Giáo án Lớp 2 Tuần 1 Trường Tiểu học số 2 Vĩnh Sơn

1/ Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.

- Đọc đúng các từ có vần khó: quyển, nguyệch ngoạc, quay.

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật( bé, bà cụ).

 2/ Rèn kỹ năng đọc hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.

- Hiểu nghĩa đen và nghĩa bóng câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

- Rút được lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.

 3/Giáo dục các em kiên trì nhẫn nại .

 

doc22 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 909 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 1 Trường Tiểu học số 2 Vĩnh Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÍNH TẢ : NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI. A/ MỤC TIÊU: Nghe và viết chính xác baì thơ: Ngày hôm qua đâu rồi. Biết cách trình bày 1 bài thơ. Biết phân biệt phụ âm đầu l/n : âm cuối ng/n. -Điền đúng các chữ cái vào ô trống theo tên chữ. - Học thuộc lòng tên 10 chữ cái tiếp theo trong bảng chữ cái. - Hs có tính cẩn thận ,biết rèn chữ, giữ vở. B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi sẵn nội dungcác bài tập 2 và 3. C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học I/ KTBC: + Kiểm tra hs viết chính tả. + Kiểm tra học thuộc bảng chữ cái. + GV nhận xét. II/ DẠY HỌC BÀI MỚI: 1/ Giới thiệu: 2/ Hướng dẫn nghe- viết: a/ Ghi nhớ nội dung đoạn thơ: + Treo bảng phụ và đọc nội dung cần viết. + Hỏi: Khổ thơ cho biết điều gì về ngày hôm qua ? b/ Hướng dẫn cách trình bày: + Khổ thơ có mấy dòng ? + Chữ cái đầu mỗi dòng viết thế nào ? + Hướng dẫn cách trình bày. c/ Hướng dẫn viết từ khó: + Đọc từng từ khó và yêu cầu hs viết. + Chỉnh sửa lỗi cho hs. d/ Đọc – viết: + Đọc lần 1 cho hs nghe, đọc cho hs viết, mỗi dòng thơ đọc 3 lần. e/ Soát lỗi, chấm bài: GV thu chấm và nhận xét. III/ LUYỆN TẬP CỦNG CỐ: Bài 2: Gọi hs đọc đề + Gọi 1 hs làm mẫu, 1 hs lên bảng làm tiếp bài, cả lớp làm ở vở nháp. + yêu cầu hs nhận xét bài bạn, chắc nịch, nàng tiên, làng xóm,cây bàng, cái bàn, hòn than, cái thang. Bài 3: + Yêu cầu hs nêu cách làm + Gọi 1 hs làm mẫu + Yêu cầu hs làm tiếp bài theo mẫu và theo dõi chỉnh sửa cho hs. + Gọi hs đọc bài, viết lại đúng thứ tự 9 chữ cái trong bài. + Xóa dán các chữ, các tên chữ trên bảng cho hs học thuộc. + Gọi 2 hs lên bảng viết: nên kim, nên người, lên núi, đứng lên, mải miết, đơn giản. + Gọi 1 hs đọc; 1 hs viết bảng chữ cái. + Cả lớp đọc đồng thanh khổ thơ. + Nếu học hành chăm chỉ thì ngày hôm qua ở lại trong vở hồng của em. + Khổ thơ có 4 dòng. + Viết hoa. + HS nghe và thực hiện. + Viết các từ khó vào bảng con. + HS viết bài . + Viết mẫu: quyển lịch. HS làm bài. + Cả lớp đọc đồng thanh các từ ghi ở bảng. Viết các chữ cái tuơng ứng với tên chữ. + Đọc giê – viết g + 2 đến 3 hs viết ở bảng. Cả lớp làm bài vào bảng con. + Đọc:giê,hát, i,ca,e-lờ,em-mờ,en-nờ, o, ô, ơ. + Viết: g, h, I, k, l, m, n, o, ô, ơ . + HS học thuộc bảng chữ cái. IV/ NHẬN XÉT- DẶN DÒ: Về học thuộc bảng chữ cái và tập viết ở nhà. Chuẩn bị bài sau. GV nhận xét tiết học. Thứ 6 ngày 21 tháng 8 năm 2009 TOÁN : ĐỀ XI MÉT A/ MỤC ĐÍCH: Giúp HS: -Bước đầu nắm được tên gọi, kí hiệu và độ lớn của đơn vị đo đê xi mét ( dm). +Nắm được quan hệ giữa đê xi mét và xăng ti mét ( 1 dm = 10 cm) -Biết làm các phép tính cộng, trừ với các số đo có đơn vị đê xi met. +Bước đầu tập đo và ước lượng các độ dài theo đơn vị đê xi mét. - Ham mê học toán. B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Một băng giấy có chiều dài 10 cm. Thước thẳng dài 2 dm với các vạch chia thành từng xăng ti met. C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: I/ KTBC: Chữa bài tập 3 và 4 BÀI 4: bài giải Số học sinh đang ở trong trong thư viện 25 + 32 = 57 ( học sinh ) Đáp số: 57 học sinh II/ DẠY BÀI MỚI: 1/ Giới thiệu : 2/ Hướng dẫn tìm hiểu: Giới thiệu đơn vị đo độ dài đê xi met( dm) + Cho hs cùng thực hiện thao tác đo độ dài băng giấy dài 10 cm và hỏi: - Băng giấy dài ? cm - gv nói tiếp: 10 xăng ti met còn gọi là 1 đê xi met và viết đê xi met - Đê xi met viết tắtlà : dm 10cm = 1 dm 1 dm = 10 cm + Hướng dẫn hs nhận biết các đoạn thẳng có độ dài là : 2 dm và 3 dmtrên thước. III/ LUYỆN TẬP THỰC HÀNH: Bài 1 : Hướng dẫn hs quan sát và trả lời từng câu hỏi a ; b Câu a) Cho hs quan sát. Câu b) Cho hs quan sát thực tế. Bài 2 : Cho hs đọc đề bài và nêu y/ cầu GV làm mẫu : 1 dm + 1 dm = 2 dm Hướng dẫn tương tự cho hs thực hiện HS nhắc lại tựa bài. + hs thực hiện theo yêu cầu của GV. + Băng giấy dài 10 cm . + Cho hs nhắc lại. So sánh AB = CD với độ dài 1 dm. So sánh và điền dấu thích hợp( AB lớn hơn CD) Cho hs thực hiện : 8 dm + 2 dm = 10 dm 3 dm + 2 dm = 5 dm 9 dm + 10 dm = 19 dm 16 dm – 2 dm = 14 dm 35 dm – 3 dm = 32 dm Cho hs thực hiện: không dùng thước đo mà ước lượng rồi nêu CỦNG CỐ : Hôm nay, các em học toán bài gì ? Qua bài học này giúp các em củng cố điều gì ? IV/ NHẬN XÉT- DẶN DÒ : Dặn HS về nhà làm lại các bài tập và chuẩn bị bài sau. GV nhận xét đánh giá tiết học. TẬP LÀM VĂN : A/ MỤC TIÊU: -Nghe và trả lời đúng một số câu hỏi về bản thân. +Nghe, nói lại những điều nghe thấy về bạn trong lớp. Bước đầu biết kể về một mẫu truyện ngắn theo tranh. Yêu thích môn học. B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh họa bài tập 3. Phiếu học tập cho từng học sinh. C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: I/ KTBC: Kiểm tra hs chuẩn bị ĐDHT. II/ DẠY BÀI MỚI: Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ Giới thiệu: . 2/ Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1 và 2: + Gọi hs đọc yêu cầu của đề. + Yêu cầu học sinh so sánh cách làm của 2 bài tập. + Phát phiếu học tập y/ cầu hs đọc và cho biết phiếu có mấy phần. + Yêu cầu hs điền các thông tin về mình vào phiếu. + Yêu cầu 2 hs ngồi cạnh nhauthực hành hỏi đáp với nhau theo các nội dung cần điền và điền vào phần 2 của phiếu. + Gọi 2 hs lên bảng thực hành trước lớp, y/ cầu hs khác nghe và ghi các thông tin nghe được vào phiếu. + Yêu cầu hs trình bày kết quả làm việc. Sau mỗi lần hs trình bày, GV gọi hs khác nhận xét, GV nhận xét và cho điểm hs. Bài 3: + Gọi hs đọc yêu cầu + Hỏi: Bài tập này gần giống với bài tập nào đã học ? + Nói: Hãy quan sát từng bức tranh và kể lại nội dung của mỗi bức tranh bằng 1 hoặc 2 câu văn, sau đó ghép các câu lại với nhau. + Gọi và nghe hs trình bày bài, yêu cầu hs khác nhận xét. + Kết luận: Khi viết các câu văn liền mạch là đã viết được 1 bài văn. . + HS đọc đề bài tập 1 và 2. + Bài 1: Chúng ta giới thiệu về mình. + Bài 2: Chúng ta giới thiệu về bạn mình. + Đọc phiếu và trả lời: có 2 phần Phần 1: tự giới thiệu. Phần 2: ghi các thông tin về bạn. + Làm việc cá nhân. + Thực hành theo cặp. + 2 hs thực hiện, cả lớp theo dõi ghi vào phiếu. + 3 hs trình bày trước lớp. + Viết lại nội dung mỗi bức tranh bằng 1 ; 2 câu để tạo thành câu chuyện. + Giống bài tập luyện từ và câu đã học. + Làm bài cá nhân. + Trình bày theo 2 bước: 4 hs tiếp nối nói về bức tranh. 