I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
- Nhận biết được biểu thức có chứa một chữ, giá trị của biểu thức có chứa một chữ.
- Biết cách tính giá trị của biểu thức theo các giá trị cụ thể của chữ.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ vẽ sẵn nội dung bài học.
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2.
23 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1259 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 1 Tiết 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Chi-ôn-ka thương bà giúp bà…
+ Bà dựa vào hành động của từng cháu để nhận xét.
Bài 2:
- Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Nêu yêu cầu bài tập?
- Cho học sinh làm bài theo nhóm.
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét chốt lại ý đúng.
a) Bạn sẽ chạy lại nâng em bé dậy, phủi bụi, vết bẩn trên quần áo em bé, xin lỗi dỗ em bé ( nếu bạn nhỏ biết quan tâm đến người khác)
b) Bạn sẽ bỏ chạy mặc em bé khóc(nếu bạn nhỏ không biết quan tâm đến người khác )
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Ghi tên các nhân vật trong những truyện em mới học theo nhóm nhân vật là người và nhân vật là vật.
- HS làm bài cá nhân vào nháp.
- 1 em lên bảng làm bài vào bảng phụ.
- Theo dõi, nhắc lại.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Nêu nhận xét về tính cách của các nhân vật: Dế Mèn trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Mẹ con bà nông dân trong truyện Sự tích hồ Ba Bể. Căn cứ vào đâu mà em có nhận có xét như vậy?
- Các nhóm thảo luận giải quyết các yêu cầu của bài tập.
- Đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại nhận xét bổ sung ý kiến.
- Một số học sinh đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Học sinh nêu
- HS làm bài cá nhân.
- Một số học sinh trình bày.
- Theo dõi.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Học sinh nêu
- Các nhóm thảo luận giải quyết các yêu cầu của bài tập.
- Đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại nhận xét bổ sung ý kiến.
4.
Củng cố, dặên dò :
-Dặn dò học sinh học thuộc phần ghi nhớ trong SGK
-Về làm lại bài tập 2 vào vở bài tập
-Bài sau : Kể lại hành động của nhân vật
-Nhận xét tiết học
Tuần 1 Tiết 1 Môn :Kĩ thuật
VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU THÊU
I. MỤC TIÊU:
- HS biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu
- Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Một số mẫu vải và chỉ khâu, chỉ thêu các màu
- Kéo cắt vải và kéo cắt chỉ
- Khung thêu cầm tay, phấn màu dùng để vạch dấu trên vải, thước dẹt, thước dây dùng trong cắt may, đê, khuy cài, khuy bấm
- Một số sản phẩm may, khâu, thêu.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập của HS
3. Bài mới Giới thiệu bài: GV giới thiệu một số sản phẩm may, khâu, thêu (túi vải, khăn tay, vỏ gối…) và nêu: đây là những sản phẩm được hoàn thành từ cách khâu, thêu trên vải. Để làm được những sản phẩm này, cần phải có những vật liệu, dụng cụ nào và phải làm gì? Các em tìm hiểu bài học hôm nay: VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU THÊU
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
Quan sát nhận xét
2
3
- GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét về vật liệu khâu, thêu
* Vải:
+ GV cho HS quan sát một số mẫu vải
+ GV nhận xét, bổ sung các câu trả lời của HS và kết luận nội dung a theo SGK
- Hướng dẫn HS chọn loại vải để học khâu, thêu
* Chỉ:
- GV giới thiệu một số mẫu chỉ để minh họa đặc điểm chính của chỉ khâu, chỉ thêu
Lưu ý HS: Muốn có đường khâu, thêu đẹp phải chọn chỉ khâu có độ mảnh và độ dai phù hợp với độ dày và độ dai của sợi vải.
