Giáo án lớp 2 Tuần 16- Năm học 2009-2010

A. Mục tiêu:

- Nêu và hiểu được lợi ích của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.

- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.

- Thực hiện giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng ở trường, lớp, đường làng, ngõ xóm và những nơi công cộng khác. Nhắc nhở bạn bè cùng tham gia.

* Giáo dục HS luôn thực hiện tốt việc giữ vệ sinh nơi công cộng.

B. Đồ dùng dạy - học:

- Đồ dùng trò chơi sắm vai.

- Tranh ảnh các hoạt động 1, 2.

 

doc19 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1109 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 2 Tuần 16- Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.......................... _____________________________________ CHÍNH TẢ (Tập chép) Tiết 31 Con chó nhà hàng xóm. Sgk: 131 Tgdk: 40’ A. Mục tiêu: - Chép lại chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn văn xuôi. - Làm đúng bài tập 2, bài tập (3) a/b. B. Đồ dùng dạy – học: - GV: Bảng phụ viết đoạn chính tả; phiếu bài tập 1, 2b/VBT. - HS: Vở chính tả, bảng con, sách Tiếng Việt 2/T1, VBT TV2/T1. C. Các hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: 1 HS lên bảng viết các từ : sắp xếp, ngôi sao, sương sớm, xôn xao... - HS dưới lớp viết bảng con – GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tập chép. Bước 1: GV đọc đoạn chính tả. - 2, 3 HS khá đọc lại - Lớp theo dõi. Bước 2: GV đặt câu hỏi để HS nắm nội dung đoạn chính tả. - HS trả lời các câu hỏi SGK để nắm cách trình bày đoạn chính tả. - GV yêu cầu HS viết bảng con các từ khó: quấn quýt, mau lành, bất động,.... - GV nhận xét, sửa sai. * Nhắc nhở tư thế ngồi viết. Bước 3: HS nhìn bảng chép bài. Bước 4: HS tự đổi vở soát lại bài - GV chấm bài – sửa bài. * GV nhận xét chung. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập (VBT/66): Bài tập 1/VBT: HS đọc yêu cầu BT – GV hướng dẫn rõ yêu cầu. - HS tự tìm tiếng vào VBT – 2 HS làm phiếu. - GV cùng lớp nhận xét, sửa sai. Bài tập 2b/VBT: HS đọc yêu cầu của BT. - HS suy nghĩ, tìm tiếng và nêu – 2 HS làm phiếu. - GV cùng lớp nhận xét, sửa sai. 3. Củng cố, dặn dò: - Về nhà viết lại cho đúng chính tả các từ đã viết sai. - Tìm thêm các tiếng chứa ai/ ay. 4. Nhận xét tiết học: D. Phần bổ sung: .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. _____________________________________ THỂ DỤC Tiết 32 Trò chơi “Nhanh lên bạn ơi!” và “Vòng tròn”. SGV: 81 Tgdk: 35’ A. Mục tiêu: - Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi. B. Địa điểm và phương tiện: - Sân trường sạch sẽ, 1 còi, kẻ 3 vòng tròn đồng tâm trên sân. C. Các hoạt động dạy – học: Nội dung Định lượng PP tổ chức 1. Phần mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Đi đều và hát. - Ôn bài thể dục phát triển chung: 2 x 8 nhịp. 2. Phần cơ bản: - Ôn trò chơi “Nhanh lên bạn ơi!”. - Trò chơi “Vòng tròn”. 3. Phần kết thúc: - Cúi người thả lỏng. - Nhảy thả lỏng. * Đứng vỗ tay, hát. - GV cùng HS hệ thống bài. - Nhận xét giờ học, giao bài tập về nhà. 1– 2 phút 2 phút 1 lần 2 – 3 lần 6 – 8 phút 8 – 10 lần 8 – 10 lần 1 – 2 phút 1 – 2 phút 1 – 2 phút Hàng dọc Hàng dọc Hàng ngang Hàng dọc Vòng tròn Vòng tròn Vòng tròn Vòng tròn Hàng dọc Hàng dọc D. Phần bổ sung ………………………………………………………………………….................................. ……………………………………………………………………………………………….. _________________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2009. ÂM NHẠC Tiết 15 Ôn tập 3 bài hát: Chúc mừng sinh nhật, Cộc cách tùng cheng, Chiến sĩ tí hon. Tgdk: 35’ A. Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. - Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. - Biết hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản. B. Đồ dùng dạy – học: - Nhạc cụ, băng nhạc, máy nghe. - Một vài nhạc cụ gõ. C. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động 1: Ôn tập các bài hát. - GV cho HS hát theo nhóm, tổ, cá nhân; hát kết hợp vỗ tay và vận động phụ họa. + Chúc mừng sinh nhật. + Cộc cách tùng cheng. + Chiến sĩ tí hon. Hoạt động 2: Nghe nhạc. - GV cho HS nghe 1 đoạn nhạc không lời. 3. Củng cố, dặn dò: HS hát lại 1 trong 3 bài hát đã ôn tập. 4. Nhận xét tiết học: D. Phần bổ sung: .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. _____________________________________ TẬP LÀM VĂN Tiết 15 Chia vui. Kể về anh chị em. Sgk:126 Tgdk: 40’ A. Mục tiêu: - Biết nói lời chia vui (chúc mừng) hợp với tình huống giao tiếp (BT1, 2). - Viết được đoạn văn ngắn kể về anh, chị, em (BT3). B. Đồ dùng dạy – học: - GV: Tranh bài tập 1, phiếu cho HS làm BT 2. C. Các hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: HS đọc nhắn tin đã viết của bài tập 2 tiết TLV trước. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài * Hướng dẫn HS làm bài tập (VBT/65): Bài tập 1/SGK: (Miệng). - HS đọc yêu cầu bài tập – GV treo tranh : 1 HS đọc lời chúc mừng trong tranh. - HS nối tiếp nhau nói lại lời chúc mừng chị Liên. Bài tập 2/VBT: (Miệng). - Em sẽ nói gì để chúc mừng chị Liên? - Lưu ý HS không nhắc lại lời của bạn Nam mà nói bằng lời của mình. - Nhắc HS nói lời chúc mừng một cách tự nhiên, thể hiện thái độ vui mừng cùng chị. - HS nối tiếp nhau nói lời chúc mừng – GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương bạn có lời chúc hay, tự nhiên. Bài tập 3/VBT: (Viết). - HS đọc yêu cầu bài tập – GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu của bài tập. - Nhắc HS viết câu cần diễn đạt ngắn gọn, rõ ý. Đầu câu, tên riêng phải viết hoa. - HS viết vào VBT – GV kèm HS yều viết đoạn văn. - 1 HS viết đoạn văn vào phiếu – HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn đã viết - GV nhận xét. - GV cùng lớp nhận xét đoạn văn đã viết trên bảng - sửa sai giúp bạn. - GV ghi điểm những đoạn văn viết hay, diễn đạt rõ ràng. 3. Củng cố, dặn dò: - Giáo dục HS biết nói lời chia vui khi cần thiết. - Về nhà viết lại đoạn văn cho hay hơn. 4. Nhận xét tiết học: D. Phần bổ sung: …………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………………. TOÁN Tiết 78 Ngày, tháng. Sgk: 79 Tgdk: 40’ A. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết đọc tên các ngày trong tháng. - Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó là thứ mấy trong tuần lễ. - Nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày, tháng (biết tháng 11 có 30 ngày, tháng 12 có 31 ngày); ngày, tuần lễ. B. Đồ dùng dạy - học: - GV: Phiếu ghi bài tập, tờ lịch treo tường. C. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: HS thực hành trên đồng hồ và đọc giờ - Nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Giới thiệu cách đọc tên các ngày trong tháng. - GV đính tờ lịch tháng 11 lên bảng và giới thiệu. - Gọi HS đọc thứ ngày trên tờ lịch. GV theo dõi HS đọc, nhận xét, sửa sai. - GV đặt các câu hỏi có liên quan đến thứ, ngày trong tháng 11 – HS TLCH. - GV cùng lớp theo dõi, nhận xét, sửa sai. GV chốt: Tháng 11 có 30 ngày. Hoạt động 2: Thực hành (VBT/82): Bài 1/VBT: Đọc, viết (theo mẫu): - GV gắn bảng phụ và làm bài mẫu. - HS làm bài vào VBT - 1 HS lên bảng làm phiếu. * GV kèm HS yếu làm bài – HS đọc bài làm của mình. - GV cùng lớp nhận xét, sửa sai. Bài 2/VBT: a.Viết tiếp các ngày còn thiếu trong tờ lịch tháng 12: (có 31 ngày). - GV nhắc HS phần tô đậm không được viết vào. - HS làm bài tập, 1 em làm phiếu. * GV kèm HS yếu làm bài - sửa sai- tuyên dương. GV chốt: Tháng 12 có 31 ngày. b. GV nêu yêu cầu – HS tự điền vào chỗ chấm. - 1 HS làm phiếu – GV kèm HS yếu. - HS nối tiếp mỗi em một câu. - GV cùng lớp nhận xét, sửa bài. 3. Củng cố, dặn dò: HS nhắc lại nội dung bài. - Gọi HS yêu cầu HS yếu đọc ngày tháng trên tờ lịch theo yêu cầu của GV. - Về nhà thực hành xem lịch chuẩn bị cho tiết sau. 4. Nhận xét tiết học: D. Phần bổ sung: …………………………………………………………………………... .................................................................................................................................................. TẬP VIẾT Tiết 15 Chữ hoa N. Tgdk: 35’ A. Mục tiêu: - Viết đúng chữ hoa N (1 dòng cỡ vừa và 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Nghĩ (1 dòng cỡ vừa và 1 dòng cỡ nhỏ), Nghĩ trước nghĩ sau (3 lần). B. Đồ dùng dạy – học: - GV: Mẫu chữ hoa N. Phiếu viết chữ Nghĩ, cụm từ Nghĩ trước nghĩ sau trên dòng kẻ ô li. - HS: Vở tập viết (VTV1), bảng con. C. Các hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: Cả lớp viết bảng con chữ hoa M - GV nhận xét. - HS đọc câu ứng dụng, nêu ý nghĩa của câu. - 2 HS lên bảng viết từ Miệng – Cả lớp viết bảng con – GV nhận xét. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài : Chữ hoa N. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét chữ hoa N. Bước 1: GV gắn chữ mẫu N – HS nhận xét và nêu: - Chữ M cao 5 li, 6 đường kẻ ngang, gồm 3 nét: móc ngược trái, nét xiên và nét móc xuôi phải. - GV hướng dẫn cách viết chữ hoa N – HS viết trên không. Bước 2: GV viết lên bảng chữ N và hướng dẫn cách viết – HS theo dõi. Bước 3: Hướng dẫn HS viết bảng con. - GV yêu cầu HS viết chữ N (2 - 3 lần) – GV uốn nắn HS yếu. - GV hướng dẫn HS viết chữ N cỡ nhỏ - HS viết bảng con. - GV chọn bảng viết của HS nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng : Nghĩ trước nghĩ sau . - 3 HS đọc câu ứng dụng - GV giải nghĩa câu ứng dụng. Bước 1: GV đưa câu ứng dụng đã viết trong dòng kẻ li – HS nhận xét và trả lời: - Lưng nét cong trái chữ a chạm điểm cuối chữ L + Các chữ cao 2, 5 li là: N, g, h + Cao 1,5 li: t. + Cao 1, 25 li: r, s + Các chữ còn lại cao 1 li. + Khoảng cách giữa các chữ bằng một con chữ o. Bước 2: GV viết mẫu chữ Nghĩ và hướng dẫn HS viết. - Nét móc chữ M nối với nét hất của chữ i. - HS viết bảng con chữ Nghĩ – GV nhận xét, sửa sai. Hoạt động 3: HS viết vở tập viết. - GV nhắc nhở tư thế ngồi viết. - GV nêu yêu cầu cần viết của bài: viết đúng cỡ chữ, đúng độ cao các con chữ, khoảng cách giữa các chữ...(SGV/275). - GV theo dõi, uốn nắn, sửa sai cho HS yếu. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhắc HS ghi nhớ cách viết chữ hoa N. - GV chấm bài, khen HS giữ vở sạch - viết chữ đẹp. - Luyện viết thêm bài ở nhà, cẩn thận khi viết bài. 4. Nhận xét tiết học: D. Phần bổ sung: .................................................................................................................................................. ..................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTUẦN 16.doc
Giáo án liên quan