I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc to diễn cảm bài: Con chó nhà hàng xóm.
+ Đọc đúng 1 số từ dễ phát âm sai: xin, nghĩ, rình, quãng, sà xuống, nhảy xổ, mừng rỡ,.
+ Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ dài.
+ Biết nhấn giọng ở một số từ kể về sự thông minh, tình nghĩa của chó, mèo.
- Rèn đọc nhiều đối với những em đọc yếu
- GD hs phải sống thật đoàn kết, tốt với mọi người xung quanh.
10 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1447 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 17 Buổi chiều chuẩn kiến thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặt tính và tính.
16 + 9 = 45 + 3 8 = 18 + 36 = 13 + 27 =
12 + 8 = 14 + 29 = 15 + 5 = 20 + 5 8 =
- Yêu cầu hs làm làm bảng con.
Nhận xét, chữa.
Bài 3: Tóm tắt:
Hoa : 24bông hoa
Lan : 37 bông hoa
Hai bạn : .. .bông hoa?
- Yêu cầu hs dựa theo tóm tắt đặt thành bài toán , rồi giải vào vở
- Chấm 1 số bài , nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc công thức 9, 8, 7, 6 công với 1 số .
- Nhận xét giờ học.
- 2 hs lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con
- Nghe
- 1hs nêu yêu cầu
- Nối tiếp nêu kết quả
- Đọc đồng thanh.
- Trả lời.
- Nêu yêu cầu.
- Lần lượt làm vào bảng con ( gọi 1 số em yếu lên bảng làm) nêu lại cách đặt tính và tính..
- Làm vào vở. 1 em làm bảng lớp.
- Nghe
Ngày soạn:
Ngày giảng:
TOÁN: LUYỆN 11, 12, 13, 14; 15; 16; 17; 18 TRỪ ĐI MỘT SỐ;
ĐẶT TÍNH; GIẢI TOÁN
I Mục tiêu: Giúp hs củng cố về:
- Cách thực hiện các phép trừ dạng: 11, 12, 13, 14, 15; 16; 17; 18 trừ đi một số.
- Giải toán có lời văn.
- . GD tính cẩn thận, chính xác trong làm toán .
II. Chuẩn bị : Nội dung luyện tập. Giấy rô ki (BT1)
III. Các hoạt động dạy - học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Bài cũ :
- Yêu cầu hs thực hiện phép tính:
X + 9 = 17 x – 12 =29
- Nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới :
1.Giới thiệu bài :
2. Luyện tập :
Bài 1: Trò chơi: Thi lập bảng trừ.
- Phát phiếu cho 4 nhóm, yêu cầu trong thời gian 5 phút lập xong bảng trừ.
+ Đội 1: bảng 11 trừ đi một số.
+ Đội 2: bảng 12, 18 trừ đi một số.
+ Đội 3: bảng 13,17 trừ đi một số.
+ Đội 4 bảng 14,15,16 trừ đi một số.
- Yêu cầu lớp nhận xét
- Yêu cầu đọc bảng trừ.
Bài 2:
36 – 9 = 66 – 54 = 81 – 69 = 100 – 47 =
52 – 38 = 44 –16 = 70 – 5 = 100 – 8 =
- Yêu cầu hs tự làm bài.
Nhận xét, chữa.
Bài 3: Tóm tắt:
Hà : 48 lá cờ
Lan ít hơn Hà : 7 lá cờ
Lan : .. .lá cờ?
- Yêu cầu hs dựa theo tóm tắt đặt thành bài toán , rồi giải vào vở
- Chấm 1 số bài , nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc công thức 11,12, 13, 14, 15; 16; 17; 18 trừ đi 1 số
- Nhận xét giờ học.
- Ôn lại bảng trừ.
- 2 hs lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con
- Nghe
- Nhận phiếu làm bài.Dán phiếu lên bảng.
- Lớp nhận xét bình chọn đội thắng cuộc.
- Lớp đồng thanh bảng trừ.
- 1hs nêu yêu cầu
- Lần lượt làm vào bảng con (4-5 hs yếu lên bảng làm) nêu lại cách đặt tính và tính.
- 1 hs lên bảng làm , lớp làm vào vở
- Đọc
- Nghe
TẬP VIẾT : LUYỆN VIẾT CHỮ HOA K
I. Mục tiêu :
- HS luyên viết đúng, đẹp chữ hoa K.
- Viết đúng cụm từ ứng dụng : Kề vai sát cánh.
- GD tính cẩn thận, ý thức rèn chữ, giữ vở sạch đẹp.
II.Chuẩn bị: + GV: chữ mẫu + HS: VTV
III. Các hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A.Bài cũ :
- Yêu cầu hs viết : I, Ích.
B.Bài mới :
1.Giới thiệu bài :
2.Giảng bài :
* Quan sát ,nhận xét
- Gắn chữ mẫu K yêu cầu hs nêu lại cấu tạo chữ .
