Mục tiêu:
- Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm.
- Thực hiện được phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán về nhiều hơn.
- HS khá, giỏi:Củng cố về số 0 trong phép cộng và phép trừ.
B. Hoạt động dạy học:
I. Ổn định tổ chức:
II. KTBC:
HS trả lời nhanh các câu hỏi:
+1 ngày có bao nhiêu giờ?
+1 tháng có mấy tuần? 1 tuần có bao nhiêu ngày?
III. Bài mới:
17 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 847 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 2 Tuần 17 - môn Toán: Tiết 81: Ôn tập về phép cộng và phép trừ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập về hình học (tiết1- tr 85)
A. Mục tiêu:
- Nhận dạng được và gọi đúng tên hình tứ giác và hình chữ nhật.
- Biết vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Biết vẽ hình theo mẫu.
- HS khá, giỏi: Củng cố về 3 điểm thẳng hàng.
B. Đồ dùng dạy học:
- Một số mô hình về các hình đã học.
C. Hoạt động dạy học:
I. KTBC: KT sự chuẩn bị của HS.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. HD luyện tập:
Bài 1:
-Vẽ các hình trong phần bài tập lên bảng.
-Tổ chức cho HS chơi trò chơi thi tìm hình theo y/c.
- Chia tổ, nêu y/c của trò chơi.
Bài 2:
- Y/C HS nêu đề bài ý a.
- Hãy nêu cách vẽ đoạn thẳng có độ dài 8 cm.
- Y/C HS thực hành vẽ và đặt tên cho đoạn thẳng vừa vẽ.
- Tiến hành tương tự với ý b( Y/C HS làm bài vào vở)
Bài 4:- Y/C HS quan sát hình và tự vẽ.
- Hình vẽ được là hình gì? Nêu tên các hình được ghép lại với nhau.
* HS khá, giỏi làm
Bài 3*:- Y/C HS đọc đề và nêu y/c của bài.
- Ba điểm thẳng hàng là ba điểm như thế nào?
- Y/C HS thao tác trên thước kẻ tìm ba điểm thẳng hàng.
- Hãy nêu tên ba điểm thẳng hàng và y/c kẻ đường thẳng đi qua ba điểm thẳng hàng.
- Quan sát hình, thảo luận theo nhóm
- Nghe phổ biến cách chơivà luật chơi.
- Nhận tổ và thực hiện chơi.
- Từng nhóm nêu hình mà mình tìm được.
- Vẽ đoạn thẳng có độ dài 8 cm.
- 5 HS nêu cách vẽ.
- Thực hiện theo y/c.
- 2 HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
-Vẽ hình theo mẫu.
- Hình ngôi nhà. Có 1 hình tam giác và 2 hình chữ nhật ghép lại với nhau.
- Nêu tên ba diểm thẳng hàng.
- Là ba điểm cùng nằm trên 1 đường thẳng.
- Thực hiện theo y/c.
- 3 điểm A,B, E thẳng hàng. 3 điểm B,D, I thẳng hàng. 3 điểm D,C, E thẳng hàng.
III. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Dặn chuẩn bị bài tiết sau.
*******************************
Tập viết
Chữ hoa: Ơ, Ô (tr143)
A. Mục tiêu:
Viết đúng hai chữ hoa Ô, Ơ (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ- Ô hoặc Ơ), chữ và câu ứng dụng: Ơn (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Ơn sâu nghĩa nặng (3 lần).
B. Đồ dùng dạy học: Mẫu chữ Ô,Ơ hoa và vở tập viết
.
C. Hoạt đông dạy học:
I. ổn định tổ chức:
II.KTBC:
Gọi 2 HS lên bảng và y/c lớp viết bảng con từ sau: Ong.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn viết chữ hoa Ô, Ơ
- Treo mẫu chữ, y/c HS so sánh chữ Ô, Ơ với chữ O đã học.
- Chữ O, Ơ gồm mấy nét là những nét nào?
- Dấu phụ của chữ Ô, Ơ giống hình gì?
- Y/C HS nêu quy trình viết chữ Ô, Ơ.
- Y/C HS viết chữ Ô, Ơ hoa vào bảng con 2 lần.
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng
- Y/C HS mở vở tập viết và đọc
- Y/C HS giải nghĩa cụm từ.
- Cụm từ có mấy tiếng? là những tiếng nào?
- So sánh chiều cao của chữ Ơ và chữ n? những chữ nào có chiều cao bằng chữ Ơ?
- Y/C HS nêu cách viết nối nét giữa Ơ và n.
- Khoảng cách giữa các chữ ra sao?
-Y/C HS viết bảng con chữ Ơn.
