I/ Mục đích - Yêu cầu:
Rèn kỹ năng đọc thành tiếng :
Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm , dấu phẩy , giữa các cụm từ dài
Biết đọc truyện bằng giọng kể nhẹ nhàng , tình cảm , nhấn giọng những từ ngữ kể về sự thông minh và tình nghiã của chó , mèo .
Rèn kỹ năng đọc hiểu:
Hiểu nghĩa của các từ mới: Long Vương , thợ kim hoàn , đánh tráo .
Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Khen ngợi những vật nuôi trong nhà tình nghĩa , thông minh , thực sự là bạn của con người .
II/ Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài đọc sách giáo khoa.
30 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 999 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 17 Trường Tiểu học Liên Bảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o lường
A/ Mục tiêu:
Giúp HS : Củng cố về nhận dạng và nêu tên gọi các hình đã học : Vẽ đoạn thẳng có độ 1/ Hướng dẫn học dài cho trước , xác định ba điểm thẳng hàng .
Tiếp tục củng cố về xác định vị trí các điểm trên lưới ô vuông trong vở ô ly để vẽ hình
B/Hoạt động dạy học:
sinh giải bài tập :
Bài 1 : Nêu yêu cầu của bài
Mỗi hình dưới đây là hình gì ?
Giáo viên nhận xét
Bài 2 : Hướng dẫn học sinh vẽ đoạn thẳng
hướng dẫn cách đặt thước , cách vẽ , đặt tên cho mỗi đoạn thẳng
Bài 3 :
Nêu tên ba điểm thẳng hàng ( dùng thước để kiểm tra )
Bài 4 : Vẽ hình theo mẫu
Hướng dẫn cách chấm các điểm vào vở ( như hình vẽ SGK ) ròi dùng thước và bút nối các điểm đó theo mẫu
C/ củng cố dặn dò :
Giáo viên nhận xét giờ học
1 em đọc yêu cầu của bài
Học sinh quan sát hình và nêu tên của hình đó .
a/ Hình tam giác
b,c/ Hình tứ giác
d/ hình vuông
e/ Hình chữ nhật
g/ Hình vuông đặt lệch
Học sinh thực hành vẽ
A 8 cm B
C 1 dm D
1 em nêu yêu cầu của bài
học sinh quan sát hình mẫu
Mĩ thuật
Tiết 17 : Thường thức mĩ thuật
Xem tranh dân gian Phú Quý , gà mái
I/ Mục tiêu :
Học sinh tậpnhận xét về màu sắc và hình ảnh trong tranh dân gian
Yêu thích tranh dân gian
II/ Chuẩn bị :
Giáo viên : Tranh phú Quý , gà mái ( tranh to )
Sưu tầm thêm 1 số tranh dân gian có khổ to ( lợn nái , chăn trâu , Gà đại cát …)
Bộ DDDH
Học sinh : sưu tầm tranh dân gian ( in ở sách , báo , lịch ..)
Sưu tầm các bài vẽ của các bạn năm trước
III/ Các hoạt động dạy học :
*/ Giới thiệu bài :
Giáo viên giới thiệu 1 số tranh dân gian đã chuẩn bị và gợi ý để học sinh nhận xét về : Tên tranh , các hình ảnh trong tranh
Tranh dân gian Đông Hồ có từ lâu đời , thường được treo vào dịp Tết nên còn gọi là tranh Tết
*/ Hoạt động 1 : Xem tranh
Tranh Phú Quý
Giáo viên cho học sinh xem tranh mẫu và đặt câu hỏi gợi ý
Tranh có những hình ảnh nào ?
Hình ảnh chính trong bức tranh ?
Hình em bé được vẽ như thế nào ?
Em hãy kể cách ăn mặc và những đồ trang sức trên người em bé ?
Những hình ảnh trên gợi cho thấy em bé trong tranh rất bụ bẫm , khỏe mạnh .
Ngoài hình ảnh em bé , trong tranh còn có hình ảnh nào khác ?
Hình con vịt được vẽ như thế nào ?
Màu sắc ở những hình ảnh này được vẽ như thế nào ?
Tranh Phú Quý nói lên ước vọng của người nông dân về cuộc sống : mong cho con cái khỏe mạnh , gia đình no đủ , giàu sang phú quý
*/ Tranh Gà mái :
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh
Hình ảnh nào nổi rõ nhất trong tranh ?
Hình ảnh đàn gà được vẽ như thế nào ?
Những màu nào có trong tranh ?
Tranh Gà mái vẽ cảnh đàn gà con đang quây quần bên gà mẹ . gà mẹ tìm được mồi cho con , thể hiện sự quan tâm , chăm sóc đàn con . bức tranh nói lên sự yên vui của '' Gia đình '' nhà gà , cũng là mong muốn cuộc sống đầm ấm , no đủ của người nông dân .