2 hs trình bày bài hoàn chỉnh. III/ CỦNG CỐ: Hôm nay, các em học tập làm văn bài gì ? Tổ chức cho học sinh cho trò chơi: Cùng kể chuyện. IV/ NHẬN XÉT – DẶN DÒ: GV nhận xét tiết học. Dặn hs chưa hoàn chỉnh được bài làm thì về nhà làm lại cho tốt. THỂ DỤC: TNXH : CƠ QUAN VẬN ĐỘNG A/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau bài học học sinh có thể: Biết được xương và cơlà các cơ quan vận động của cơ thể. Hiểu được nhờ có hoạt động của xương và cơ mà cơ thể cử động được. Năng vận động sẽ giúp cho cơ và xương phát triển tốt. B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh vẽ cơ quan vận động. Vở bt tự nhiên và xã hội . C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: I/ KTBC : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. II/ DẠY BÀI MỚI: 1/ Giới thiệu 2/ Hướng dẫn tìm hiểu: + Cho cả lớp hát bài “Con công hay múa”. * Hoạt động 1: Làm một số cử động Bước 1: Làm việc theo cặp Y/ cầu hs quan sát tranh SGK và làm 1 số động tác. Y/ cầu một nhóm lên thực hiện cho cả lớp xem. Bước 2: Cả lớp đứng tại chỗ thực hiện các động tác theo lời hô của lớp trưởng. GV hỏi: Trong các động tác đã thực hiện, bộ phận nào của cơ thể đã cử động ? HS hát, nhún chân, vẫy tay, xòa cánh. HS thực hiện. + Giơ tay, quay cổ, nghiêng người, cúi gập mình xuống. + Một nhóm lên bảng thực hiện. + Cả lớp làm theo. + Các bộ phận : đầu, mình, chân, tay đã cử động */ GV kết luận: Để thực hiện được những động tác trên thì đầu, mình, chân, tay phải cử động * Hoạt động 2:Quan sát để nhận biết cơ quan vận động + Cách tiến hành : Bước 1:GV hướng dẫn thực hành : GVđưa tranh hoặc chỉ vào cơ thể hỏi : -Dưới lớp da của cơ thể có gì ? -GVchỉ cho HS thấy . Bước 2:GVyêu cầu HS cử động ,tự nắn bàn tay ,cổ tay ,cánh tay của mình . GVhỏi :Nhờ đâu mà các bộ phận đó cử động được ? -GV chỉ cho HSđâu là xương ,cơ và chốt lại : .Nhờ có sự phối hợp hoạt động của xương và cơ mà cơ thể mới cử động được . Bước 3 :HS Quan sát hình 5, 6 trong SGK và cho biết :Nói tên và chỉ các cơ quan vận động của cơ thể ? * GVchốt những điều cần nắm : Biết được tầm quan trọng của cơ quan vận động và các bộ phận của cơ quan vận động. Hoạt động 3: Trò chơi vật tay Bước 1: Hướng dẫn hs cách chơi: Có 2 bạn ngồi đối diện cùng tỳ khủy tay , 2 cánh tay của 2 bạn đan chéo vào nhau. GV cùng 1 hs làm thử để hs biết cách chơi . Bước 2 : Cả lớp cùng chơi + Cho thực hiện chơi theo nhóm 3 người. Trong đó 2 bạn chơi và 1 hs làm trọng tài. + Cho thực hiện vật tay từ 3 đến 4 lần mới tính thắng thua. + Cho tổ trọng tài báo cáo kết quả, tuyên dương, khen thưởng. HStìm hiểu mục tiêu của hoạt động . HS thực hiện theo cặp trao đổi nắn cơ thể bạn . -Có xương và bắp thịt (cơ ). HScử động cá nhân Nhờ có xương và bắp thịt .( cơ ) -HS nghe lĩnh hội -HS Mở SGK quan sát theo nhóm bàn trả lơiø -HS lên chỉ ,xương và cơ . HS nghe và nhắc lại. Cho 2 hs lên thực hiện mẫu. 1 HS thực hiện cùng giáo viên. + HS thực hiện chơi theo nhóm 3 người. + Thực hiện mỗi nhóm chơi 3 đến 4 lần để phân thắng bại. Kết luận: Qua trò chơi cho chúng ta thấy được ai khỏe là biểu hiện cơ quan vận động của bạn đó khỏe. Muốn cơ quan vận động khỏe, chúng ta cần chăm chỉ học tập thể duc và ham thích vận động. III/ CỦNG CỐ: Hôm nay, các em học TN – XH bài gì ? Cho hs làm vào VBT , GV thu vở để kiểm tra và nhận xét. IV/ NHẬN XÉT – DẶN DÒ: Về học bài và chuẩn bị bài sau. GV nhận xét tiết học. HĐTT : SINH HOẠT LỚP A. MỤC TIÊU: Đánh giá tuần 1 đề ra phương h ướng tuần 2 Học sinh thấy dược ưu khuyết điểm để phát huy và khắc phục. NỘI DUNG. Đánh giá tuần 1. GV nêu những ưu khuyết đi ểm của học sinh . Nhắc nh ở một số học sinh còn thiếu sách vở, đồ dùng học tập Tuyên dưong những em học giỏI, ngoan. Ý kiến của hs. Ý kiến của gv. Kế hoạch tuần hai. Duy trì sỉ số, tiếp tục ổn định nề nếp, Có đủ dụng cụ ,sách vở học tập. Giữ gìn vệ sinh cá nhân, trường ,lớp học sạch sẽ - Xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn .

File đính kèm:

  • docGiao an lop 2 tuan 1 nam hoc 20092010.doc
Giáo án liên quan