- Viết mẫu,hướng dẫn hs cách viết chữ K
- Yêu cầu viết không trung
- Yêu cầu hs viết chữ K cỡ vừa
- Nhận xét, sửa sai
- Hướng dẫn viết chữ K cỡ nhỏ và yêu cầu viết
=>Lưu ý: Điểm bắt đầu, kết thúc của con chữ K.
* Yêu cầu hs QS cụm từ ứng dụng:
Kề vai sát cánh.
- Viết mẫu: Kề
- Yêu cầu hs viết tiếng Kề cỡ nhỏ.
- Nhận xét, sửa chữa
* Luyện viết :
- Yêu cầu hs viết bài (nêu yêu cầu viết)
- Theo dõi,hướng dẫn thêm cho một số em viết chậm
=> Lưu ý hs cách cầm bút, tư thế ngồi viết.
- Chấm bài, nhận xét
3.Củng cố ,dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Luyện viết thêm.
- Viết bảng
- Nghe
- QS nêu lại cấu tạo chữ K
- Quan sát
- Viết 1 lần.
- Viết bảng con (2 - 3 lần)
- Viết bảng con (2 lần)
- QS, đọc và nêu nghĩa cụm từ ứng dụng, nhận xét về độ cao, khoảng cách giữa các tiếng, cách nối nét giữa chữ K và chữ ê.
- Quan sát
- Viết bảng .
- Viết bài vào vở
- Lắng nghe
TỰ NHIÊN-XÃ HỘI: LUYỆN TUẦN 17
I. Mục tiêu:
- HS biết được những hoạt động dễ gây té ngã và nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường.
- Có ý thức trong việc chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh té ngã khi ở trường.
II. Chuẩn bị: - Nội dung luyện tập . -
III. Các hoạt động dạy-học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
* Khởi động:
* Hoạt động 1: HS làm bài tập ở VBT nhằm củng cố những hiểu biết về phòng tránh té ngã khi ở trường.
Bài 1: Gọi hs đọc yêu cầu.
- Yêu cầu hs QS các hình vẽ ở VBT nêu được những việc nên làm và không nên làm.
- Theo dõi hs làm, nhận xét.
-*Kết luận: Chạy đuổi nhau trong sân trường, chạy và xô đẩy nhau ở cầu thang, trèo cây, với cành qua cửa sổ là rất nguy hiểm không chỉ cho bản thân mà có khi nguy hiểm cho người khác.
Bài 2: Gọi hs đọc yêu cầu
-Yêu cầu hs tự làm bài.
- Khen những hs có ý thức làm bài tốt.
* Hoạt động 2: Lựa chọn trò chơi bổ ích.
=> Giúp hs có ý thức chọn và chơi những trò chơi bổ ích.
- Tổ chức cho hs ra sân chơi. Mỗi nhóm tự chọn cho nhóm mình một trò chơi, sau khi chơi xong nêu cảm nghĩ khi chơi trò chơi đó? Cần lưu ý những điều gì trong khi chơi trò này để khỏi gây ra tai nạn?
- Theo dõi, nhận xét tuyên dương nhóm biết chọn những trò chơi bổ ích..
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học.
- Thực hiện tốt những điều đã học.
- 2 hs đọc.
- Quan sát hình vẽ làm bài.
1 em làm bài ở giấy khổ to. Dán phiếu. Đọc bài làm, lớp theo dõi, nhận xét đối chiếu với bài làm của mình..
- Trong giờ ra chơi, chúng ta nên và không nên làm gì để phòng tránh ngã?
- Làm vào VBT.Đứng tại chỗ đọc bài làm. Lớp theo dõi đối chiếu với bài làm của mình.
- Chơi theo nhóm, nêu ý kiến.
- Lắng nghe
- Nghe, ghi nhớ.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TUẦN 16
I.Mục tiêu: Ôn luyện về:
- Biết cách nói lời khen ngợi trong một số trường hợp.
- Giúp hs tập viết đoạn văn ngắn kể về một con vật nuôi trong nhà..
- Giáo dục hs yêu quý các con vật nuôi trong nhà..
II.Chuẩn bị:
Nội dung luyện tập
III. Các hoạt dộng dạy- học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A.Ổn định:
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2.Ôn luyện:
Bài 1: Từ mỗi câu dưới đây, tự đặt một câu mới để tỏ ý khen:
+ Bạn Phương Thảo hát rất hay.
+ Đàn chim rất đẹp.
+ Thầy Thăng rất khoẻ.
+ Lớp học hôm nay sạch sẽ.
- Yêu cầu hs làm bài.
- Gọi hs đọc bài làm.
Nhận xét, tuyên dương những em làm tốt.
Bài 2:
- Treo tranh
- Yêu cầu hs kể tên các con vật có trong tranh.
- Gọi hs nêu tên con vật em chọn kể.
- Gọi 1 em kể mẫu
- Yêu cầu lớp viết 6-7 câu kể về con vật mà em thích vào vở.
- Gọi hs đọc bài viết.
- Yêu cầu lớp nhận xét.
Nhận xét, chữa bài viết cho hs.Ghi điểm động viên.
Bài 3: Lập thời gian biểu trong ngày của em.
- Lưu ý hs: nên lập thời gian biểu đúng như thực tế.