4. Hướng dẫn HS viết bài vào vở.
- Quan sát mẫu chữ và so sánh Chữ Ô, Ơ là chữ O có thêm dấu phụ.
- Viết bởi 1 nét cong kín kết hợp với 1 nét cong trái.
- Dấu của chữ Ô giống chiếc nón úp, dấu của chữ Ơ giống dấu hỏi.
- Nhiều HS nêu
-Viết vào bảng con.
- Đọc: Ơn sâu nghĩa nặng.
- Có tình có nghĩa sâu nặng với nhau.
- 4 tiếng : Ơn, sâu, nghĩa, nặng.
- Chữ Ơ cao 2,5 li, chữ n cao 1 li.
- Từ điểm cuối của chữ Ơ lia bút viết chữ n.
- Cách nhau 1 con chữ o.
- Viết bảng
- Mở vở viết bài .
IV. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn chuẩn bị bài tiết sau.
******************************************
Chính tả( tập - chép)
Gà " tỉ tê" với gà (tr145)
A. Mục tiêu:
- Chép chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn văn có nhiều dấu câu..
- Làm được BT2 hoặc BT (3) a / b.
B. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung BT2, BT3a.
C. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
II. KTBC: - GV đọc, cả lớp viết bảng con:
- rừng lại, dừng lại, rang tôm.
III. Bài mới:
1. G th b.
2. HD viết chính tả:
a.HD học sinh chuẩn bị:
- GV đọc bài một lượt, HS theo dõi.
- HD học sinh tìm hiểu nội dung:
+ Đoạn văn nói điều gì?
+ Trong đoạn văn, những câu nào là lời gà mẹ nói với gà con?
+ Cần dùng dấu câu nào để ghi lời gà mẹ?
b. HS tìm và viết bảng con những tiếng các em dễ viết sai:
c. Học sinh nhìn bảng viết bài.
đ. Chấm, chữa bài.
3. HD làm bài tập:
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
- GV treo bảng phụ đã viết nội dung bài.
- HS lên bảng điền.
- GV lưu ý để HS không nhầm lẫn khi viết tiếng có âm ao/au.
Bài 3:(a)
- 1 HS đọc yêu cầu.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi:
+ GV treo bảng phụ viết sẵn nội dung.
+ Cử 2 nhóm, mỗi nhóm 3 HS.
+ GV phổ biến luật chơi.
+ HS lên bảng làm.
+ Cả lớp và GV nhận xét, phân đội thắng thua.
- GV củng cố để HS không nhầm lẫn khi viết chữ có âm đầu r/ gi/ d.
IV. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
- HS về nhà làm bài tập.
- Gà mẹ báo cho con biết:"Không có gì nguy hiểm".
- HS đọc trong SGK.
- Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
- 2 HS lên bảng viết , dưới lớp viết bảng con.
- GV phân tích để HS không nhầm lẫn khi viết những tiếng các em hay nhầm lẫn.
- Cả lớp đọc thầm.
- 1,2 HS đọc lại bài sau khi đã điền xong.
- Cả lớp đọc thầm.
- Cả lớp cùng tính điểm bài làm của mỗi đội.
*********************************************
Tự nhiên và xã hội
Phòng tránh bị ngã khi ở trường (tr36)
A. Mục tiêu:
Kể tên những hoạt động dễ ngã, nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường.
B. Đồ dùng dạy học: Hình vẽ trong SGK.
C. Hoạt động dạy học:
I.KTBC: GVcho HS chơi khởi động: Trò chơi: Nhảy ô.
- Một nhóm chơi ba đến năm em.
II. Bài mới:
1. G th b.
2. HD nội dung:
a, Nhận biết các hoạt động nguy hiểm cần tránh.
- Kể tên các hoạt động dễ gây nguy hiểm ở trường: quan sát tranh 36, 37.
- Tự nêu tên các hoạt động.
- Quan sát và nói các hoạt động nguy hiểm, không nguy hiểmà phân tích mức độ.
àKL: Chạy đuổi nhau trên sân trường, trèo cây, với cành, ném đá là rất nguy hiểm.
b, Lựa chọn trò chơi bổ ích có ý nghĩa phòng tránh ngã ở trường.
- Thảo luận- chọn trò chơi tốt.
c, HS ghi phiếu BT.
Nên tham gia- Không nên tham gia.
- Các nhóm tự viết.
III. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn chuẩn bị bài tiết học sau.
**************************************************************************
Thứ sáu ngày 24 tháng 12 năm 2010
Toán
Tiết 85: Ôn tập về đo lường( tiết 2- tr 86)
A. Mục tiêu:
- Biết xác định khối lượng qua sử dụng cân.
- Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đólà ngày thứ mấy trong tuần.
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ 12.
B. Đồ dùng dạy học:
- Cân đồng hồ SGK.
