I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Giúp HS củng cố nhận biết độ dài 1dm, quan hệ giữa dm và cm
2.Kỹ năng: - Tập ước lượng và sử dụng đơn vị đo dm trong thực tế.Vẽ đươc đoạn thẳng có độ dài 1 dm .
3. Thái độ: GD học sinh say mê học toán
II. Đồ dùng dạy- học.
- GV: Thước thẳng chia xăngtimét.
- HS : Có thước thẳng chia xăngtimét.
27 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 991 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 02 Năm 2008-2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Giúp HS củng cố về đọc viết các số có 2 chữ số, số chục, số liền trước và số liến sau của một số.
2. Kỹ năng : - Thực hiện phép cộng phép trừ (không nhớ) và giải toán có lời văn.
3. Thái độ : Giáo dục HS tự giác tích cực học tập .
II. Đồ dùng dạy- học:
GV:
HS : Bảng con
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức: (1p) Lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ: (3p) - Đặt tính rồi tính hiệu biết. - Số bị trừ là 79, số trừ là 25.
- Số bị trừ là 55, số trừ là 22.- HS làm bảng con.- 2 HS lên bảng.
79 55
25 22
54 33
3. Bài mới:
Hoat động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoat động 1. Giới thiệu bài.
1p
Hoat động 2. Luyện tập
27p
- 1 HS đọc yêu cầu.
Bài 1: - Viết các số.
- GV:- Gọi HS lên bảng làm.
- GV:- Yêu cầu HS lần lượt đọc các số trên theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
a. 40, 41, 42, 43,…, 50.
b. 68, 69, 70, 71, 72, 73, …,74.
c. 10, 20, 30, 40, 50.
- Nhiều HS nối tiếp nhau đọc.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
Bài 2:
- HS làm bài
- Số liền sau của 59 là 60
- Số liền sau của 99 là 100
- Số liền trước của 89 là 88
- Số liền trước của 1 là 0
- CH: Số 0 có số liền trước không ?
- HS trả lời :
- Số 0 không có số liền trước.
Bài 3:
- 1 HS lên bảng
+
32
_
96
_
87
+
44
43
42
35
34
75
54
52
78
- Cả lớp làm bảng con.
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
- 3 HS nêu cách làm.
- GV chỉ vào từng số yêu cầu HS nêu cách gọi từng số đó trong phép cộng hoặc trừ.
- 1 HS đọc đề bài.
Bài 4:
- GV:- Yêu cầu HS đọc đề bài yêu cầu HS nêu tóm tắt rồi giải:
Tóm tắt:
2A : 18 học sinh
2B : 21 học sinh
Cả hai lớp:… học sinh ?
Bài giải:
Số HS đang tập hát của hai lớp là:
18 + 21= 39 (học sinh)
Đáp số: 39 học sinh
4. Củng cố : (2p) HS nêu lại cách đọc viết các số có 2 chữ số, số chục, số liền trước và số liến sau của một số.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: (1p) Về nhà làm bài tập VBT
Tập làm văn Tiết 2
Chào hỏi – tự giới thiệu( Trang 20)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Biết cách chào hỏi và tự giới thiệu. - Biết viết một bản tự thuật ngắn.
2. Kỹ năng: - Có khả năng chào hỏi và tự giới thiệu ,tập trung nghe bạn phát biểu và nhận xét ý kiến của mình. Viết được một bản tự thuật ngắn.
3. Thái độ: - GD học sinh biết cách chào hỏi lễ phép và tự giới thiệu về mình.
II. Đồ dùng dạy- học.
- GV: - Tranh minh hoạ BT2.
- HS:
III. Các hoạt động dạy- học.
1. ổn định tổ chức: (1p) Lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ: (3p) - Gọi 2 HS lên bảng.
- Yêu cầu HS trả lời: Tên em là gì ? Quê em ở đâu ? Em học trường nào ? Lớp nào ? Em thích môn học gì nhất ? Em thích làm việc gì nhất ?
- 2 HS lần lượt trả lời.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
Hoat động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoat động 1: Giới thiệu bài:
1p
Hoat động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
27p
Bài 1:
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- gv:- Gọi HS lần lượt thực hiện từng yêu cầu.
- HS nối tiếp nhau nói lời chào.
- Con chào mẹ, con đi học ạ ! Mẹ ơi con đi học đây ạ ! Thưa bố con đi học ạ !
- Chào thầy, cô khi đến trường. (- Em chào thầy (cô) ạ !)
- Chào bạn khi gặp nhau ở trường.
(- Chào cậu ! Chào bạn !)
* Khi chào người lớn tuổi em chú ý chào cho lễ phép, lịch sự, chào bạn thân cởi mở.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS quan sát tranh trả lời các câu hỏi
- CH:- Tranh vẽ gì ?
