I. Mục tiêu :
- Thực hiện trò chơi dân gian, nhằm giúp HS thư giản, thoải mái.
- Trò chơi dân gian tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh thu hút HS tham gia ngày càng đông đảo với phương châm " Học mà chơi, chơi mà học" thông qua hoạt động này tạo sự nhanh nhẹn, linh hoạt thinh thần tập thể cao.
II. Các hoạt động dạy học :
- Lớp tập họp vòng tròn
1. Hướng dẫn trò chơi dân gian:
- HS chơi các trò chơi ; cướp cờ, mèo đuổi chuột, chơi chuyền, nhảy dây.
2. Tổng kết tiết học.
18 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1021 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 10 Trường Tiểu học Trần Tống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dò
- Dặn HS suy nghĩ và kể thêm nhiều điều về HS của mình.
- 1HS đọc yêu cầu bài tập và các câu hỏi gợi ý.
- Cả lớp suy nghĩ, chọn đối tượng để kể.
- HS khá, giỏi kể mẫu trước lớp.
- HS kể trong nhóm.
VD: Ông em năm nay đã ngoài sáu mươi tuổi. Ông làm nghề nông nên hết ra đồng lại chăm bón cây trong vườn nhà. Những lúc rảnh rỗi, ông thường kể chuyện cổ tích cho em nghe. Ông thương em lắm. Có món gì ngon, ông cũng để dành phần nhiều cho em.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Viết lại những gì em vừa nói ở bài tập 1.
- HS viết bài.
- Một số HS đọc bài viết trước lớp.
- Lớp cùng GV nhận xét.
Luyện Tiếng Việt : LUYỆN TẬP KỂ VỀ NGƯỜI THÂN
I/Mục tiêu :
Luyện kể về ông, bà hoặc người thân theo câu hỏi gợi ý.
Viết được đoạn văn ngắn từ 3-5 câu về ông bà hoặc người thân
II/Lên lớp:
Luyện kể theo từng câu hỏi gợi ý
Kể hoàn chỉnh bài văn
Viết đoạn văn ngắn vào vở.
Tập viết: CHỮ HOA H
I/ Mục tiêu
- Viết đúng chữ hoa H (một dòng cỡ vừa, một dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Hai (một dòng cỡ vừa, một dòng cỡ nhỏ), Hai sương một nắng (3 lần).
II/ Đồ dùng dạy học
- Mẫu chữ trong khung chữ; viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ.
III/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra:
Kiểm tra bài viết ở nhà của HS.
B. Bài mới
HĐ1. Hướng dẫn viết chữ cái hoa H.
H: Chữ H cao mấy li? Rộng mấy li?
Chữ được viết bởi mấy nét?
- Hướng dẫn cách viết.
- Viết bảng.
HĐ2. Viết cụm từ ứng dụng.
- Yêu cầu HS đọc.
- Nêu: đây là thành ngữ nói lên sự vất vả, chịu thương, chịu khó của bà con nông dân.
- Hướng dẫn quan sát, nhận xét.
- Viết bảng.
HĐ3. Viết vào vở tập viết.
Theo dõi HS viết bài trong vở tập viết và chỉnh sửa lỗi cho HS.
- Thu, chấm bài.
C. Củng cố, dặn dò
- Tổng kết giờ học.
- Dặn HS hoàn thành bài viết ở nhà.
- cao 5li, rộng 5 li.
- 3 nét: + nét 1: kết hợp 2 nét cơ bản cong trái và lượn ngang.
+ nét 2: kết hợp 3 nét cơ bản gồm nét khuyết ngược, nét khuyết xuôi và nét móc phải.
+ nét 3: là nét thẳng đứng.
HS viết chữ H trên bảng con.
- Đọc: Hai sương một nắng.
- Các chữ h, g cao 5li, chữ t: 1,5li.
- Các chữ còn lại cao 1li.
- Khoảng cách giữa các chữ bằng một đơn vị chữ.
- 1HS lên bảng, các HS còn lại viết chữ “Hai” trên bảng con.
- HS viết:
+ 1 dòng chữ H, cỡ vừa.
+ 1 dòng chữ H, cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ “Hai”, cỡ vừa.
+ 1 dòng chữ “Hai”, cỡ nhỏ.
+ 3 lần “Hai sương một nắng”, cỡ nhỏ.
- HS khá giỏi viết cả bài.
Kể chuyện : SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ
I. Mục tiêu :
- Dựa vào các ý cho trước, kể được từng đoạn câu chuyện Sáng kiến của bé Hà.
- GD MT: GD ý thức quan tâm đến ông bà và những người thân trong gia đình.
- HS khá giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện (BT2)
II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ viết sẵn ý kiến từng đoạn.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1. Giới thiệu bài
HĐ2. Hướng dẫn kể chuyện :
1. Kể lại từng đoạn chuyện dựa theo các ý chính.
- Treo bảng phụ ghi những ý chính của từng đoạn (a/ Chọn ngày ông bà; b/ Bí mật của hai bố con.; c/ Niềm vui của ông bà.)