- Kết luận nội dung b theo SGK
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo
+ Nêu đặc điểm cấu tạo của kéo cắt vải; so sánh sự giống, khác nhau giữa kéo cắt vải và kéo cắt chỉ
- GV giới thiệu thêm kéo cắt chỉ (kéo bấm) trong bộ dụng cụ khâu thêu để mở rộng kiến thức
- Lưu ý HS: Khi sử dụng, vít kéo cần được vặn chặt vừa phải. Nếu vặn chặt quá hoặc lỏng quá đều không cắt được vải.
- Hướng dẫn HS quan sát tiếp hình 3 (SGK) để trả lời câu hỏi về cách cầm kéo cắt vải
- Hướng dẫn HS cách cầm kéo cắt vải
Một số vật liệu và dụng cụ khác :
- Hướng dẫn HS quan sát hình 6 (SGK) kết hợp với quan sát mẫu một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để nêu tên và tác dụng của chúng
- HS quan sát, nhận xét về vật liệu khâu, thêu
+ HS đọc nội dung a (SGK), quan sát màu sắc, hoa văn, độ dày, mỏng của một số mẫu vải nêu nhận xét về đặc điểm của vải
- HS chọn vải trắng hoặc vải màu có sợi thô, dày như vải sợi bông, vải sợi pha.Không sử dụng vải lụa, xa tanh, vải ni lông … vì những loại vải này mềm, nhũn, khó cắt, khó vạch dấu và khó khâu thêu.
+ HS đọc nội dung b (SGK) và trả lời câu hỏi theo hình 1 (SGK): nêu tên loại chỉ trong hình 1a, 1b
- HS quan sát hình 2 (SGK) theo nhóm, thảo luận để trả lời câu hỏi
+ Kéo cắt vải và kéo cắt chỉ đều có hai phần chủ yếu là tay cầm và lưỡi kéo, ở giữa có chốt hoặc vít để bắt chéo hai lưỡi kéo. Tay cầm của kéo thường có hình uốn cong khép kín để lồng ngón tay vào khi cắt. Lưỡi kéo sắc và nhọn dần về phía mũi. Kéo cắt chỉ nhỏ hơn kéo cắt vải
- HS quan sát
- HS lắng nghe, ghi nhớ
- Khi cắt vải, tay phải cầm kéo (ngón cái đặt vào một tay cầm, các ngón còn lại cầm vào tay cầm bên kia) để điều khiển lưỡi kéo.
- 1 – 2 HS thực hiện thao tác cầm kéo cắt vải. HS khác quan sát và nhận xét
- HS thực hành theo nhóm
- HS quan sát hình 6 (SGK) kết hợp với quan sát mẫu một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để nêu tên và tác dụng của chúng
+ Thước may: dùng để đo vải, vạch dấu trên vải
+ Thước dây: được làm bằng vải tráng nhựa, dài 150 cm, dùng để đo các số đo trên cơ thể
+ Khung thêu cầm tay: gồm hai khung tròn lồng vào nhau. Khung tròn to có vít để điều chỉnh. Khung thêu có tác dụng giúp cho mặt vải căng khi thêu
+Khuy cài, khuy bấm: dùng để đính vào nẹp áo, quần và nhiều sản phẩm may mặc khác
+ Phấn may dùng để vạch dấu trên vải
4
Củng cố, dặn dò:
- Muốn có đường khâu, thêu đẹp phải chọn chỉ khâu và vải như thế nào?
- Khi sử dụng kéo cần chú ý điều gì?
- Nêu tên một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu và tác dụng của chúng?
- Chuẩn bị kim, chỉ cho tiết học tới
- Nhận xét tiết học
Tuần 2 Tiết 2 Môn: Lịch sử và địa lí
Làm quen với bản đồ
I.MỤC TIÊU: HS biết:
Định nghĩa đơn giản về bản đồ
Một số yếu tố bản đồ: tên, phương hướng, tỉ lệ, kí hiệu bản đồ.
Các kí hiệu của một số đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ. Ham thích học môn Lịch sử và địa lí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Một số lọai bản đồ: Việt nam. Châu lục, thế giới.
