừa bới vừa kêu nhanh “cúc, cúc, cúc”).
- Cách gà mẹ báo tin cho con biết “Tai hoạ! Nấp mau!” (Gà mẹ xù lông, miệng kêu liên tục, gấp gáp “roóc, roóc”.)
4. Luyện đọc lại:
H: Thi đọc bài
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
T: Bài văn giúp em hiểu điều gì?
- Nhận xét tiết học. Về nhà đọc bài nhiều lần.
- Chú ý quan sát cuộc sống của các vật nuôi trong nhà để biết những điều thú vị, mới lạ.
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập
---------------------=&=----------------------
Toán: ÔN VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ (tiếp theo)
A- YÊU CẦU:
- Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm.
- Thực hiện được phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán về ít hơn, tìm số bị trừ, số trừ, số hạng của một tổng.
B- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
- 1 HS lên bảng làm BT4/ 83
- GV nhận xét, ghi điểm
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập:
T: Hướng dẫn HS lần lượt làm bài rồi chữa bài từ:
Bài 1 (cột 1, 2, 3): Củng cố cộng trừ nhẩm trong bảng.
H: Thi đua nêu kết quả tính nhẩm
- Điền kết quả vào bài 1
Bài 2 (cột 1, 2): HS đặt tính rồi tính
Bài 3: Củng cố về tìm thành phần chưa biết của phép trừ.
H: 3 em nhắc lại.
- Cách tìm số hạng chưa biết
- Cách tìm số bị trừ
- Cách tìm số trừ.
H: Làm bào vào vở
H: 3 em chữa bài. Lớp nhận xét, bổ sung.
Bài 4: 2 em đọc đề toán.
Nhận dạng đề. Bài toán về ít hơn.
H: Phân tích đề. Tóm tắt rồi giải.
Bài giải:
Em cân nặng là:
50 - 16 = 34 (kg)
Đáp số: 34 kg
T: Chấm 10 bài. Nhận xét.
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Xem lại các BT
- Hoàn thành BT vở in sẵn.
---------------------=&=----------------------
Luyện từ và câu: TỪ NGỮ VỀ VẬT NUÔI. CÂU KIỂU: AI THẾ NÀO?
A- YÊU CẦU:
- Nêu được các từ ngữ chỉ đặc điểm của loài vật vẽ trong tranh (BT 1); bước đầu thêm được hình ảnh so sánh vào sau từ cho trước và nói câu có hình ảnh so sánh (BT2, BT3).
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ 4 con vật.
- Thẻ từ viết 4 từ chỉ đặc điểm.
- Vở BT.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
T: Kiểm tra vở BT của HS. Nhận xét.
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
T nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
a) Bài tập 1 (Miệng)
H: 1 em đọc yêu cầu của bài. Lớp đọc thầm.
Quan sát 4 bức tranh.
H: Trao đổi theo cặp. Chọn mỗi con vật trong tranh 1 từ thể hiện đúng đặc điểm của nó.
T: Treo tranh minh hoạ 4 con vật.
H: Gắn từ. Đọc kết quả
T: Chốt lại
1. Trâu khoẻ Thành ngữ: Khoẻ như trâu
2. Rùa chậm Chậm như rùa
3. Chó trung thành Trung thành như chó
4. Thỏ nhanh Nhanh như thỏ.
b) Bài tập 2: (Miệng)
H: 1 em đọc yêu cầu (cả mẫu) Lớp đọc thầm
H: Làm bài cá nâhn.
T: Hướng dẫn HS chơi trò chơi nối tiếp giữa 3 tổ.
VD: Đẹp như tranh, Nhanh như chớp, Trắng như tuyết.
c) Bài tập 3: (Viết)
H: 1 em đọc yêu cầu của bài. Lớp đọc thầm.
H: Làm bài vào vở.
T: Gọi HS đọc bài của mình.
Lớp + GV nhận xét bổ sung.
T: Viết lên bảng.
VD: Mắt con mèo nhà em tròn như hòn bị ve.
Toàn thân nó phủ 1 lớp lông màu tro mịn như nhung.
Hai tai nó nhỏ xíu như hai búp lá non.
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
T: Hệ thống lại bài.