Đoạn 1- Gợi ý :
+ Hà là cô bé như thế nào ?
+ Bé Hà có sáng kiến gì ?
+ Bé giải thích vì sao phải có ngày lễ của ông bà ?
+ Hai bố con chọn ngày nào làm ngày lễ cho ông bà ? Vì sao ?
Đoạn 2:
-Khi ngày lập đông đến gần, bé Hà đẫ chọn được quà để tặng ông bà chưa ?
-Ai đã giúp bé chọn quà cho ông bà ?
Đoạn 3:
- Bé Hà đã tặng ông bà quà gì? Thái độ của ông bà đối với món quà của bé ra sao?
- Kể chuyện trong nhóm.
2. Kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Các nhóm thi kể lại câu chuyện.
C. Củng cố, dặn dò
- Kể việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, người thân:
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Đọc các ý chính trên bảng phụ.
- Bé Hà là cô bé có nhiều sáng kiến.
- Tổ chức ngày lễ cho ông bà.
- Vì Hà có ngày Tết Thiếu nhi Ngày 1 tháng 6. Bố là công nhân có ngày lễ 1 tháng 5. Mẹ có ngày 8 tháng 3. Còn ông bà thì chưa có ngày lễ nào.
- Hai bố con chọn ngày lập đông làm ngày lễ của ông bà. Vì ngày đó là ngày trời bắt đầu trở rét, mọi người cần chú ý…
...chưa chọn được quà
....bố
...tặng ông bà chùm điểm 10. ...ông rất thích món quà của bé.
- HS nối tiếp nhau kể từng đoạn của câu chuyện.
- Các nhóm cử đại diện thi kể chuyện.
- Mỗi nhóm cử 3HS thi kể nối tiếp. Nhóm kể hay, sáng tạo là nhóm thắng cuộc.
- HS khá giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện (BT2)
Chính tả : ÔNG VÀ CHÁU
I/ Mục tiêu
- Nghe – viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hai khổ thơ.
- Làm được BT2; BT3 a/b. Làm đúng các bài tập phân biệt c/k, l/n, thanh hỏi/thanh ngã.
II/ Đồ dùng dạy học
- Viết sẵn nội dung bài tập 3, quy tắc chính tả với c/k.
III/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra
Gọi 2HS lên bảng viết lại tên các ngày lễ trong bài “Ngày lễ”.
B. Bài mới
HĐ1. Hướng dẫn nghe viết
- GV đọc bài viết.
H: Có đúng là cậu bé trong bài thơ thắng được ông của mình không?
- Trong bài thơ có mấy dấu hai chấm và dấu ngoặc kép?
- Hướng dẫn HS viết từ khó.
- Viết bài.
- Hướng dẫn HS soát lỗi, chấm, chữa bài.
HĐ2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1/85
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau nêu các chữ bắt đầu bằng c/k.
Bài 3/85
- Gọi 2HS lên bảng ghi trên chữ viết nghiêng dấu hỏi hay ngã.
- Hướng dẫn HS chữa bài tập trên bảng lớp.
C. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chữa các lỗi đã viết sai.
- 2HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- 2HS đọc lại bài viết.
- Ông nhường cháu, giả vờ thua cho cháu vui.
- Trong bài có hai lần dúng dấu hai chấm trước câu nói của cháu và trước câu nói của ông; 2 lần dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu câu nói của cháu và của ông.
- HS viết các chữ khó trên bảng con: vật, keo, thua, vỗ tay, hoan hô, trời chiều, rạng sáng,…
- HS nêu: + cà, cá, có, công, của, cầu, cau,…
+ kéo, kêu, kén, kính, kênh, kẻm, kiếm,…
- 1HS lên bảng, lớp làm vào VBT.
Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy.
- dạy bảo – cơn bão; lặng lẽ - số lẻ
- mạnh mẽ - sứt mẻ; áo vải – vương vãi
Thứ sáu ngày 26 tháng 10 năm 2012
Toán: 51 – 15
I/ Mục tiêu
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 51 – 15.
- Vẽ được hình tam giác theo mẫu (vẽ trên giấy kẻ ô li).
II/ Đồ dùng dạy học: - Que tính.
III/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra
Bài 1, 3/49
B. Bài mới
HĐ1. Phép trừ 51 – 15
1. Nêu bài toán (SGV)
H: Muốn tìm số que tính còn lại, ta phải làm thế nào?
- Yêu cầu HS sử dụng que tính để tính kết quả.
- Vậy 51 trừ 15 bằng bao nhiêu?
2. Đặt tính và tính
- Yêu cầu HS lên bảng đặt tính và thực hiện phép tính.
- Gọi vài HS nêu lại cách đặt tính và cách tính.
HĐ2. Thực hành
Bài 1/50 (cột 1, 2, 3)
- Gọi 1HS lên bảng, lớp thực hiện trên bảng con.