- HS trả lời:
Bài 2: (Miệng)
- Bóng nhựa, Bút thép và Mít.
- CH:- Mít đã chào và tự giới thiệu về mình như thế nào ?
- HS trả lời:
- Chào hai cậu tớ là Mít tớ ở thành phố Tí Hon.
- CH:- Bóng nhựa và bút thép chào Mít và tự giải thích như thế nào ?
- HS trả lời
- Chào cậu: Chúng tớ là Bóng nhựa và Bút thép chúng tớ là HS lớp 2.
- CH:- Ba bạn chào nhau tự giới thiệu với nhau như thế nào ?
HS trả lời:
- Ba bạn chào hỏi nhau rất thân.
CH:- Ngoài lời chào hỏi và tự giới thiệu, ba bạn còn làm gì ?
- HS trả lời:
- Ba bạn bắt tay nhau rất thân.
- GV Yêu cầu HS tạo thành 1 nhóm đóng lại lời chào và giới thiệu của 3 bạn.
- HS thực hành.
- HS đọc yêu cầu.
Bài 3: - Viết bản tự thuật theo mẫu.
- HS tự viết vào vở.
- Nhiều HS đọc bài tự thuật.
- GV theo dõi uốn nắn
- GV nhận xét – cho điểm.
3. Củng cố: (2p) - Nhận xét, tiết học.
5. Dặn dò: (1p) - Thực hành những điều đã học.
Đạo Đức Tiết2
Học tập sinh họat đúng giờ ( trang 4)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Học sinh hiểu các biểu hiện cụ thể và lợi ích của việc học tập sinh hoạt đúng giờ.
2. Kỹ năng: - Học sinh biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lý cho bản thân và thực hiện đúng thời gian biểu.
3. Thái độ: - Học sinh có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập sinh hoạt đúng giờ.
II. Đồ dùng dạy- học.
GV:
HS:- Phiếu 3 màu.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức: (1p) lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ: (3p) - gọi 2 em lên bảng
Cần sắp xếp thời gian như thế nào cho lợp lý ?-( Cần sắp xếp thời gian hợp lý để đủ thời gian học tập vui chơi làm việc nhà và nghỉ ngơi.)
3.Bài mới:
Hoat động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1:Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Thảo luận cặp đôi
1p
7p
- GV phát bìa màu cho HS nói quy định chọn màu: Đỏ là tán thành, xanh là không tán thành, trắng là không biết.
- Các nhóm nhận bìa màu thảo luận chọn và giơ 1 trong ba màu.
- GV: đọc từng ý kiến.
a. Trẻ em không cần học tập, sinh hoạt đúng giờ.
HS : trả lời
Là ý kiến sai vì như vậy ảnh hưởng đến sức khoẻ, kết quả học tập…
b. Học tập đúng giờ giúp em học mau tiến bộ.
Là ý kiến đúng.
c. Cùng một lúc em có thể vừa học vừa chơi…
Là ý kiến sai vì không tập chung chú ý thì kết quả sẽ thấp.
d. Sinh hoạt đúng giờ có lợi ích cho sức khoẻ.
Là ý kiến đúng.
*Kết luận: Học tập và sinh hoạt đúng giờ có lợi ích cho sức khoẻ và việc học tập của bản thân.
Hoạt động 3: Hành động cần làm
- Các nhóm thảo luận ghi ra giấy theo mẫu những việc cần làm.
8p
*VD: Những việc cần làm để học tập đúng giờ.
- Yêu cầu các nhóm trả lời và ghi ra giấy những việc cần làm để học tập, sinh hoạt đúng giờ theo mẫu giáo viên phát.
+ Lập thời gian biểu.
+ Lập thời khoá biểu.
- Đại diện các nhóm dán lên bảng trình bày.
+ Thực hiện đúng thời gian biểu.
- Thảo luận nhóm đôi trao đổi về thời gian biểu của mình.
+ Ăn nghỉ, học kết hợp đúng giờ giấc.
- Một HS trình bày thời gian biểu trước lớp.
- Yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ xung.
*Kết luận: Việc học tập, sinh hoạt đúng giờ giúp chúng ta học tập kết quả hơn.
Hoạt động4: Thảo luận nhóm.
10p
- GV chia HS thành nhóm đôi và giao nhiệm vụ. Hai bên trao đổi với nhau về thời gian biểu của mình.
5p
- CH:- Đã hợp lý chưa ? Đã thực hiện như thế nào ? có làm đủ các việc đã đề ra chưa ?