T: Nhận xét tiết học.
---------------------=&=----------------------
Thủ công: GẤP, CẮT, DÁN BIỂN BÁO GIAO THÔNG CẤM ĐỖ XE (Tiết1)
A- YÊU CẦU:
- Biết gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấn đỗ xe.
- Gấp, cắt, dán được biển báo giao thông cấm đỗ xe. Đường cắt có thể mấp mô. Biển báo tương đối cân đối.
- HS yêu thích môn học.
B- CHUẨN BỊ:
- Hình mẫu biển báo giao thông cấm đổ xe.
- Quy trình gấp, cắt, dán.
- Giấy màu, kéo, hồ dán, thước.
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I- KIỂM TRA BÀI CŨ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: Giới thiệu - ghi đề.
2. GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét:
- GV giới thiệu hình mẫu yêu cầu HS so sánh với biển báo đã học.
3. Hướng dẫn mẫu:
Bước 1: Gấp, cắt, dán biển báo cấm đổ xe.
- Gấp, cắt hình tròn màu đỏ từ hình vuông có cạnh 6 ô.
- Gấp cắt hình tròn màu xanh từ hình vuông có cạnh 4 ô.
- Cắt HCN màu đỏ có chiều dài 4 ô rộng 1 ô.
- Cắt HCN màu khác có chiều dài 10 ô rộng 1 ô làm chân BB
Bước 2: Dán biển báo cấm đổ xe.
- Dán chân biển báo trên tờ giấy trắng (H.1)
- Dán hình màu đỏ chờm lên chân biển báo khoảng 1/2 ô (H.2)
- Dán hình tròn màu xanh ở giữa hình tròn đỏ (H.3)
- Dán chéo HCN màu đỏ vào giữa hình tròn màu xanh (H.4)
* HS tập cắt, dán.
- GV theo dõi giúp đỡ Những HS còn chậm.
4. Tổng kết:
T: Nhận xét. Thu dọn vệ sinh.
- Về nhà chuẩn bị giấy tiết sau gấp tiếp
---------------------=&=----------------------
Ngày soạn: 27/12/2009
Ngày dạy: Thứ năm ngày 31 tháng 12 năm 2009
Thể dục: TRÒ CHƠI: “VÒNG TRÒN” VÀ “BỎ KHĂN”
A- YÊU CẦU:
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
B- CHUẨN BỊ:
- Sân trường.
- Kẻ 3 vòng tròn đồng tâm, khăn.
C- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
I. Phần mở đầu:
T: Phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học.
H: Khởi động
- Xoay cổ chân, đầu gối, xoay hông.
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc: 70 – 80m.
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu:
* Ôn bài thể dục: 1 lần.
II. Phần cơ bản:
- Ôn trò chơi "Vòng tròn: 6 – 8 phút
T: Nhắc lại cách chơi
Điểm số
H: Chơi. T theo dõi xem tổ nào nhảy đúng.
- Ôn trò chơi "Bỏ khăn" :6 – 8 phút.
T: Nhắc lại cách chơi.
- Chia HS trong lớp thành 2 tổ, phân địa điểm, chỉ định cán sự điều khiển.
T: Điều khiển các tổ giúp đỡ, uốn nắn
III. Phần kết thúc:
* Đi đều theo 3 hàng dọc và hát
- Một số động tác hồi tĩnh.
- GV cùng HS hệ thống bài.
T: Nhận xét giờ học. Về nhà chơi trò chơi bổ ích.
---------------------=&=----------------------
Tập viết: CHỮ HOA Ô - Ơ
A- YÊU CẦU:
- Viết đúng 2 chữ hoa Ô, Ơ (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ - Ô hoặc Ơ), chữ và câu ứng dụng: Ơn ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Ơn sâu nghĩa nặng (3 lần).
- Rèn kĩ năng viết.
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mẫu chữ cái viết hoa Ô - Ơ.
- Bảng phụ viết sẵn: Ơn sâu nghĩa nặng.
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
I- KIỂM TRA BÀI CŨ: 2 em lên viết lại chữ O hoa
Lớp nhận xét, bổ sung thêm.
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS viết chữ hoa.
