Giáo án lớp 2 Trường Tiểu học Hồ Chơn Nhơn

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.

- Hiểu nghĩa các từ chú giải trong bài

-Hiểu ND: Cô giáo khen ngợi bạn Mai làcô bé chăm ngoan, biết giúp đỡ bạn( trả lời được các CH 2,3,4,5)

- Rèn kĩ năng đọc to, rõ ràng, rành mạch cho học sinh đọc nhỏ, chậm (Vũ, Như, Thương)

- GDKNS: Thể hiện sự cảm thông; ra quyết định giải quyết vấn đề.

- HS biết quan tâm và giúp đỡ bạn trong học tập

* Ghi chú: HS khá, giỏi trả lời được CH1; động viên 2 em Vân, Đức (Khuyết tật) đọc bài.

 

doc62 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1286 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 2 Trường Tiểu học Hồ Chơn Nhơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Chấm bài, nhận xét. 3. Hướng dẫn làm bài tập *Bài 2b : - Gọi hs đọc yêu cầu - Yêu cầu hs làm bài - Yêu cầu lớp nhận xét bài làm của bạn . - Gọi hs đọc lại đoạn văn đã điền hoàn chỉnh. *Bài 3 : - Yêu cầu lớp chia thành 3 nhóm - Mỗi nhóm tìm những tiếng có chứa n / l ; eng / en , im / iêm . -Lần lượt mời các nhóm lên trình bày . - Yêu cầu các nhóm khác nhận xét bổ sung . -Nhận xét chốt ý đúng . 3. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét đánh giá tiết học -Dặn về nhà viết lại lỗi sai trong bài (nếu có) - 2 hs làm - ch ...quà ; đêm khu . ..; t...nắng ; - nóng ...ực ; ...on ton ; ...ảnh ...ót . - Nghe - Nghe - 2 em đọc - Nói về cái trống trường lúc các bạn hs nghỉ hè. - Có 4 dòng thơ . - 1 dấu chấm và một dấu chấm hỏi - Phải viết hoa. Vì đây là các chữ đầu dòng thơ - Lớp thực hiện đọc và viết vào bảng con các từ khó : trống, nghỉ, suốt, ngẫm nghĩ ,... -Lớp nghe đọc viết vào vở . -Soát và sửa lỗi bằng bút chì . - Điền vào chỗ trống en hay eng ? - Một em lên bảng , lớp làm vào vở . - Đối chiếu bài làm nhận xét. - 2 - 3 em đọc -Lớp chia thành nhiều nhóm nhỏ . - Thảo luận nhóm . - Cử 2 bạn viết nhanh để ghi các tiếng mà nhóm tìm được . - Nhận xét bài bạn , đọc đồng thanh các từ và ghi vào vở. -Về nhà học bài và làm bài tập - Nghe, ghi nhớ. Sinh hoạt lớp I.Mục tiêu: - Học sinh nắm được những ưu điểm, tồn tại của lớp, của mình trong tuần qua - Có hướng phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm - Nắm được kế hoạch tuần tới để thực hiện II. Tiến hành sinh hoạt 1.Ổn định tổ chức: Cả lớp hát bài: Bốn phương trời - GV nhận xét tình hình chung về các mặt: Trong tuần qua, tất cả các em đều rất cố gắng trong học tập cũng như các phong trào khác - Đi học chuyên cần, đúng giờ - Đồ dùng học tập đầy đủ - Làm tốt phong trào giữ vở sạch, viết chữ đẹp - Trang phục đúng quy định -Vệ sinh trường lớp sạch sẽ -Không có tình trạng ăn quà vặt , nói tục. -Học bài và làm bài tập đầy đủ - Ý thức xây dựng bài tốt: Tuyết Nhung, Khánh Du ,Ngọc Hoàng ... * Tồn tại: - Một số em còn nói chuyện riêng: Anh , Nghĩa *Thống nhất xếp thứ tự các tổ - Xếp loại tổ như sau: Tổ 2: hạng nhất Tổ 1, Tổ 3: hạng nhì 3.Kế hoạch tuần tới: - Thi đua học tốt, dành nhiều bông hoa điểm 10 - Duy trì sĩ số, xây dựng nề nếp lớp - Đồ dùng học tập đầy đủ - Trang phục sạch sẽ, đúng quy định - Làm tốt phong trào giữ vở sạch, viết chữ đẹp -Học bài và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp -Không được ăn quà vặt 4.Tổ chức trò chơi: - Cả lớp thực hiện trò chơi “Con thỏ” - Hát tập thể bài “Cả nhà thương nhau” 5.Dặn dò: - Khắc phục những tồn tại trong tuần qua, phát huy hơn nữa những ưu điểm trong tuần tới Sinh hoạt: SINH HOẠT LỚP I.Mục tiêu: -Học sinh nắm được ưu, khuyết điểm trong tuần qua để có hướng phát huy và sửa chữa -Nắm được phương hướng của tuần tới - GD ý thức phê và tự phê II.Tiến hành sinh hoạt: 1.