A. Mục tiêu:
- HS hiểu thế nào là chăm chỉ học tập.
- Giúp HS có kĩ năng ứng xử trong các tình huống của cuộc sống.
- HS bày tỏ được thái độ liên quan đến các chuẩn mực đạo đức.
- Có thái độ tự giác học tập ở nhà.
B. Đồ dùng dạy – học:
- GV: Phiếu thảo luận.
- HS: Thẻ màu.
20 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1012 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 2 Tuần 10- Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S làm tương tự như bài tập 1 - 1 HS lên bảng làm bài – Cả lớp nhận xét, sửa bài.
nghỉ học lo nghĩ nghỉ ngơi ngẫm nghĩ
3. Củng cố, dặn dò:
- Ghi nhớ các từ đã viết để viết đúng chính tả.
- Về nhà rèn thêm chữ viết cho đúng chính tả và đẹp.
4. Nhận xét tiết học:
D. Phần bổ sung:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
_________________________________
THỂ DỤC Tiết 20
Điểm số 1 – 2, 1 – 2 theo đội hình vòng tròn. Trò chơi: “Bỏ khăn”.
SGV: 63 Tgdk: 35’
A. Mục tiêu:
- Điểm số 1 – 2, 1 – 2,… theo đội hình vòng tròn. Yêu cầu điểm số đúng, rõ ràng.
- Học trò chơi “Bỏ khăn”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở mức độ ban đầu, chưa chủ động.
B. Địa điểm và phương tiện:
- Sân trường sạch sẽ, 1 còi, 1 khăn.
C. Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Định lượng
PP tổ chức
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
* Đứng tại chỗ, vỗ tay, hát.
- Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông.
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
2. Phần cơ bản:
* Điểm số 1 – 2, 1 – 2, …theo hàng ngang: Lần 1 học sinh thực hiện; lần 2 từng tổ thi; sau đó chuyển thành đội hình vòng tròn.
* Điểm số 1 – 2, 1 – 2,… theo vòng tròn (Theo chiều kim đồng hồ): Lần 1, 2 GV điều khiển; lần 3: GV điều khiển HS thi xem ai điểm số nhanh và đúng.
- Trò chơi “Bỏ khăn”: GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn chơi, 1 HS chơi thử cho cả lớp xem. HS chơi.
* Đi đều 2 – 4 hàng dọc: GV và lớp trưởng điều khiển.
3. Phần kết thúc:
- Cúi người thả lỏng và hít thở sâu.
- Nhảy thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học, giao việc về nhà.
1– 2 phút
1 phút
2 phút
1 – 2 phút
2 lần
2 – 3 lần
4 – 5 phút
2 – 3 phút
5 – 6 lần
5 – 6 lần
1 – 2 phút
1 – 2 phút
Hàng dọc
Hàng dọc
Hàng ngang
Hàng ngang
Hàng ngang
Vòng tròn
Vòng tròn
Hàng dọc
Hàng ngang
Hàng ngang
Hàng dọc
Hàng dọc
D. Phần bổ sung:
…………………………………………………………………………..................................
………………………………………………………………………………………………..
_________________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 30 tháng 10 năm 2009.
ÂM NHẠC Tiết 10
Ôn tập bài hát: Chúc mừng sinh nhật.
Tgdk: 35’
A. Mục tiêu:
- Học thuộc bài hát, tập hát biểu diễn. Biết gõ đệm theo nhịp.
B. Đồ dùng dạy – học:
- Nhạc cụ quen dùng, máy nghe, băng nhạc, một số nhạc cụ gõ (trống, mõ, phách).
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: HS hát lại bài Chúc mừng sinh nhật.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Chúc mừng sinh nhật.
- Chia thành từng nhóm, từng dãy bàn hát theo kiểu đối đáp từng câu.
- Gõ đệm theo nhịp 3/4 như sau:
Mừng ngày sinh một đóa hoa. Mừng ngày sinh một khúc ca.
x x x x
* Hoạt động 2: Tập biểu diễn bài hát.
- Đơn ca, tốp ca.