- Luyện viết chữ hoa:
H: Quan sát, nhận xét. Các chữ hoa Ô - Ơ gần giống chữ O chỉ thêm dấu phụ. Ô thêm dấu mũ, Ơ thêm dấu râu.
T: HD quy trình viết trên khung chữ, trên dòng kẻ:
- Cách viết: Chữ Ô: Viết chữ O hoa thêm dấu mũ.
- Chữ Ơ viết O hoa sau đó thêm dấu râu.
H: Viết bảng con vài lần.
- Luyện viết từ ứng dụng:
T: Giới thiệu cho HS nhận biết
T: HD cách viết
T: Viết mẫu và nhắc lại cách viết.
H: Viết bảng con
- Luyện viết câu ứng dụng:
H: Đọc câu ứng dụng.
T: Giúp HS hiểu : Có tình nghĩa sâu nặng với nhau.
T: Trong câu ứng dụng có chữ nào viết hoa? (Ơn)
H: Viết bảng: Ơn
3. Hướng dẫn viết vở tập viết:
T: Nêu nội dung bài viết
H: Viết vào vở.
T: Nhắc HS tư thế ngồi viết
4. Chấm - Chữa bài:
T: Chấm 1/2 lớp nhận xét bổ sung.
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
T: Nhận xét tiết học. Tuyên dương những em viết đẹp
Về nhà viết phần còn lại ở vở TV.
---------------------=&=----------------------
Toán: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
A- YÊU CẦU:
- Nhận dạng được và gọi đúng tên hình tứ giác, hình chữ nhật.
- Biết vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Biết vẽ hình theo mẫu.
B- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
Kiểm tra vở bài tập của HS
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: HS tự làm bài rồi chữa bài
a.HTG b. HT'G c. HT'G d. HV e. HCN
Bài 2: 2 em lên bảng vẽ
a. Vẽ đoạn thẳng có độ dài 8 cm
b.Vẽ đoạn thẳng có độ dài 10 cm
- HS vẽ vào vở GV nhận xét.
Bài 4: HS vẽ vào SGK .
H: Dựa bài hình mẫu và các chấm để nối các điểm đó theo mẫu cho sẵn.
T: Chấm 1 tổ, nhận xét.
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Xem lại các hình đã vẽ.
- Nhận xét giờ học.
---------------------=&=----------------------
Chính tả (Tập chép): GÀ "TỈ TÊ"VỚI GÀ
A- YÊU CẦU:
- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn có nhiều dấu câu.
- Làm được BT2, BT3(a).
- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả.
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng lớp chép sẵn đoạn văn - ND BT2
- Vở bài tập.
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
T: Đọc
H: 3 em viết: Thuỷ cung, ngọc quý, ngậm ngùi
Lớp nhận xét.
II- DẠY BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: T nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn tập chép:
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị:
T: Đọc đoạn chép trên bảng 1 lần.
H: 2 em đọc lại.
T: Đoạn văn nói điều gì?
H: "Cách gà mẹ báo tin cho con biết..."
T: Trong đoạn văn những câu nào là lời nói của gà mẹ với gà con?
- Cần dùng dấu câu nào để ghi lời gà mẹ?
H: Dấu 2 chấm, dấu ngoặc kép.
H: Luyện viết bảng con những tiếng khó.
b) H nhìn bảng chép bài.
c) Chấm, chữa bài
T: Chấm bài, nhận xét. Tuyên dương những em viết đúng, đẹp.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 2:
H: 1 em nêu yêu cầu bài tập.
Lớp đọc thầm đoạn văn. Làm bài vào vở
H: 1 em làm bảng lớp.
Lớp + GV nhận xét
- Lời giải: Sau, gạo, sáo, xao, rào, báo, mau, chào)
Bài tập 3 (a):
H: Nêu yêu cầu và làm vào vở BT
T: HD chữa bài
- bánh rán, con gián, dán giấy,
- dành dụm, tranh giành, rành mạch
III - CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
-GV tuyên dương những HS viết đúng, đẹp.
- Nhận xét giờ học
- Hoàn thành bài tập còn lại ở vở in sẵn.
---------------------=&=----------------------
File đính kèm:
- Tuan 17(S).doc