- Yêu cầu hs tự làm bài.
Theo dõi hướng dẫn thêm cho một số em yếu.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống bài. - Nhận xét giờ học.
Hát
- 2 hs đọc yêu cầu và các câu BT.
- Làm vào vở nháp.
- Nhiều hs nêu ý kiến. Lớp theo dõi nhận xét bài làm của bạn.
- Quan sát.
- Kể tên con vật có trong tranh.
- 5-7 em nêu tên con vật.
- 1 hs khá kể.
- Viết vào vở
- Nối tiếp nhau kể.
Nhận xét bài viết của bạn.
- Lắng nghe
- 1hs nêu yêu cầu
- Lắng nghe.
- Làm bài. Đọc thơi gian biểu của mình.
- Lắng nghe.
TOÁN: LUYỆN: ĐO LƯỜNG; BÀI TOÁN VỀ NHIỀU HƠN; ÍT HƠN
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng làm toán có đơn vị ki-lô-gam; giải toán về ít hơn, nhiều hơn.
- Phát huy tính độc lập, khả năng tư duy của hs
II. Chuẩn bị:
- Nội dung luyện tập
III.Các hoạt động dạy-học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Ổn định :
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập:
Bài 1: Tổ 1 nhặt được 43 kg giấy vụn, tổ 2 nhặt nhiều hơn tổ 1 là 18 kg. Hỏi t ổ 2 thu đ ư ợc bao nhiêu kg giấy vụn?
? Bài toán thuộc dạng toán gì?
? Nêu cách thực hiện bài toán?
- Yêu cầu hs làm bài
Nhận xét, chữa.
Bài 2: Cây mít cao 18dm, cây cau cao hơn cây mít 9 dm. Hỏi cây cau cao bao nhiêu đề xi mét?
- Đến từng bàn giúp đỡ thêm 1 số em còn lúng túng.
- Nhận xét, chữa
Bài 3: Tóm tắt
An cao : 87 cm
Mai thấp hơn An : 3 cm
Mai cao : ... cm?
- Yêu cầu hs dựa vào tóm tắt đặt thành bài toán rồi giải
=> Lưu ý: + từ “thấp hơn” ở bài toán được hiểu là “it hơn”
+ Cách trình bày bài giải có đơn vị đo độ dài: không kèm đơn vị đo ở thành phần của phép tính, chỉ ghi ở kết quả để trong ngoặc đơn
- Chấm, chữa bài
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Xem lại các bài tập.
- Nghe
- 2hs đọc lại bài toán
- Nhớ lại cách giải dạng toán trên để hình thành cách giải
- 1hs lên bảng giải, lớp làm vở nháp
- Đọc đề toán, tậpghi tóm tắt, nhận dạng bài toán nhiều hơn
Tìm cách giải, trình bày bài giải vào vở nháp
- 18 + 9 = 27 (dm )
- Đặt đề toán vào vở rồi giải vào vở 1 hs lên bảng giải
- 87 – 3 = 84 ( cm )
Nghe
Giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn và vật liệu chưa nổ
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
- Hệ thống hoá lại những thông điệp cốt lõi cần khắc sâu cho hs sau khi học xong chuyên đề phòng tránh bom mìn..
II. Chuẩn bị: Nội dung ôn tập.
III. Các hoạt động dạy-học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
* Khởi động: Chơi trò chơi: Quả gì ăn được.
* Hoạt động 1: Động não.
- Đặt câu hỏi cho cả lớp:
(Yêu cầu hs tự nhớ lại kiến thức đã học, không mở sách ra xem. Lấy tinh thần xung phong của các em và ghi nhận những ý kiến của các em nêu ra)
? Các em đã học những bài nào trong chuyên đề phòng tránh bom mìn?
? Qua 4 bài học trong chương trình này em đã ghi nhớ được điều gì?
- Nhận xét, tuyên dương những em trả lời đúng.
* Hoạt động 2: Củng cố- Dặn dò.
- Hệ thống bàiNhận xét giờ học.
- Chơi
- Bài:
+ Bom mìn, vật liệu chưa nổ có ở đâu?
+ Nguyên nhân của tai nạn bom mìn và cách phòng tránh.
+ Hậu quả của tai nạn bom mìn.
+ Cứu người bị nạn và tôn trọng người khuyết tật.
- Tự nhớ lại nối tiếp nêu ý kiến:
+ Biết được những nơi có thể gặp bom mìn còn sót lại để đề phòng cảnh giác.
+Biết dừng lại, tránh xa,không đụng vào vật nghi là bom mìn, vật liệu chưa nổ.
+ Hiểu được hậu quả của bom mìn và có ý thức thận trọng, tránh xa bom mìn và vật liệu chưa nổ.
+ Khi gặp người bị tai nạn bom mìn cần báo ngay cho người lớn để kịp thời cứu chữa nạn nhân.
+ Cần phải tôn trọng người khuyết tật. Không nên trêu chọc, xúc phạm họ.
- Nghe, ghi nhớ
File đính kèm:
- GAN L2T17 chieu.doc