A-Mục tiêu: -Học sinh biết tham gia việc trường, việc lớp là trách nhiệm, bổn phận của mỗi người học sinh.
-Vận dụng vào thực tiễn cuộc sống
B-Đồ dùng dạy học: Phiếu đăng kí làm việc trường, việc lớp
C- Các hoạt động dạy học:
1-Bài cũ:
-Làm tốt việc trường, việc lớp có lợi gì?
- Em đã thực hiện các hành vi đó nh thế nào?
Nhận xét, ghi điểm.
22 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1276 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 2 Tuần 13 Năm 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đọc yêu cầu đề bài
Viết thư cho người thân kể về một cảnh đẹp của quê hương
Trình bày thành 3 phần
Địa điểm, ngày, tháng, năm viết thư
Hỏi thăm sức khoẻ- kể về một cảnh đẹp của quê hương
Lời chào, lời chúc, lời hẹn ước-kí tên
Hs làm bài vào vở.
Thuý Anh, Đan, Ngọc, Nhi, Hiếu đọc thư trước lớp.
Nhận xét, bổ sung.
3-Dặn dò: Nhận xét giờ học-HD học sinh tập viết thư kể về cảnh đẹp quê hương.
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Từ địa phương
Dấu chấm hỏi; Dấu chấm than
A-Mục tiêu: Hs nhận biết và sử dụng một số từ thường dùng ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam qua bài tập phân loại từ ngữ và tìm từ cùng nghĩa thay thế từ địa phương
Luyện tập sử dụng dấu chấm hỏi; chấm than qua các bài tập đặt dấu câu thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn.
B-Đồ dùng dạy học
Bảng lớp ghi nội dung bài tập 1
Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2, 3
Một tờ phiếu ghi sẵn đoạn văn ở bài tập 3.
C- Các hoạt động dạy học:
1-Bài cũ: HS làm bài tập 2, bài 3 bài LTVC tuần 12- Kiểm tra việc làm bài tập của HS.
2-Bài mới:
HĐ1: Mở rộng vốn từ địa phương
Bài tập 1: HS đọc yêucầu bài tập
-Trong bài tập có các cặp từ cùng nghĩa, nhiệm vụ của các em làm là chia từ vào bảng phân loại: Từ dùng ở miền Bắc và từ dùng ở miền Nam.
HS làm bài theo nhóm 4-Đại diện các nhóm trình bày- Chữa bài trên bảng lớp.
Bài tập 2: GV treo bảng phụ HS đọc đoạn thơ, trao đổi nhóm 2 để tìm các cặp từ cùng nghĩa.
Trình bày phần chữa bài trên bảng phụ
Nối tiếp nhau đọc kết quả của bài tập.
GV chốt ý đúng.
Bài tập 3:
Gv nêu yêu cầu bài tập- HS làm bài cá nhân
-GV dán tờ phiếu mời 1 HS lên bảng làm bài
Nhận xét, chốt lời giải đúng.
Chấm chữa bài cho HS
HS đọc yêu cầu bài tập
Đan chữa bài trên bảng lớp
Nhận xét, bổ sung.
Hs đọc yêu cầu BT và khổ thơ
HS làm bài theo nhóm 2
Ngọc chữa bài trên bảng phụ.
-Đọc kết quả: Kiên, Phước, Bình.
Nhận xét
HS đọc yêu cầu đề bài
Làm bài cá nhân
Long lên bảng làm bài vào phiếu
Nhận xét, bổ sung.
3-Dặn dò: Hớng dẫn tìm hiểu các từ địa phương; Cách sử dụng dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
Chính tả: (NV) Vàm Cỏ Đông
A-Mục tiêu: Nghe, viết và trình bài chính xác 2 khổ thơ đầu theo thể thơ 7 chữ của bài thơ: Vàm Cỏ Đông
Phân biệt được các tiếng chứa vần khó it/ uyt – Phân biệt được tiếng có âm đầu và thanh dễ lẫn lộn
B-Đồ dùng dạy học: Bảng lớp ghi sẵn nội dung bài tập 2 ( 2 lần)
Bảng lớp chia làm 3 cột ghi sẵn nội dung bài tập 3.