Ổn định tổ chức: Sinh hoạt văn nghệ Cả lớp hát bài: Lớp chúng mình 2.Báo cáo hoạt động trong tuần qua: -Lớp trưởng điều hành sinh hoạt + Lần lượt các tổ trưởng báo cáo tình hình hoạt động của tổ trong tuần qua. + Lớp phó học tập nhận xét chung về kết quả học tập của các bạn -Ý kiến phát biểu của các bạn trong lớp -Lớp trưởng đánh giá lại các mặt hoạt động của lớp - Giáo viên nhận xét chung: + Ưu điểm: - Đi học đúng giờ, đảm bảo sĩ số - Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp - Đồ dùng học tập đầy đủ - Trang phục gọn gàng sạch sẽ đúng quy định - Làm tốt phong trào giữ vở sạch, viết chữ đẹp - Có ý thức tốt trong học tập: K. Anh, Nhung, Minh, Khánh,... + Tồn tại: -Một số em còn nói chuyện riêng trong giờ học: Quang, Chiến - Chữ viết chưa đẹp: Thành, Nhật - Đọc bài còn chậm: Đức, Vũ 3.Kế hoạch tuần tới: -Phát động phong trào thi đua học tốt dành nhiều bông hoa điểm 10 -Duy trì sĩ số, xây dựng nề nếp lớp - Làm tốt phong trào "Đôi bạn cùng tiến" - Có đầy đủ đồ dùng học tập -Trang phục gọn gàng sạch sẽ, đúng quy định - Vệ sinh lớp, khu trực tuần sạch sẽ. 4. Sinh hoạt văn nghệ: - Tổ chức cho các em sinh hoạt ca múa hát, đọc thơ theo chủ điểm tháng - Giới thiệu trò chơi dân gian: Chi chi chành chành. Kể chuyện: CHIẾC BÚT MỰC I. Yêu cầu: - Dựa theo tranh, kể lại đước từng đoạn câu chuyện Chiếc bút mực (BT1). - Rèn cho hs kĩ năng nghe: Tập trung theo dõi bạn kể chuyện; biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn. - Bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp, trau dồi hứng thú kể chuyện. II. Chuẩn bị -Tranh ảnh minh họa sách giáo khoa . Hộp bút , bút mực . III Các hoạt động dạy- học : Hoạt động dạy Hoạt động học A. Bài cũ : -Gọi 3 em lên nối tiếp nhau kể lại câu chuyện: “ Bím tóc đuôi sam “ - Nhận xét, ghi điểm . B.Bài mới 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn kể chuyện : *Kể lại đoạn theo bức tranh 1: - Treo tranh minh họa . - Yêu cầu các nhóm dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý kể cho bạn trong nhóm nghe . ? Cô giáo gọi Lan lên bàn cô làm gì ? ? Thái độ của Mai thế nào ? ? Khi không được viết bút mực thái độ của Mai ra sao ? - Mời lần lượt từng nhóm lên trình bày . - Nhận xét, tuyên dương * Kể theo bức tranh 2 : ? Chuyện gì đã xảy ra với bạn Lan ? ? Khi biết mình đã quên bút bạn Lan đã làm gì? ? Lúc đó thái độ của Mai thế nào ? ? Vì sao Mai lại loay hoay với hộp bút nhỉ ? * Kể theo bức tranh3 : ? Bạn Mai đã làm gì ? ? Mai đã nói gì với Lan ? * Kể theo bức tranh 4 : ? Thái độ củacô giáo thế nào ? ? Khi biết mình được viết bút mực thái độ của Mai ra sao ? ? Cô giáo cho Mai mượn bút và nói gì ? -Mời lần lượt học sinh lên kể trước lớp . -Yêu cầu lớp lắng nghe và nhận xét sau mỗi lần bạn kể . *)Kể lại toàn bộ câu chuyện : *Lần 1 : - GV: làm người dẫn chuyện phối hợp kể cùng học sinh . *Lần 2 :- Gọi hs xung phong nhận vai để kể . - Yêu cầu thực hành kể . - Hướng dẫn lớp bình chọn bạn kể hay nhất . - Yêu cầu kể lại toàn bộ câu chuyện . - Nhận xét, ghi điểm tuyên dương những em kể tốt, kể có tiến bộ. 3. Củng cố dặn dò : - Nhận xét giờ học - Nhắc nhở hs noi gương theo bạn Mai - Về nhà kể lại cho nhiều người cùng nghe. - 3 em nối tiếp nhau kể chuyện . - Nghe - Mỗi nhóm 4 em quan sát tranh và lần lượt