2/ Hoạt động 2 : Nhận xét đánh giá
Giáo viên nhận xét chung tiết học , khen ngợi những học sinh tích cực phát biểu
3/ Dặn dò :
Về nhà sưu tầm thêm tranh dân gian
Sưu tầm tranh thiếu nhi
Học sinh quan sát nhận xét
Học sinh quan sát tranh
Em bé và con vịt
Em bé
nét mặt ,màu …
Trước ngực mặc một chiếc yếm đẹp
Em bé còn đeo vòng cổ , vòng tay
Con vịt , hoa sen , chữ ,…
con vịt to béo , đang vươn cổ lên .
màu đỏ đậm ở bông sen , ở cánh và mỏ vịt ; màu xanh ở lasen , lông vịt ; mình con vịt màu trắng …
Học sinh quan sát và nhận xét
gà mẹ và đàn gà con
gà mẹ to , khỏe , vừa bắt được mồi cho con . Đàn gà con mỗi con một dáng vẻ : con chạy , con đứng , con trên lưng mẹ …
- Màu xanh , đỏ , vàng , da cam….
Thứ sáu ngày …tháng … năm 2005
Hát
Tiết 17 : Bài hát do địa phương tự chọn - Trò chơi âm nhạc
I/ mục tiêu :
Học sinh được nghe 1 số bài hát ca ngợi về quê hương Lào cai giàu và đẹp
Thông qua các bài hát học sinh thêm yêu quý và tự hào về quê hương mình
Động viên các em tích cực tham gia trò chơi âm nhạc
II/ Giáo viên chuẩn bị :
Một số bài hát nói về quê hương Lào Cai
Trò chơi âm nhạc
III/ Hoạt động dạy học :
Hoạt động 1 : Nghe băng nhạc 1 số bài hát ca ngơi về quê hương Lào Cai
Bài 1 : Lào Cai một tình yêu
Bài 2 : Gửi em ở cuối sông Hồng
Bài 3 : Sa Pa nơi gặp gỡ đất trời
Bài 4 : Về hội đền Thượng
Em còn biết bài hát nào ca ngợi về quê hương Lào Cai của mình nữa không ?
Những bài hát trên nói lên điều gì ?
Em có thích những bài hát đó không ?
Hoạt động 2 : Trò chơi âm nhạc
Nghe tiếng hát tìm đồ vật
Giáo viên hướng dẫn học sinh chơi ( cách chơi như tiết 16 )
III/ Củng cố dặn dò :
giáo viên nhận xét giờ học
Học sinh nghe
Học sinh nêu
Bài dáng đứng Sa Mu
Tiếng hát trên đỉnh Hoàng Liên
Sa Pa thành phố trong sương
Ca ngơi Thành phố Lào Cai giàu và đẹp
Học sinh nêu
Học sinh chơi
Chính tả ( tập chép )
Tiết 34 : Gà '' tỉ tê '' với gà
I/ Mục tiêu :
Chép lại chính xác , trình bày đungd một đoạn trong bài : Gà '' tỉ tê '' với gà . Viết đúng các dấu hai chấm , dấu ngoặc kép ghi lời gà mẹ .
Luyện viết đúng những âm , vần dễ lẫn au / ao ; r/ d / gi
II/ Đồ dùng dạy học :
Bảng phụ chép đoạn chính tả cần chép
Bảng lớp viết sẵn nội dung BT2 , BT3
III/ Các hoạt động dạy học :
A/ Kiểm tra bài cũ :
Giáo viên đọc cho học sinh viết
B/ Bài mới : Giáo viên nêu mục đích yêu cầu giờ học
Giới thiệu bài :
Hướng dẫn tập chép
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn đoạn văn cần chép
Giáo viên đọc mẫu
Đoạn văn nói điều gì ?
Trong đoạn văn trên những câu nào là lời gà mẹ nói với gà con ?
- Cần dùng dấu câu nào để ghi lời gà mẹ ?
Luyện viết tiếng khó
Học sinh chép bài
Giáo viên quan sát học sinh viết bài
Chấm chữa bài :
Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 2 : Giáo viên nêu yêu cầu của bài
Điền vào chỗ trống ao hay au ?
giáo viên và học sinh sửa những câu bạn điền sai
Bài 3 : Điền an hay anh ?
Giáo viên chữa bài
Củng cố dặn dò :
Giáo viên nhận xét giờ học
học sinh viết trên bảng lớp - học sinh viết bảng con
thủy cung , ngọc quý , ngậm ngùi , an ủi
Học sinh nghe
Học sinh quan sát
Học sinh nghe
Cách gà mẹ báo tin cho con biết '' Không có gì nguy hiểm ''
'' Lại đây mau các con , mồi ngon lắm ''
Cúc , cúc ..cúc '' những tiếng này được kêu đều đều , nghĩa là : '' không có gì nguy hiểm '' kêu nhanh kết hợp với động tác bới đất nghĩa là : '' lại đây mau Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép
Viết bảng con : kiếm mồi , nguy hiểm
Học sinh nhìn bảng chép bài
1 em đọc yêu cầu của bài
Học sinh làm bài
Sau mấy đợt rét đậm , mùa xuân đã về . Trên cây gạo ngoài đồng , từng đàn sáo chuyền cành lao xao . Gió rì rào như báo tin vui , giục người ta mau đón chào mùa xuân mới .