C-Các hoạt động dạy học:
1-Bài cũ:
HS lên bảng viết: khúc khuỷu, khẳng khiu, khuỷu tay, tiu nghỉu.
Cả lớp viết vào nháp
2-Bài mới:
HĐ1: HD nghe viết chính tả
GV đọc bài viết
3 HS đọc bài viết
-Bài viết có mấy câu? Những chữ cái nào được viết hoa?
-Bài viết được trình bày theo thể thơ gì?
-Tình cảm của tác giả đối với dòng sông quê hương được thể hiện qua các câu thơ nào?
-Hs đọc thầm bài viết chọn và ghi ra nháp những từ ngữ dễ lẫn lộn.
Đọc chính tả
HĐ2- Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài tập 2
GV nêu yêu cầu của bài
Mời 2 Hs lên bảng thi làm đúng, làm nhanh bài 2.
Yêu cầu đọc lại lời giải đúng
GV chốt ý đúng.
Chấm bài.
Bài tập 3: Gv nêu yêu cầu bài tập
Hs làm bài vào vở
3 HS lên bảng làm bài
Nhận xét , chấm chữa bài
Vi, Hằng, Quỳnh đọc bài viết
8 câu thơ- Các chữ cái đầu mỗi dòng thơ và tên địa danh được viết hoa.
Thơ 7 chữ
Anh mãi gọi với lòng tha thiết/: Vàm Cỏ Đông! ơi Vàm Cỏ Đông.
HS chọn ghi tiếng khó
HS viết chính tả.
-HS đọc yêu cầu bài tập
Làm bài cá nhân.
Quân, Thu Ngân, lên bảng thi viết nhanh, viết đúng
Nhận xét- Đọc lại lời giải đúng( Trường, Kiên, Dũng.)
HS làm bài tập vào vở
Huy, Hoàng, Giang làm bài trên bảng lớp
Nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh
3-Dặn dò: Nhận xét giờ học, hướng dẫn luyện viết ở nhà.
Ôn Tiếng Việt (LTVC) Mở rộng vốn từ địa phương
Dấu chấm hỏi, chấm than
A-Mục tiêu: -Mở rộn cho học sinh một số từ thường dùng ở địa phương
- Biết dùng hình dấu chấm hỏi, dấu chấm than thích hợp
B-Các hoạt động dạy học
1-Bài cũ:
HS tìm 5 từ địa phương thường dùng ở quê em? ( xuốc (quét), cươi (sân), trù ( trầu), cẳng ( chân).
Viết câu sau thành câu hỏi: Nam đi học.
Nhận xét, ghi điểm
2-Bài mới:
HĐ1: Từ địa phương
Bài tập 1:
Chọn và sắp xếp các từ ngữ sau vào bảng phân loại: Cây bút/ cây viết; ghe/ thuyền; rứa/ thế. Kia/ tê; mô/ đâu. nỏ, hổng/không; lợn/heo; bao diêm/ hộp quẹt
-Từ địa phương
-Từ toàn dân
HS làm bài vào vở. Một học sinh chữa bài vào phiếu.
HĐ2-Dấu chấm hỏi- Chấm than
Bài tập 2:
Viết lại đoạn văn sau và chữa lại các dấu câu đã dùng sai:
Thấy hỏi:
-Cháu tên gì!
-Thưa thầy, con là Lu-i Pa- xtơ ạ?
-Đã muốm đi học chưa hay còn thích chơi!
-Thưa thầy con thích đi học ạ?
HS làm bài vào vở
Chấm, chữa bài.
Bài tập 3: Cho câu văn sau:
Tuấn học bài.
-Hãy viết thành 3 câu hỏi?
HS làm bài theo nhóm 2- Thi trình bày trên bảng lớp(4 nhóm)
Hs đọc yêu cầu bài tập
Làm bài cá nhân- Hiếu chữa bài vào phiếu
Đổi chéo vở kiểm tra- Nhận xét bài làm của bạn.