- Hát kết hợp vận động phụ họa theo nhịp 3.
* Hoạt động 3: Trò chơi đố vui.
- GV hát 1 bài nhịp 2 và 1 bài nhịp 3, cho HS nhận xét bài nào là nhịp 2, bài nào là nhịp 3. Sau đó GV hát tiếp 2 bài khác để đố các em (GV sưu tầm thêm những bài hát nhịp 3: Đếm sao, Bụi phấn, Ngày đầu tiên đi học…).
3. Củng cố, dặn dò: Cả lớp hát lại bài hát và vỗ tay theo nhịp 3.
4. Nhận xét tiết học:
D. Phần bổ sung:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________
TẬP LÀM VĂN Tiết 10
Kể về người thân.
Sgk: 85 Tgdk: 40’
A. Mục tiêu: Giúp HS:
1. Rèn kĩ năng nghe và nói:
- HS biết kể về ông, bà hoặc một người thân, thể hiện tình cảm đối với ông bà, người thân.
2. Rèn kĩ năng viết: Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (3 đến 5 câu).
3. Giáo dục HS kính trọng, yêu thương những người thân trong gia đình.
B. Đồ dùng dạy – học:
- GV: Bảng phụ viết câu hỏi gợi ý bài tập. Phiếu cho HS viết đoạn văn.
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ:
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
* Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1/SGK: (Miệng).
- HS đọc yêu cầu và các câu hỏi gợi ý.
- HS trả lời theo từng câu hỏi – GV nhận xét, sửa sai.
- GV nhắc HS kể chứ không phải trả lời câu hỏi.
- HS giới thiệu người thân sẽ kể - GV tuyên dương.
- HS kể trong nhóm về người thân của mình.
- Đại diện một vài nhóm thi kể - GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương.
Bài tập 2/VBT: (Viết).
- HS đọc yêu cầu bài tập – GV nêu rõ yêu cầu bài tập.
- GV nhắc nhở HS dựa vào những gì đã kể trong bài tập 1 viết thành đoạn văn. Khi viết cần diễn đạt câu đúng, rõ ý, và viết đúng chính tả.
- HS tự viết đoạn văn – GV kèm HS yếu viết đoạn văn.
- 1 HS viết bảng phụ.
- HS nối tiếp đọc đoạn văn đã viết – GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương.
- GV cùng lớp nhận xét, sửa đoạn văn đã viết trên bảng phụ.
- GV ghi điểm những đoạn văn viết hay, giàu tình cảm.
3. Củng cố, dặn dò
- Giáo dục HS biết yêu thương, kính trọng những người thân trong gia đình.
- HS viết chưa hay về nhà viết lại đoạn văn cho hay.
4. Nhận xét tiết học:
D. Phần bổ sung:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
_________________________________
TOÁN Tiết 49
31 – 5.
Sgk: 49 Tgdk: 40’
Điều chỉnh: Giảm bớt hàng thứ hai của bài 1 SGK trang 49.
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Vận dụng bảng trừ đã học để thực hiện các phép trừ dạng 31- 5 khi làm tính và giải toán.
- Củng cố lại tên gọi các thành phần và kết quả của phép trừ.
- Làm quen với hai đoạn thẳng cắt giao nhau. Rèn tính cẩn thận chính xác khi làm toán.
- Ý thức cẩn thận, tính toán chính xác.
B. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Phiếu ghi bài tập. Đồ dùng dạy toán.
- HS: Bảng con, que tính.
C. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: - HS đọc bảng trừ 11 trừ đi một số, sửa BTVN.
- Lớp nhận xét – GV nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Tìm kết quả của phép trừ 31 – 5.
Bước 1: GV yêu cầu HS lấy 3 bó chục và 1que tính rời – GV kiểm tra.
- GV cài bảng 3 bó chục và 1 que tính rời.
- GV yêu yều HS bớt đi 5 que tính – Còn lại bao nhiêu que tính?
- HS suy nghĩ, theo tác trên que tính và nêu kết quả - GV nhận xét, hướng dẫn.
