Giáo án lớp 2 Tuần 17- Năm học 2009-2010

A. Mục tiêu:

- Nêu và hiểu được lợi ích của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.

- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.

- Thực hiện giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng ở trường, lớp, đường làng, ngõ xóm và những nơi công cộng khác. Nhắc nhở bạn bè cùng tham gia.

* Giáo dục HS luôn thực hiện tốt việc giữ vệ sinh nơi công cộng.

 

doc19 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 877 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 2 Tuần 17- Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Bài tập 1/VBT: điền vào chỗ trống ui hay uy: - GV hướng dẫn làm bài. - HS làm bài vào VBT –1 HS làm phiếu. - HS đọc câu đã hoàn thành – GV cùng lớp nhận xét. - Nhận xét bài làm trên phiếu, sửa sai. Bài tập 2b/VBT: Điền vào chỗ trống et hay ec: - HS tự làm vào vbt – GV kèm HS yếu. - HS làm phiếu bài tập - Lớp nhận xét, sửa sai. Lợn kêu eng éc hét to mùi khét 3. Củng cố, dặn dò: - Về nhà làm lại bài tập 1, 2b. - Viết lại cho đúng các từ đã viết sai trong bài chính tả. 4. Nhận xét tiết học: D. Phần bổ sung: .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. _________________________________ THỂ DỤC Tiết 34 Trò chơi: “Vòng tròn” và “Bỏ khăn”. SGV: 84 Tgdk: 35’ A. Mục tiêu: - Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi. B. Địa điểm và phương tiện: - Sân trường sạch sẽ, 1 còi, kẻ 3 vòng tròn đồng tâm. C. Các hoạt động dạy – học: Nội dung Định lượng PP tổ chức 1. Phần mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Xoay khớp cổ chân, đầu gối, hông, vai. - Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên 1 hàng dọc. - Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu. - Ôn bài thể dục phát triển chung: 2 x 8 nhịp. 2. Phần cơ bản: - Ôn trò chơi “Vòng tròn”. - Ôn trò chơi “Bỏ khăn”. 3. Phần kết thúc: - Đi thường theo vòng tròn. - Cúi lắc người thả lỏng. - Nhảy thả lỏng. - GV cùng HS hệ thống bài. - Nhận xét giờ học, giao bài tập về nhà. 1 phút 1– 2 phút 70 – 80 m 1 phút 1 lần 6 – 8 phút 6 – 8 phút 1 – 2 phút 4 – 5 lần 4 – 5 lần 1 – 2 phút 1 – 2 phút Hàng dọc Hàng ngang Hàng dọc Vòng tròn Hàng ngang Vòng tròn Vòng tròn Vòng tròn Vòng tròn Vòng tròn Hàng dọc Hàng dọc D. Phần bổ sung ………………………………………………………………………….................................. ……………………………………………………………………………………………….. _________________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 18 tháng 12 năm 2009. ÂM NHẠC Tiết 16 Kể chuyện âm nhạc. Nghe nhạc. Tgdk: 35’ A. Mục tiêu: - Biết Mô – da là nhạc sĩ người nước ngoài (Nước Áo). - Tập biểu diễn bài hát. B. Đồ dùng dạy – học: - GV: Thuộc câu chuyện Mô – da, thần đồng âm nhạc; ảnh nhạc sĩ Mô – da và bản đồ thế giới; băng nhạc (Bài hát thiếu nhi hoặc một trích đọn nhạc không lời của Mô – da). C. Các hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: HS hát lại 1 trong 3 bài hát đã ôn tập ở tiết trước – GV nhận xét. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Kể chuyện Mô – da, thần đồng âm nhạc. - GV kể chuyện cho HS nghe. - Cho HS xem ảnh nhạc sĩ Mô – da, chỉ vị trí nước Áo trên bản đồ thế giới. - GV hỏi một số câu hỏi để HS trả lời: + Nhạc sĩ Mô – da là người nước nao? + Mô – da đã làm gì khi đánh rơi bản nhạc xuống sông? + Khi biết rõ sự thật, ông bố của Mô – da nói gì? - GV có thể kể lại câu chuyện lần nữa cho HS nghe. Hoạt động 2: Nghe nhạc. - GV cho HS nghe 1 ca khúc thiếu nhi (hoặc một đoạn nhạc không lời) trong băng nhạc hoặc do GV tự trình diễn. - GV có thể hỏi HS: Bài hát hay không? Bài hát nói về điều gì? Em có thể hát lại 1 câu trong bài hát đó không? Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc. - Tổ chức cho các em thực hiện trò chơi “Nghe tiếng hát tìm đồ vật”. 3. Củng cố, dặn dò: HS nhắc lại nội dung bài học. 4. Nhận xét tiết học: D. Phần bổ sung: .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. _________________________________ TẬP LÀM VĂN Tiết 16 Khen ngợi. Kể ngắn về con vật. Lập thời gian biểu. Sgk:137 Tgdk: 40’ A. Mục tiêu: - Dựa vào câu và mẫu cho trước, nói được câu tỏ ý khen (BT1). - Kể được một vài câu về một con vật quen thuộc nuôi tong nhà (BT2). - Biết lập thời gian biểu (nói hoặc viết) một buổi tối trong ngày(BT3). B. Đồ dùng dạy – học: - GV: Tranh các con vật nuôi quen thuộc, phiếu cho HS làm BT 3. C. Các hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: - HS đọc đoạn văn đã viết kể về anh chị em đã viết của bài tập 2 tiết TLV trước. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. * Hướng dẫn HS làm bài tập (VBT/ 69). Bài tập 1/Sgk: (Miệng). - HS đọc yêu cầu bài tập và đọc câu mẫu. - GV hướng dẫn yêu cầu bài tập. - HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. - GV cùng lớp nhận xét, sửa sai, tuyên dương bạn nói câu hay. GV chốt: Cần nói lời khen một cách tự nhiên, thể hiện sự chân thành và nói sao cho phù hợp. Bài tập 2/VBT: (Miệng). - HS đọc yêu cầu bài tập – GV treo tranh các con vật nuôi quen thuộc. - GV nêu yêu cầu cụ thể của bài tập. - HS nối tiếp nhau kể về con vật nuôi trong nhà mình. - GV cùng lớp nhận xét, sửa sai. - Tuyên dương bạn kể hay, diễn đạt câu rõ ràng. Bài tập 3/VBT: (Viết). - HS đọc yêu cầu bài tập - HS đọc lại thời gian biểu buổi tối của bạn Thảo trong bài tập đọc đã học. - GV yêu cầu HS lập thời gian biểu thực tế với bản thân HS.không bắt chước bạn. - 1, 2 HS kể về thời gian của mình – GV nhận xét. - HS lập thời gian biểu vào VBT – 2 HS làm phiếu. - HS nối tiếp nhau đọc thời gian biểu của mình - Nhận xét bài trên bảng, sửa sai, tuyên dương. - GV chấm điểm những bài làm tốt. 3. Củng cố, dặn dò: - Giáo dục HS biết nói lời khen phù hợp. - Về nhà tập lập thời gian biểu và thực hiện cho tốt. 4. Nhận xét tiết học: D. Phần bổ sung: .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. _________________________________ TOÁN Tiết 83 Ôn tập về phép cộng và phép trừ (Tiếp theo). Sgk: 84 Tgdk: 40’ Điều chỉnh: Giảm bớt cột cuối của bài 1, cột cuối của bài 2 SGK trang 84. A. Mục tiêu: - Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm. - Thực hiện được phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100. - Biết giải bài toán về ít hơn, tìm số bị trừ, số trừ, số hạng của một tổng. B. Đồ dùng dạy - học: - GV: Phiếu ghi bài tập. - HS : Bảng con. C. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: - Gọi HS lên bảng sửa BTVN - Nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: Ôn tập VBT/88. Bài 1/VBT: Tính nhẩm. - HS làm bài và nêu miệng kết quả - Nhận xét, sửa sai. Bài 2/VBT: Đặt tính rồi tính. - HS làm bảng con. * GV kèm HS yếu làm bài. - Nhận xét, sửa sai. Bài 3/VBT: Tìm x: - HS nhắc lại các qui tắc tìm x trong bài đã học – HS nhận xét, sửa sai. - HS làm bài vào VBT – GV kèm HS yếu làm bài. - HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, sửa bài. Bài 4/VBT: Gọi HS đọc bài toán – GV tóm tắt lên bảng. - HS nêu dạng toán và cách giải bài toán – GV nhận xét. - HS làm bài – GV kèm HS yếu, 1 HS lên bảng làm bài. - Lớp nhận xét, sửa bài. Bài 5/VBT: Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng: - GV vẽ hình lên bảng – HS nhận dạng và đếm hình tứ giác. - HS nêu kết quả - GV cùng lớp nhận xét, sửa sai, kiểm chứng trên hình. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại nội dung bài. - GV cho BTVN. 4. Nhận xét tiết học: D. Phần bổ sung: .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. _________________________________ TẬP VIẾT Tiết 16 Chữ hoa O. Tgdk: 35’ A. Mục tiêu: - Viết đúng chữ hoa O (1 dòng cỡ vừa và 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Ong (1 dòng cỡ vừa và 1 dòng cỡ nhỏ), Ong bay bướm lượn (3 lần). B. Đồ dùng dạy – học: - GV: Mẫu chữ hoa O. Phiếu viết chữ Ong, cụm từ Ong bay bướm lượn trên dòng kẻ ô li. - HS: Vở tập viết (VTV1), bảng con. C. Các hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: Cả lớp viết bảng con chữ hoa N - GV nhận xét. - HS đọc câu ứng dụng, nêu ý nghĩa của câu. - 2 HS lên bảng viết từ Nghĩ – Cả lớp viết bảng con – GV nhận xét. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài : Chữ hoa O. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét chữ hoa O. Bước 1: GV gắn chữ mẫu O – HS nhận xét và nêu: - Chữ O cao 5 li, 6 đường kẻ ngang, gồm 1 nét cong kín. - GV hướng dẫn cách viết chữ hoa O – HS viết trên không. Bước 2: GV viết lên bảng chữ O và hướng dẫn cách viết – HS theo dõi. Bước 3: Hướng dẫn HS viết bảng con. - GV yêu cầu HS viết chữ O (2 - 3 lần) – GV uốn nắn HS yếu. - GV hướng dẫn HS viết chữ O cỡ nhỏ - HS viết bảng con. - GV chọn bảng viết của HS nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng : Ong bay bướm lượn. - 3 HS đọc câu ứng dụng - GV giải nghĩa câu ứng dụng. Bước 1: GV đưa câu ứng dụng đã viết trong dòng kẻ li – HS nhận xét và trả lời: - Lưng nét cong trái chữ a chạm điểm cuối chữ L. + Các chữ cao 2, 5 li là: O, g, b, l. + Các chữ còn lại cao 1 li. + Khoảng cách giữa các chữ bằng khảng cách viết chữ o. Bước 2: GV viết mẫu chữ Ong và hướng dẫn HS viết - Nét 1 của chữ n nối với cạnh phải của chữ O. - HS viết bảng con chữ Ong – GV nhận xét, sửa sai. Hoạt động 3: HS viết vở tập viết. - GV nhắc nhở tư thế ngồi viết. - GV nêu yêu cầu cần viết của bài: viết đúng cỡ chữ, đúng độ cao các con chữ, khoảng cách giữa các chữ....(SGV/290). - GV theo dõi, uốn nắn, sửa sai cho HS yếu. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhắc HS ghi nhớ cách viết chữ hoa O. - GV chấm bài, khen HS giữ vở sạch - viết chữ đẹp. - Luyện viết thêm bài ở nhà, cẩn thận khi viết bài. 4. Nhận xét tiết học: D. Phần bổ sung: .................................................................................................................................................. ..................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTUẦN 17.doc
Giáo án liên quan