1 vài em đọc bài làm của mình
1 em nêu yêu cầu của bài
Học sinh làm bài
bánh rán con gián
dành dụm tranh dành
dán giấy bánh rán
Tập làm văn
Tiết 17 : Ngạc nhiên , thích thú - lập thời gian biểu
I/Mục tiêu :
Rèn kỹ năng nói : Biết cách thể hiện sự ngạc nhiên , thích thú
Rèn kỹ năng viết : biết lập thời gian biểu
II/ Đồ dùng dạy học :
Tranh minh họa SGK
Bút dạ + giấy khổ to
III/ Hoạt động dạy học :
A/ Kiểm tra bài cũ :
Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh
B/ Bài mới :
Giới thiệu bài :
Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1 :
Hướng dẫn học sinh quan sát tranh đọc thầm lời bạn nhỏ trong tranh để hiểu tình huống trong tranh từ đó hiểu lời nói của cậu con trai
Bài tập 2 :
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách nói để thể hiện sự ngạc nhiên thích thú .
Bài tập 3 : ( viết )
Lập thời gian biểu buổi sáng chủ nhật của bạn hà
Giáo viên nhận xét bài của học sinh
C/ Củng cố dặn dò :
Giáo viên nhận xét giờ học
Về nhà ôn lại các bài tập đọc
Học sinh làm BT2 tiết 16 : Kể về vật nuôi
2, 3 em đọc bài làm của mình
Học sinh chú ý lắng nghe
1 em đọc yêu cầu của bài - cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài
Học sinh quan sát tranh
Ôi ! Quyển sách đẹp quá !
Con cảm ơn mẹ .
3, 4 học sinh đọc lời cảm ơn mẹ
1 em đọc yêu cầu của bài
Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài
học sinh phát biểu ý kiến
Ôi ! Con ốc biển đẹp quá , to quá !
Con cảm ơn bố ạ .
1 em đọc yêu cầu của bài
Học sinh làm bài
Thời gian biểu sáng chủ nhật của bạn Hà
6 giờ 30' - 7 giờ : Ngủ dậy , tập thể dục , đánh răng rửa mặt .
7 giờ 15 - 7 giờ 30 : Mặc quần áo
7giờ 30 ' : Tới trường dự lễ sơ kết
10 giờ : Về nhà sang thăm ông bà
3 , 4 em đọc lại thời gian biểu của bạn Hà
Toán
Tiết 85 : Ôn tập về hình học và đo lường
I/ Mục tiêu :
Giúp học sinh củng cố về : Xác định khối lượng qua sử dụng cân
Xem tờ lịch để biết số ngày trong mỗi tháng và các ngày trong tuần lễ
Xác định thời điểm ( qua xem giờ đúng trên đồng hồ )
II/ Đồ dùng dạy học :
Cân đồng hồ , tờ lịch cả năm , đồng hồ ..
III/ Hoạt động dạy học :
Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1 :
Giáo viên nhận xét kết quả bài làm của học sinh
Bài 2 : Xem lịch rồi cho biết
Hướng dẫn học sinh xem lịch
Em được nghỉ các ngàythứ bảy và ngày chủ nhật . Trong tháng 12 em được nghỉ bao nhiêu ngày ?
Bài 3 : Hướng dẫn học sinh xem lịch tháng 10 , tháng 11 , tháng 12
Bài 4 :
Hướng dẫn học sinh quan sát tranh
C/ Củng cố dặn dò :
Muốn biết trọng lượng của 1 người hay vật người ta dùng vật gì để đo .
Để biết thời gian trong ngày người ta dùng vật gì để xem
Để biết thời gian trong tháng , năm người ta dùng vật gì ?
Giáo viên nhận xét giờ học
1 em nêu yêu cầu của bài
Học sinh quan sát hình vẽ đặt trên cân và nêu
Con vịt cân nặng 3 kg
Gói đường cân nặng 4 kg
Lan cân nặng 30 kg
1 em nêu yêu cầu của bài
Tháng 10 có 31 ngày
Tháng 10 có 4 ngày chủ nhật đó là các ngày mùng 5 , 12 , 19 , 26 .
Tháng 11 có 30 ngày có 5 ngày chủ nhật , có 4 ngày thứ năm .
Tháng 12 có 31 ngày
Có 4 ngày chủ nhật
Có 4 ngày thứ bảy
Em được nghỉ 8 ngày
học sinh quan sát lịch
Ngày 1/10 là ngày thứ tư
Ngày 10/10 là ngày thứ sáu
b/ Ngày 20/11 là ngày thứ năm
Ngày 30/11 là ngày chủ nhật
Ngày 19/12 là ngày thứ sáu
ngày 30/12 là ngày chủ nhật
1 em đọc yêu cầu của bài
Học sinh quan sát tranh
Các bạn chào cờ lúc 7 giờ
các bạn tập thể dục lúc 9 giờ
Học sinh nêu
Dùng cân
Đồng hồ
Dùng lịch
File đính kèm:
- Giao an Tuan 17, lop 2.doc