Bước 2: Hướng dẫn cách đặt tính như trong Sgk/49.
- HS nhắc lại bước tính của 31 – 5.
* GV gọi HS yếu lên bảng đặt tính rồi tính: 21- 3.
Hoạt động 1: Thực hành.
Bài 1/VBT: Tính.
- HS làm VBT - GV kèm HS yếu.
- GV gọi HS lên bảng làm bài – lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 2/VBT:
- HS đọc yêu cầu bài tập – HS tự làm bài vào VBT.
- GV theo dõi, kèm HS yếu – HS lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 3/VBT: Gọi HS đọc bài toán – GV tóm tắt.
- HS nêu cách giải và phép tính giải bài toán – GV nhận xét.
- HS tự làm bài – GV kèm HS yếu – 1 HS lên bảng làm bài, lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 4/VBT: Viết tiếp vào chỗ chấm.
- HS đọc tên các đoạn thẳng trong từng hình – GV nhận xét.
- HS đọc từng câu và nêu kết quả cần điền – lớp nhận xét, sửa sai.
3.Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung bài.
- GV cho BTVN.
4. Nhận xét tiết học:
D. Phần bổ sung:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
_________________________________
TẬP VIẾT Tiết 10
Chữ hoa H.
Tgdk: 35’
A. Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng viết chữ :
- Viết chữ cái viết hoa H (theo cỡ vừa và nhỏ).
- Viết đúng, đẹp, sạch cụm từ câu ứng dụng Hai sương một nắng (theo cỡ nhỏ).
- Có ý thức cẩn thận, chăm chỉ rèn luyện chữ viết.
B. Đồ dùng dạy – học:
- GV: Mẫu chữ hoa H. Phiếu viết chữ Hai, cụm từ Hai sương một nắng trên dòng kẻ ô li.
- HS: Vở tập viết (VTV1), bảng con.
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: Cả lớp viết bảng con chữ hoa G - GV nhận xét.
- HS đọc câu ứng dụng, nêu ý nghĩa của câu.
- 2 HS lên bảng viết từ Góp – Cả lớp viết bảng con – GV nhận xét.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài : Chữ hoa H.
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét chữ hoa H.
Bước 1: GV gắn chữ mẫu H – HS nhận xét và nêu:
- Chữ H: Cao 5 li, 6 đường kẻ ngang, gồm 3 nét.
Bước 2: GV viết lên bảng chữ H và hướng dẫn cách viết – HS theo dõi.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết bảng con.
- GV yêu cầu HS viết chữ H (2 - 3 lần) – GV uốn nắn HS yếu.
- GV hướng dẫn HS viết chữ H cỡ nhỏ - HS viết bảng con.
- GV chọn bảng viết của HS nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng : Hai sương một nắng.
- 3 HS đọc câu ứng dụng - GV giải nghĩa câu ứng dụng.
Bước 1: GV đưa câu ứng dụng đã viết trong dòng kẻ li – HS nhận xét và trả lời:
+ Các chữ cao 2, 5 li là: H, g.
+ Chữ cao 1,5 li: t.
+ Chữ cao 1,25 li là: s.
+ Các chữ còn lại cao 1 li.
Bước 2: GV viết mẫu chữ Hai và hướng dẫn HS viết.
- HS viết bảng con chữ Hai – GV nhận xét, sửa sai.
Hoạt động 4: HS viết vở tâp viết.
- GV nhắc nhở tư thế ngồi viết.
- GV nêu yêu cầu cần viết của bài: Viết đúng cỡ chữ, đúng độ cao các con chữ, khoảng cách giữa các chữ.
- GV theo dõi, uốn nắn, sửa sai cho HS yếu.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc HS ghi nhớ cách viết chữ hoa H.
- GV chấm bài, khen HS giữ vở sạch - Viết chữ đẹp.
- Luyện viết thêm bài ở nhà, cẩn thận khi viết bài.
4. Nhận xét tiết học:
D. Phần bổ sung:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
File đính kèm:
- TUẦN 10.doc