*Kết luận: Thời gian biểu phù hợp với điều kiện của từng em…
4. Củng cố: (2p)- HS nhắc lại ghi nhớ- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: (1p)- Thực hiện theo thời gian biểu.
Tập viết Tiết 2
Chữ hoa : Ă, Â ( Trang 10)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:- Biết viết các chữ hoa Ă, Â theo cỡ vừa, nhỏ chữ viết đúng mẫu, đều nét đúng qui định. - Viết đúng cụm từ ứng dụng: Ăn chậm nhai kỹ theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng qui định.
2. Kỹ năng :Rèn kỹ năng viết chữ đúng mẫu , cỡ chữ , đều nét , trình bày khoa học .
3. Thái độ : Giáo dục HS giữ vở sạch viết chữ đẹp .
II. Đồ dùng dạy- học:
GV: - Mẫu chữ: Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ nhỏ trên dòng kẻ li.
HS : Bảng con – vở tập viết .
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức: (1p) Lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ: (3p) Viết chữ A(Cả lớp viết bảng con)
. - Nhắc câu ứng dụng đã viết ở giờ trước ? ( - Anh em thuận hoà.)
- Kiểm tra vở tập viết ở nhà.
3. Bài mới:
Hoat động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoat động 1. Giới thiệu bài.
1p
Hoat động 2. Hướng dẫn viết chữ hoa.
5p
- GV: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét các chữ
- GV đưa chữ mẫu
- HS: quan sát nhận xét
- CH:- Chữ Ă, Â có điểm gì giống và khác nhau?
HS trả lời:
- Viết như viết chữ A nhưng có thêm dấu phụ.
- CH:- Các dấu phụ trông như thế nào ?
- HS trả lời:
- Dấu phụ trên chữ Ă là 1 nét cong dưới, nằm chính giữa đỉnh chữ
- Dấu phụ trên chữ Â gồm 2 nét thẳng xiên nối nhau. Có thể gọi là dấu mũ.
- GV: vừa viết vừa nhắc lại cách viết.
+ Hướng dân HS viết bảng con.
- HS: tập viết bảng con
- GV: nhận xét uốn nắn, nhắc lại quy trình viết.
Hoat động 3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng.
5p
* Giới thiệu cụm từ.
- HS: đọc cụm từ ứng dụng.
* Em hiểu câu tục ngữ “ Ăn chậm nhai kĩ ’’ có nghĩa là gì ?
- Khuyên ăn châm nhai kĩ để dạ dày tiêu hoá thức ăn dễ dàng.
* Hướng dẫn HS quan sát nhận xét.
- CH:- Những chữ nào có độ cao 2,5 li ?
HS trả lời:
Ă, Â, h, k
- CH:- Những chữ còn lại cao mấy li ? là những chữ nào ?
HS trả lời:
- Cao 1li: â, c, m, i, a, n
- CH:- Khoảng cách giữa các chữ ?
- HS trả lời:
- Cách nhau một khoảng bằng khoảng cách viết 1 chữ O.
- GV viết mẫu chữ Ă, Â trên bảng.
- HS quan sát.
* Hướng dẫn HS viết chữ Ăn vào bảng con.
- HS tập viết chữ Ăn trên bảng con.
Hoat động 4. Hướng dẫn HS viết vào vở.
- HS viết bài theo yêu cầu của GV.
13p
Hoat động 5. Chấm chữa bài.
4p
Chấm khoảng 5 - 7 bài- Nhận xét
4. Củng cố: (2p) Nhắc nhở HS giữ vở sạch viết chữ đẹp . Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: (1p) - Hoàn thành nốt phần luyện tập.
Sinh hoạt lớp Nhận xét tuần 1
I. Mục tiêu:
- Hs nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong tuần 1
- Phát huy những u điểm và khắc phục những tồn tại.
II. Nội dung:
* Nhận xét chung;
- Duy trì tỉ lệ chuyên cần cao,đạt 100%.
- Đi học đúng giờ, thực hiện tốt nền nếp của trường, lớp.
- Việc học bài và chuẩn bị bài ở nhà có tiến bộ: Tuyên dương những HS thực hiện tốt nội quy của trường, lớp, chăm chỉ học.
- Trong các giờ thể dục giữa giờ xếp hàng nhanh nhẹn, tập tương đối tốt.
- Có ý thức giữ gìn tường lớp sạch đẹp.
Tồn tại:
- Chữ viết của một số em còn xấu.
- Đi học còn hay quên đồ dùng học tập.
- Một số em còn cha tự giác trong giờ học.
* Phương hướng tuần 2
- Phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại của tuần 1.
- Tiếp tục rèn chữ viết và bồi dưỡng học sinh yếu.
*Tự rút kinh ngiệm sau buổi dạy:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- Tuan02.doc