Bài 2/50 (a, b)
- HS làm bài vào vở, 2HS lên bảng làm bài.
Bài 3/50 (HS khá giỏi)
- Cho HS làm vào vở, gọi vài em nhắc lại cách tìm số hạng chưa biết.
Bài 4/50
- Hướng dẫn HS tự chấm các điểm vào bảng con như SGK rồi dùng phấn và thước nối các điểm để có hình tam giác.
HĐ3. Củng cố, dặn dò
- Gọi vài HS nêu lại cách đặt và thực hiện phép trừ 51 – 15.
- Nhận xét tiết học.Dặn HS về nhà làm phần bài tập còn lại và các bài tập trong VBT.
- 2HS lên bảng làm bài.
- Nghe và phân tích đề.
- Thực hiện phép trừ 51 – 15.
- 51 trừ 15 bằng 36.
- HS lên bảng đặt tính và thực hiện phép trừ từ phải qua trái.
- Nêu yêu cầu bài tập
- 1HS lên bảng, các HS khác thực hiện trên bảng con.
- HS làm bài vào vở, 2HS lên bảng làm bài.
- Câu c HS khá giỏi làm thêm
- Vài HS nhắc lại cách tìm số hạng chưa biết.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
Luyện Toán : LUYỆN TẬP
Mục tiêu :
- Củng cố về các phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 31 – 5.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 31 – 5.
- Nhận biết giao điểm của hai đoạn thẳng.
- Làm các bài tập 1, 2, 3 ,4 / 66 sách thực hành
Hoạt động tập thể : SINH HOẠT LỚP
I.Mục tiêu :
- Tổng kết, đánh giá các hoạt động trong tuần 10
- Kế hoạch tuần 11
II.Nội dung sinh hoạt:
- Hát tập thể
Nêu lí do
Đánh giá các mặt học tập tuần qua : học tập, nề nếp, vệ sinh, giờ ra vào lớp
Các tổ trưởng lên nhận xét đánh giá.
Các lớp phó phụ trách lần lượt lên đánh giá
Lớp phó học tập ( hồ sơ kèm theo)
Lớp phó lao động ( hồ sơ kèm theo)
Lớp phó văn thể mĩ ( hồ sơ kèm theo)
Lớp trưởng tổng kết xếp loại chung
* GV chủ nhiệm nhận xét chung: Học tập: Tiếp thu bài tốt, phát biểu xây dựng bài tích cực, học bài và làm bài đầy đủ. Các em ý thức được trong việc rèn chữ giữ vở. Đem đầy đủ sách vở trong ngày theo thời khoá biểu.-Nề nếp: +Xếp hàng thẳng, nhanh, ngay ngắn. + Hát văn nghệ đầu giờ, sôi nổi, vui tươi. + Đi học đúng giờ
-Vệ sinh: +Vệ sinh cá nhân tốt +Lớp sạch sẽ, gọn gàng. + Trực nhật VS khu vực đảm bảo
III. Kế hoạch tuần 11
- Dạy và học chương trình tuần 11
- Thực hiện các hoạt động nhà trường, lớp đề ra .
- Bồi dưỡng HS tham gia hội thi VSCĐ và kể chuyện Bác Hồ
- Hướng dẫn HS giải Toán qua mạng ( vòng 5)
- Thực hiện việc giữ vở, rèn chữ.
- Sinh hoạt văn nghệ
Hoạt động tập thể : SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
- Tổng kết, đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần 9.
- Củng cố, xây dựng nền nếp lớp.
- Kế hoạch tuần 10.
II.Các hoạt động dạy học :
A/ Đánh giá hoạt động trong tuần:
1/Nề nếp:
- Trang phục thực hiện tốt đồng phục
- Thực hiện tốt vệ sinh khu vực và vệ sinh lớp học.
- Thể dục đứng đúng vị trí và tập đều động tác.
- Thực hiện tốt việc xếp hàng ra vào lớp
- Duy trì nề nếp tự quản và hát đầu giờ, giữa giờ...
2/Học tập
- Duy trì sĩ số HS
- Thực hiện tốt việc truy bài đầu giờ
- Bảo quản tốt sách vở trong mùa mưa lũ
- Chất lượng học tập một số em có tiến bộ như em: Hoàn, Ngọc
- Một số em phát biểu xây dựng bài sôi nổi: Thoa, Đức, Hữu Viên, Trúc...
3/Hoạt động phong trào: HS nắm chủ đề, chủ điểm tháng 10
*Tồn tại :
- Học chậm, viết chữ chưa đều nét như em: Long, Cường
B/Công tác đến :
- Tiếp tục xây dựng nề nếp lớp
- Phụ đạo HS yếu, rèn chữ viết cho HS
- Tăng cường rèn HS viết chính tả
- Gặp gỡ phụ huynh trao đổi về việc học tập của HS
- Bồi dưỡng học sinh năng khiếu: Băng ( VSCĐ) Trúc ( KCĐĐ)
File đính kèm:
- Giaoanhk1Tuan9-17 (12).doc