Hs đọc yêu cầu bài tập
Làm bài cá nhân
Đọc bài làm trước lớp ( Quỳnh, Huy, Thảo, Phong, Long)
Các nhóm thảo luận - đại diện 4 nhóm thi làm bài trên bảng lớp
Nhận xét, chọn nhóm đặt câu hỏi đúng và nhanh nhất
3-Dặn dò: Nhận xét giờ học-HD học sinh luyện tập về nhận biết từ địa phương và cách sử dụng từ địa phương; Ôn về dấu chấm hỏi, chấm than.
Thứ sáu ngày 30 tháng 11 năm 2007
Toán: Gam
A-Mục tiêu: -Cung cấp cho học sinh thêm đơn vị đo khối lượng là gam- Học sinh biết sử dụng đơn vị gam để đo khối lượng
-Biết quam hệ giữa gam và ki- lô- gam
B-Đồ dùng dạy học: Cân đĩa; cân đồng hồ và các vật dùng để cân
B-Các hoạt động dạy học
1- Bài cũ
HS lên bảng đọc thuộc chia nhân 9 ( từng cặp Hs kiểm tra nhau)
Chữa bài tập 3
Nhận xét ghi điểm.
2-Bài mới:
HĐ1- Hình thành kiến thức: Giới thiệu đơn vị gam và mối quan hệ giữa gam và ki- lô- gam.
-Em hãy kể tên các đơn vị đo khối lượng đã học?
-GV đưa quả cân 1kg và gói đường đặt lên cân
-Gói đường nhẹ hơn hay nặng hơn 1 kg?
-Để cân những vật nhẹ hơn 1 kg người ta dùng đơn vị gam.
-Gam viết tắt là g
-Đọc gam
-Giới thiệu các loại quả cân: 1 g; 2 g; 5 g; 10 g; 20 g; 50 g; 100g; 200g; 500g.
Giới thiệu: 1 kg = 1000 g
Vài học sinh nhắc lại.
*Thực hành cân gói đường và các vật nhẹ hơn 1 kg.
HĐ2-Thực hành
Bài 1: Thực hành cân và đọc kết quả trên đồng hồ
Đây là loại cân gì? Cách cân như thế nào?
Luyện đọc theo nhóm 2
Bài 2: Tiến hành tương tự
Phân biệt được cách cân của hai loại cân khác nhau.
Bài 3: HS đọc yêu cầu và mẫu:
-GV hướng dẫn mẫu:
22 g+ 47 g = 69 g
HS làm bài tập vào vở 2 Hs lên bảng trình bày
Nhân xét- chữa bài
Bài 4: Hs đọc đề toán
HD tóm tắt rồi giải
HS làm bài vào vở
Chấm bài
Bài 5: Tiến hành tương tự
Chấm, chữa bài.
Ki- lô- gam
Nhẹ hơn
-HS nhắc lại.
HS quan sát các loại quả cân-Đọc tên các quả cân
-HS nhắc lại ( Trường, Đan, Nhi, Hằng, Hạnh)
-GV đưa các vật- HS thực hành cân
Cân đĩa- Khi cân thăng bằng ta xem các quả cân trên đĩa kia sẽ biết được khối lượng của vật.
Từng cặp học sinh đọc kết quả trước lớp
Cân đĩa và cân đồng hồ
Hs quan sát mẫu
Làm bài vào vở- Đức, Hoàng lên bảng làm bài
Đổi chéo vở- Nhận xét bài làm của bạn
Thuý Anh, Ngọc đọc bài toán
Tóm tắt, rồi giải vào vở
Trinh làm bài trên bảng lớp.
Nhận xét, chữa bài
3-Dặn dò: Hướng dẫn HS ghi nhớ đơn vị đo khối lượng mới: Gam; Quan hệ giữa gam và ki- lô - gam
Vận dụng làm các bài tập trong vở BTT.
