Giáo án lớp 2 tuần 12 - Trường Tiểu học Tam Hưng

 TẬP ĐỌC

 §34 & 35: SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA

I. Mục đích, yêu cầu:

 - Đọc đúng, rõ ràng toàn bài ; biết ngắt hơi đúng ở câu có nhiều dấu phẩy.

 - Hiểu nghĩa các từ mới : vùng vằng, la cà ; hiểu ý nghĩa diễn đạt qua hình ảnh : mỏi mắt chờ mong, (lá) đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con, (cây) xoà cành ôm cậu.

 - Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ dành cho con. (trả lời được câu hỏi 1, 2, 3, 4).

 - HS ngoan ngoãn, biết vâng lời bố, mẹ. Yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy – học:

 - Tranh minh họa bài đọc SGK (phóng to).

 - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy – học: Tiết 1.

 

doc44 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1055 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 2 tuần 12 - Trường Tiểu học Tam Hưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m rãi. 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: - Hiểu nghĩa các từ mới: điện thoại, mừng quýnh, bâng khuâng. - Hiểu và biết cách nói chuỵện bằng điện thoại. - GD cho HS có ý thức tự giác học bài và làm bài tập, biết vận dụng kiến thức bài học vào cuộc sống. II. Đồ dùng dạy – học: GV: Tranh minh họa bài đọc SGK (phóng to). - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc, điện thoai đồ chơi. HS: SGK. III. Các hoạt động dạy – học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1' 3' 1’ 16’ 14’ 5’ A. Ổn định tổ chức: - Nhắc HS ổn định chỗ ngồi, hát. B. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi HS đọc bài “Sự tích cây vú sữa” - Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi? - GV nhận xét, cho điểm. C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. - GV nêu mục đích yêu cầu của bài học. 2. Luyện đọc. 2.1. GV đọc toàn bài. - Khi đọc các em đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm, nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm. 2.2. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. a/ Đọc từng câu. - GV hướng dẫn HS luyện phát âm các từ khó: chuông điện thoại, mừng quýnh, bâng khuâng, sắp sách vở, lên, con khoẻ lắm, mấy tuần nay... b/ Đọc từng đoạn trước lớp. - Bài này chia làm mấy đoạn? - GV HD học sinh đọc đúng các câu văn. c/ Đọc từng đoạn trong nhóm. - Theo dõi các nhóm đọc bài. d/ Thi đọc giữa các nhóm. - Nhận xét cho điểm e. Đọc đồng thanh. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài. 3.1) Khi nghe tiếng chuông điện,Tường làm những công việc gì? 3.2) Cách nói trên điện thoại so với cách nói chuyện bình thường: 3.3) Tường có nghe bố nói chuyện trên điện thoại không? Vì sao? 4. Củng cố, dặn dò. - Nhận xét giờ học. - Về nhà đọc lại bài, chuẩn bị bài sau: “Quà của bố” - HS ổn định nền nếp, hát. - 2 HS tiếp nối đọc bài “Sự tích cây vú sữa” và trả lời các câu hỏi. - HS khác nhận xét. - Lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS nối tiếp nhau đọc từng câu. - HS luyện phát âm cá nhân - đồng thanh * HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp. - Chia làm 2 đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu đến bao giờ bố về. + Đoạn 2: Còn lại. - HS luyện đọc ngắt nghỉ hơi đúng các câu văn dài. - Lần lượt từng HS luyện đọc trong nhóm. - Đại diện các nhóm thi đọc. - HS đọc thầm cả bài. - Đến bên máy, nhắc ống nghe lên áp một đầu vào tai và nói A lô! Cháu là Tường con mẹ Bình nghe đây. - Khi nói chuyện điện thoại ta cũng chào hỏi giống như bình thường nhưng khi nhấc ống nghe lên là giới thiệu ngay, và nói thật ngắn gọn, cần giới thiệu ngay vì nếu không giới thiệu người bên kia sẽ không biết là ai. Nói ngắn gọn vì nói dài sẽ không tiết kiệm tiền của. - Tường không nghe bố mẹ nói chuyện vì như thế là không lịch sự. Có thể còn vi phạm pháp luật. - HS ghi nhớ. Tiết 3: HƯỚNG DẪN HỌC §2: HOÀN THÀNH BÀI TẬP TRONG NGÀY I. Mục tiêu: - Giúp HS hoàn thành các bài tập trong ngày. - Đọc to, rõ ràng, mạch lạc bài thơ Gió từ tay mẹ. - Rèn kĩ năng đọc hiểu, hiểu được nội dung của bài: Công lao mẹ chăm sóc con rất to lớn..., trả lời đước các câu hỏi và chọn được ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi. - GD tình cảm thương yêu mẹ. * Luyện phát âm l/n. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Bảng phụ, phấn màu. - HS : Vở. III. Các hoạt động dạy - học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1’ A. Ổn định tổ chức lớp: - Nhắc HS ổn định nề nếp. - Ổn định chỗ ngồi … 2’ B. Kiểm tra. - Hôm nay các con đã học những môn gì ? - Các con đã hoàn thành bài tập chưa? - Y/c HS giở vở và kiểm tra. - GV nhận xét. - HS trả lời theo yêu cầu của GV. 1’ 5’ C. Bài mới: Hoạt động 1. Giới thiệu bài. GV giới thiệu bài - Ghi tên bài. Hoạt động 2: Giúp HS hoàn thành các bài tập trong ngày. - Hướng dẫn HS hoàn thành bài tập trong ngày. - HS hoàn thành bài tập các môn học trong ngày. 16’ Hoạt động 3: Củng cố kiến thức môn Tiếng Việt. Đọc bài thơ Gió từ tay mẹ trả lời câu hỏi và chọn câu trả lời đúng. 1) Viết lại 2 câu thơ trong bài có hình ảnh so sánh quạt nan với vật khác ? 2) Viết tiếp vào chỗ trống ý kiến của em ? Gió từ tay mẹ quạt hơn gió của ông trời vì .... Gió từ tay mẹ quạt hơn gió của cây vì ... 3) Bài thơ muốn nói với em điều gì ? a. Gió mẹ quạt cho con rất là mát. b. Mẹ còn giỏi hơn cả ông trời. c. Công lao mẹ chăm sóc con rất lớn. 9’ *Trả lời câu hỏi và chọn ý đúng cho mỗi câu hỏi. - GV đọc mẫu. - Gọi HS đọc bài. - GV theo dõi, sửa sai. - Yêu cầu HS đọc câu hỏi và chọn ý trả lời đúng. Hoạt động 4: Luyện phát âm l/n. * Luyện đọc và viết khổ thơ sau: Nói năng nên luyện luôn luôn Nói lời lưu loát luyện luôn lúc này Lẽ nào nao núng lung lay Lên lớp lú lẫn lại hay nói lầm. - GV đọc mẫu. GV theo dõi, sửa sai. - GV đọc cho HS viết. - Thu vở chấm, tuyên dương những em viết đúng, đẹp. - HS lắng nghe. - 1 HS khá, giỏi đọc lại bài. - HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài. - HS đọc từng đoạn (cá nhân, nhóm) * Câu 1: Quạt nan như lá Quạt nan như cánh * Câu 2: a. Gió từ tay mẹ quạt hơn gió của ông trời vì Gió của ông trời có khi rét buốt. Gió từ tay mẹ quạt lúc nào cũng mát. b. Gió từ tay mẹ quạt hơn gió của cây vì Gió từ ngọn cây có khi còn nghỉ. Gió từ tay mẹ thổi suốt đêm. * Câu 3: ý c Công lao mẹ chăm sóc con rất lớn. HS lắng nghe. 1 HS khá, giỏi đọc. HS nối tiếp nhau đọc. HS nghe viết. 3’ D. Củng cố, dặn dò: - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung, kiến thức của bài. - Nhận xét tiết học. - Ôn lại bài. - HS ghi nhớ. Tiết 3: HƯỚNG DẪN HỌC §1: HOÀN THÀNH BÀI TẬP TRONG NGÀY I. Mục tiêu: - Giúp HS hoàn thành các bài tập trong ngày. - Củng cố cho HS dạng toán tìm số bị trừ. Giải toán có lời văn. Nhận biết hình tam giác. - Luyện phát âm l/n. - HS có ý thức tự giác làm bài. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Bảng phụ, phấn màu, nội dung BT luyện đọc, viết đúng l/ n - HS : Vở. III. Các hoạt động dạy - học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1’ A. Ổn định tổ chức lớp: - Nhắc HS ổn định nề nếp. - Ổn định chỗ ngồi … 1’ B. Kiểm tra. - Hôm nay các con học những môn gì? - Các con đã hoàn thành hết bài tập chưa ? - GV nhận xét. - HS trả lời theo yêu cầu của GV. 1’ 5’ C. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. - GV giới thiệu bài - Ghi tên bài. Hoạt động 2: Giúp HS hoàn thành các bài tập trong ngày. - Hướng dẫn HS hoàn thành bài tập trong ngày. - HS hoàn thành bài tập các môn học. 17’ Hoạt động 3: Củng cố kiến thức về nội dung ôn tập môn Toán. Bài 1: Tìm một số, biết rằng số đó trừ đi 28 thì bằng 32. Khoanh tròn chữ đặt trước kết quả đúng: A. 4 B. 28 C. 60 Bài 2: Tìm x. x - 9 = 24 x – 5 = 8 x - 20 = 35 x – 5 = 17 - Nêu cách làm bài. - Nhận xét, đưa ra đáp án đúng. Bài 3: Đặt tính rồi tính 13 – 9 13 – 0 13 – 4 13 – 7 43 – 9 33 – 5 73 – 6 93 – 8 - Nhắc HS đặt tính đúng. - GV nhận xét, sửa sai. Bài 4: Năm nay bác ba 43 tuổi, bác Tư kém bác Ba 5 tuổi, bác Hai hơn bác tư 9 tuổi. Hỏi: Năm nay bác Tư bao nhiêu tuổi? Năm nay bác Hai bao nhiêu tuổi? GV nhận xét, sửa sai. Bài 5: Có bao nhiêu hình tam giác? a. có 4 hình tam giác. b. có 6 hình tam giác. c. có 7 hình tam giác. d. có 8 hình tam giác. - HS thảo luận nhóm đôi. - Tìm ra đáp án đúng. - Báo cáo KQ. C. 32 + 28 = 60 - 4 HS lên bảng làm bài. - Nêu cách làm bài. - HS làm bài vào vở. Đọc kết quả. HS đọc kĩ bài toán, tìm hiểu bài. Nêu cách giải. - 1 HS lên bảng làm bài. Bài giải: Năm nay tuổi bác Tư là: 43 – 5 = 38 (tuổi) Năm nay tuổi bác hai là: 38 + 9 = 47 (tuổi) Đáp số: a. 38 tuổi b. 47 tuổi. - D: có 8 hình tam giác. 9’ Hoạt động 4: Luyện phát âm l/n. Quê em Bên này là núi uy nghiêm Bên kia là cánh đồng liền chân mây Xóm làng xanh mát bóng cây Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời. - GV sửa sai cho HS. - Đọc cho HS viết. - GV chấm điểm , nhận xét. - HS nối tiếp nhau luyện đọc. - HS nghe viết vào vở. 3’ D. Củng cố – Dặn dò: - GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung & kiến thức bài. - Nhận xét tiết học. - HS ghi nhớ. Tiết 3: TẬP LÀM VĂN §12: KỂ VỀ NGƯỜI THÂN I. Mục đích, yêu cầu: - Biết kể về bố, mẹ ( hoặc người thân ) của em dựa theo câu hỏi gợi ý . - Viết được một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu về bố, mẹ ( hoặc người thân ) của em. - Yêu thương những người thân trong gia đình. II. Đồ dùng dạy - học: GV: Bảng phụ ghi các câu hỏi gợi ý BT1, phấn màu. HS: Vở ô li. III. Các hoạt động dạy - học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1’ 2’ 1’ 28’ 3’ A. Ổn định tổ chức lớp: - Nhắc HS ổn định nề nếp. B. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng đọc bức thư hỏi thăm ông bà (Bài 3 – Tập làm văn – Tuần 11). - Nhận xét, ghi điểm. C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. - Tiết tập làm văn hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu về bố, mẹ ( hoặc người thân ) của em 2. Hướng dẫn làm bài tập : 1. Kể về bố, mẹ (hoặc người thân) của em . Gợi ý : a- bố, mẹ (hoặc người thân) của em năm nay bao nhiêu tuổi b- bố, mẹ (hoặc người thân) của em làm gì? c- bố, mẹ (hoặc người thân) của em yêu quý và chăm sóc em như thế nào ? d- Tình cảm của em đối với bố, mẹ (hoặc người thân) của em như thế nào ? - Giáo viên nhắc học sinh chú ý yêu cầu bài tập là kể chứ không phải là trả lời câu hỏi. - Giáo viên khơi gợi tình cảm với bố , mẹ của học sinh. 2. Dựa theo lời kể ở BT1 hãy viết 1 đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu kể về bố, mẹ (hoặc người thân) của em . - Yêu cầu HS viết bài vào vở. Chú ý HS viết câu văn liền mạch. Cuối câu có dấu chấm, chữ cái đầu câu viết hoa. - Gọi 1 vài HS đọc bài viết của mình. - GV nhận xét và cho điểm HS. 3. Củng cố – Dặn dò : - GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài: Kể về gia đình. - HS ổn định chỗ ngồi, hát. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS lắng nghe. - 2 HS đọc lại đề bài. - Học sinh tập kể trong nhóm. - Các nhóm lần lượt kể. - Cả lớp cùng nhận xét. VD: Bố em năm nay ngoài ba mươi tuổi. Hằng ngày,tuy bố làm việc rất vất vả nhưng tối về, bố vẫn dạy hai chị em em học bài, bố vẫn kể chuyện cho chúng em nghe, thỉnh thoảng vẫn đưa chúng em đi chơi. Bố rất yêu thương và chiều chuộng em. Em hứa phải học giỏi để không phụ lòng bố... - Học sinh làm bài vào vở. - Một số học sinh đọc bài của mình. - Cả lớp nhận xét. - HS ghi nhớ.

File đính kèm:

  • docGiao an lop 2 Tuan 12 CKTKN.doc
Giáo án liên quan