kể theo đoạn qua bức tranh 1. - Cô gọi Lan lên bàn cơ lấy mực . -Mai hồi hộp nhìn cô . - Mai rất buồn vì cả lớp chỉ còn mình em phải viết bút chì . - Đại diện cho 4 nhóm lần lượt kể đoạn 1, nhận xét bạn theo các tiêu chí. Bình chọn nhóm kể tốt. - Lan không mang bút . - Gục mặt xuống bàn khóc nức nở . - Mai đang loay hoay với cái hộp bút . - Mai nửa muốn cho bạn mượn nửa không muốn - Mai đã đưa bút cho Lan mượn . - Bạn cầm lấy mình đang viết bút chì . - Cô giáo rất vui . -Mai thấy hơi tiếc . - Cô cho em mượn , em thật đáng khen - Lần lượt lên kể bằng lời của mình . - Lắng nghe và nhận xét lời bạn kể -Thực hành kể câu chuyện - Ba em lên nhận vai Mai , Lan , cô giáo kể lại toàn bộ câu chuyện . - NX , bình chọn bạn đóng vai hay nhất - Xung phong kể lại toàn bộ câu chuyện - Nghe, ghi nhớ Tập viết : CHỮ HOA D I. Yêu cầu: - Viết đúng chữ hoa D (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Dân(1 dòng cỡ vừa, dòng cỡ nhỏ), Dân giàu nước mạnh (3 lần). - Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. -Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ viết đúng đẹp, trình bày sạch sẽ. (Ghi chú: HS khá, giỏi viết đúng và đủ các dòng (tập viết ở lớp) trên trang vở TV2) II. Chuẩn bị: - GV: Chữ mẫu hoa D .Bảng phụ ghi cụm từ ứng dụng: Dân giàu nước mạnh - HS: bảng con, VTV III Các hoạt động dạy- hoc: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Bài cũ: - Yêu cầu hs viết: B, Bạn - Nhận xét. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Ghi đề. 2. Hướng dẫn viết chữ hoa A: a. Hướng dẫn hs quan sát, nhận xét: - Đính chữ mẫu D ? Chữ hoa D cao mấy li? Rộng mấy ô? ? Gồm mấy nét? Đó là những nét nào? ? Nêu cấu tạo của chữ hoa D? - Nêu lại cấu tạo chữ hoa D. - Chỉ vào khung chữ giảng quy trình - Gọi hs nhắc lại b. Hướng dẫn viết trên bảng con: - Viết mẫu chữ D (5 li) nêu lại quy trình. -Yêu cầu HS viết vào không trung. - Yêu cầu HS viết chữ hoa D vào bảng con. Nhận xét, chỉnh sửa. - Viết mẫu chữ hoa D (cỡ nhỏ) giảng quy trình. - Yêu cầu HS viết bảng con. Nhận xét, chỉnh sửa. 3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng: a. Giới thiệu cụm từ ứng dụng: Dân giàu nước mạnh ? Cụm từ ứng dụng nói lên điều gì? ? Cụm từ gồm mấy tiếng? Đó là những tiếng nào? ? Nhận xét độ cao của các chữ cái? ? Có những dấu thanh nào? Vị trí các dấu thanh? ? Chữ nào được viết hoa? Vì sao? ? Khoảng cách giữa các tiếng như thế nào? ? Nêu cách nối nét giữa chữ hoa D và chữ â? - Viết mẫu : Dân (cỡ nhỏ) - Yêu cầu HS viết bảng con. Nhận xét, chỉnh sửa. - Viết mẫu cụm từ ứng dụng: 4. Hướng dẫn viết vào vở: - Gọi HS nêu yêu cầu viết. - Yêu cầu HS viết bài. Hướng dẫn thêm cho những em viết còn chậm. Nhắc các em về tư thế ngồi viết, cách cầm bút, tốc độ viết. 5. Chấm bài: - Chấm 1 số bài, nhận xét. 6. Củng cố, dặn dị: - Gọi HS nêu lại cấu tạo chữ hoa D - Nhận xét giờ học. - Dặn: Luyện viết bài ở nhà. - Viết bảng con - Nghe - Quan sát - 5 li.... - 2 nét .... - 2 em nêu - Lắng nghe -HS quan sát và lắng nghe - 1 em - Quan sát. - viết 1 lần. - Viết bảng con 2 lần. - Quan sát, ghi nhớ. - Viết bảng con. - Nối tiếp đọc. - Dân có giàu thì nước mới mạnh - 4 tiếng:... - Quan sát nêu. - Chữ D. Vì đứng đầu câu. - Bằng khoảng cách viết một chữ cái o. - Trả lời. - Quan sát. - Viết bảng con. - Quan sát. - Nêu - Viết bài (VTV) - Lắng nghe. - 1 HS nêu. - Lắng nghe, ghi nhớ.

File đính kèm:

  • docgiao an lop 2 tuan 5 sang va chieu CKTKNKNS.doc
Giáo án liên quan