Tập làm văn: Viết thư
A-Mục tiêu: -Hs biết viết một bức thư cho bạn cùng lứa tuổi ở miện Nam, miền Trung hoặc miền Bắc theo gợi ý SGK
-Biết trình bày đúng thể thức một bức thư, dùng từ, đặt câu chính xác, biết thể hiện tình cảm thân ái với người bạn mình viết thư
B-Đồ dùng dạy học: Bảng lớp ghi sẵn đề bài và gợi ý
C- Các hoạt động dạy học
1-Bài cũ: Đọc đoạn văn kể về đất nước ( Phương, Hà)
Nhận xét, ghi điểm.
2-Bài mới:
HĐ1: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Yêu cầu HS đọc yêu cầu và gợi ý
Bài tập yêu cầu em viết thư cho ai?
Mục đích là gì?
Một bức thư được trình bày như thế nào?
Một HS làm mẫu theo gợi ý
HS làm bài theo nhóm 2
HĐ2: Viết thư
HS viết thư vào vở theo gợi ý
Gv theo dõi giúp đỡ HS hoàn thành lá thư.
-Yêu cầu 5 đén 7 HS đọc lá thư của mình
Nhận xét, ghi điểm
Thu chấm bài
Hoàng, Đức nêu yêu cầu đề bài. Cả lớp theo dõi
Một người bạn ở các miền đất nước
Hẹn cùng thi đua học tập.
Ba phần- Phần đầu, nội dung và kết thúc thư
Lâm Nhi trình bày bức thư của mình theo gợi ý
HS làm việctheo nhóm 2
Đại diện 3 nhóm trình bày thư của mình
Cả lớp lắng nghe-Nhận xét
Đức, Hiếu đọc yêu cầu bài tập
-Hs làm bài cá nhân
Thu Ngân, Kim Ngân, Trường, Sơn, Ngọc đọc bài văn trớc lớp
Nhận xét từng bài- bổ sung
3-Dặn dò: Hướng dẫn học sinh tập viết thư.
Ôn Toán: Gam
A-Mục tiêu: Củng cố cho học sinh về đơn vị đo khối lượng: Ki- lô- gam; Gam.
Hs thực hành cân.
HS vận dụng làm tính và giải toán có kèm tên đơn vị gam, ki- lô- gam.
B-Đồ dùng dạy học: Các loại cân: Cân bàn, cân đĩa ...
C-Các hoạt động dạy học
1-Bài cũ:
HS lên bảng chữa bài tập 2, 3 VBT toán.
Kiểm tra việc làm bài tập của HS.
2-Bài mới:
HĐ1-Củng cố kiến thức
Gam viết tắt là gì?
1kg bằng mấy gam?
1 lạng bằng mấy gam?
HĐ2: Thực hành cân
Chia nhóm tổ chức cho HS thực hành cân trên các loại cân đã chuẩn bị so sánh kết quả.
HĐ3- HD làm bài tập
Bài1: Tính
25 g + 65 g = g 37 g + 84 g = g
100g + 45 g- 38 g= g
57 g x 3- 87 g = g
Hs làm bài vào vở- 2 Hs lên bảng trình bày
Nhận xét, chốt ý đúng.
Bài 2: Đổi ra gam:
1kg = g 3 kg = g
17kg = g 67 kg = g
HS làm bài vào vở- 2 Hs lên bảng làm bài
Chấm bài.
Bài 3 Một gói mì chín nặng 250 g. Hỏi 4 gói như thế nặng bao nhiêu ki- lô- gam?
HS làm bài vào vở- 1 HS chữa bài
Chấm bài
g
1000 g
100 g
Các nhóm thực hành cân-Đọc kết quả trước lớp
Hs làm bài cá nhân- Dũng, Phương làmbài trên bảng
Nhận xét, chữa bài bạn
HS làm bài vào vở- Đổi chéo vở kiểm tra bài
Hà,Giang làm bài trên bảng
Quân, Vi đọc đề toán
HS tự tóm tắt rồi giải
Chữa bài : Linh Đan
3-Dặn dò: Nhận xét giờ học- HD luyện tập về đơn vị đo khối lượng.
Sinh hoạt tập thể: Sinh hoạt Đội
( Tiến hành theo kế hoạch Liên Đội)
File đính kèm:
- tuan 13(4).doc