- Tờ lịch năm.
C. Các hoạt động dạy học:
I. KTBC:
- 4 HS lên bảng vẽ hình tam giác, tứ giác, đường thẳng, đoạn thẳng.
- Lớp vẽ vào giấy nháp.
II. Bài mới:
1. G th b.
2. HD học sinh luyện tập:
Bài 1:
- GV cho HS xem lại các mô hình cân và nêu lại cách cân.
- HS quan sát hình trong SGK và trả lời từng câu hỏi.
Bài 2:
- GV treo lịch tháng 10, 11, 12 như trong SGK.
- GV tổ chức cho hai đội lên bảng, một đội đọc, một đội trả lời.
- GV có thể cho cả lớp xem và tra một số loại lịch khác.
- Củng cố để HS có kĩ năng xem lịch.
Bài 3:
- GV cho học sinh thực hành hỏi đáp cặp đôi theo câu hỏi trong SGK.
Bài 4:
- GV hướng dẫn lại cho HS cách xem giờ đúng.
- GV cho HS quan sát mô hình đồng hồ và trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV cho từng nhóm tự quay giờ bằng mô hình đồng hồ và nói các giờ đúng mà nhóm mình đã làm.
*HS khá, giỏi làm thêm:
Bài2: Phần c* Làm tương tự phầm a,b
Bài 3: Phần b*,c* Làm tương tự phầm a
+ Con vịt nặng 3kg.
+ Gói đường nặng 4kg.
+ Lan cân nặng 30kg.
- HS trả lời đồng thời chỉ vào lịch.
- HS chỉ vào lịch để thực hành trả lời câu hỏi.
- HS chỉ được từng bộ phận của đồng hồ, đọc các con số và ý nghĩa của nó trên đồng hồ.
III. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
- HS về nhà tập xem giờ đồng hồ và xem lịch.
*********************************
Tập làm văn
Ngạc nhiên, thích thú. Lập thời gian biểu (tr146)
A. Mục tiêu:
- Biết nói lời thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú phù hợp với tình huống giao tiếp (BT1, BT2).
- Dựa vào mẩu chuyện, lập được thời gian biểu theo cách đã chọn (BT3).
B. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ BT1 trong SGK.
- Giấy khổ to để HS làm BT3.
C. Các hoạt động dạy học:
I. KTBC:- 1 HS kể về một vật nuôi trong nhà.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HD học sinh làm bài tập:
* Bài 1:
- 1 HS khá đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
- HS quan sát tranh và đọc lời nói của cậu con trai.
- 3,4 HS đọc lại lời của cậu con trai thể hiện thái độ ngạc nhiên, thích thú và lòng biết ơn.
* Bài 2:
- 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
- HS suy nghĩ phát biểu ý kiến.
- HS thực hành nói lới cảm ơn.
* Bài 3:
-1 HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
- GV phát giấy khổ to cho HS làm bài. HS dán bài lên bảng lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- GV lưu ý cho HS biết thực hiện thời gian biểu đã lập và biết cách sống có khoa học, rèn cho mình làm việc có giờ giấc.
III. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
- HS về nhà dán thời gian biểu ở góc học tập.
**********************************
Sinh hoạt lớp
Kiểm điểm tuần 17.
I. Nhận xét tuần qua:
- Duy trì nền nếp lớp tốt, tham gia các hoạt động ra vào lớp đúng quy định.
- Một số bạn gương mẫu trong học tập, và các hoạt động khác của lớp: Hiếu, Thuỷ...
- Có nhiều bạn học tập chăm chỉ, đi học đúng giờ, chuẩn bị sách vở chu đáo, làm bài tập đầy đủ: Thuý, Thương...
* Tồn tại:
- Còn hiện tượng mất trật tự chưa chú ý nghe giảng: Hiền, Hinh
..
- Còn có bạn chưa học bài ở nhà, và chưa chuẩn bị bài chu đáo
trước khi đến lớp nên kết quả học tập chưa cao:Hiệp, Lương
II. Phương hướng tuần tới:
- Thi đua học tập tốt chào mừng ngày 22/12.
- Duy trì mọi nền nếp lớp cho tốt.
- Khắc phục các hạn chế đã nêu trên.
- Các tổ tiếp tục thi đua học tập, giữ vững nền nếp lớp.
- Thực hiện mặc đồng phục đúng quy định.
- Rèn toán cho em : Thu, Dịu
- Rèn chữ viết cho em: Đô, Đoán
III. HS sinh hoạt văn nghệ:
*************************************
Mĩ thuật
THường thức mĩ thuật. Xem tranh dân gian Đông Hồ
GV chuyên dạy
********************************************************************
File đính kèm:
- Tuan 17.doc