Phiếu học tập thực hành vẽ kí hiệu bản đồ.
III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ: Môn Lịch sử và địa lí
Nêu vị trí địa lí, hình dáng của nước ta.
Nước Việt Nam có bao nhiêu dân tộc, các dân tộc thường sống ở những vùng nào? 1 Hs nêu ghi nhớ.
3. Bài mới: GV nhận xét bài cũ
a. Giới thiệu bài:
Làm quen với bản đồ
GV ghi bảng, HS nhắc lại tên bài học.
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1.
Tìm hiểu bài
2. Thực hành
1. Bản đồ
GV treo bản đồ lãnh thổ VN, Châu lục, thế giới.
Yêu cầu: Em hãy đọc tên các bản đồ treo trên bảng
- Em hãy nêu phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ?
- Gv nhận xét, bổ sung hòan chỉnh câu trả lời.
Vậy bản đồ là gì?
- Gv cho HS quan sát hình 1 và 2 SGK.
- Ngày nay, muốn vẽ bản đồ chúnh ta thường phải làm thế nào?
- Tại sao cùng vẽ bản đồ VN mà bản đồ hình 3 SGK nhỏ hơn bản đồ tự nhiên VN treo tường?
- GV chốt
2. Một số yếu tố của bản đồ:
- GV phân nhóm.
- GV gọi các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung, chốt từng phần.
- Tên bản đồ cho ta biết điều gì?
- Bản đồ quy định phương hướng như thế nào? Đọc tên bản đồ hình 3 và chỉ phương hướng trên bản đồ đó?
- Đọc tỉ lệ bản đồ hình 2 và cho biết 1 cm ứng với bao nhiêu mét thực tế.
- Nêu tên chú giải ở hình 3? Kí hiệu bản đồ dùng làm gì?
- Nói những nội dung chính các em vừa biết khi làm quen với bản đồ?
- GV chốt ghi nhớ SGK
GV phát phiếu học tập, gọi HS đọc yêu cầu, thu chấm sau khi HS làm xong
- Nhận xét bài làm.
HĐ cả lớp.
- HS trả lời.
- Bản đồ thế giới thể hiện tòan bộ bề mặt trái đất.
- Bản đồ Châu lục thể hiện 1 bộ phận lớn của bề mặt trái đất các Châu lục.
- Bản đồ VN thể hiện 1 bộ phận nhỏ của bề mặt trái đất của nước VN
Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ 1 khu vực hay tòan bộ bề mặt trái đất theo tỉ lệ nhất định.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi dựa vào nội dung SGK
- HS trả lời.
- Quan sát hình 3, trả lời, bổ sung.
- HĐ nhóm
- HS quan sát bản đồ, đọc sách, thảo luận
a. Tên bản đồ:
- Tên khu vực và những thông tin chủ yếu của khu vực đó.
b. Phương hướng:
- HS lên chỉ các hướng trên bản đồ (hình 3)
Trên: Bắc, dưới: Nam, phải: Đông, trái: Tây.
c. Tỉ lệ:
Bản đồ hình 2 có tỉ lệ xích 1:2000
1 cm trên bản đồ ứng với 200m trên thực tế.
d. Kí hiệu bản đồ:
- HS nêu phần chú giải
- HS nêu
- HS nhắc lại
HĐ cá nhân: HS nêu yêu cầu và làm bài vào phiếu học tập, vẽ kí hiệu: sông, đường biên giới, thành phó, thủ đô, than, dầu mỏ.
4.Củng cố:
Thế nào là bản đồ? Bản đồ dùng để làm gì? Ví dụ các yếu tố của bản đồ?
Quy định phương hướng trên bản đồ.
Nêu ghi nhớ.
5. Dặn dò:Về học bài.
Chuẩn bị bài: Dãy Hòang Liên Sơn.
File đính kèm:
- tiet 4.doc