I/. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Bước đầu nhận biết về tổng của nhiều số và biết tính tổng của nhiều số.
- Chuẩn bị học phép nhân.
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. KTBC: Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập của HS.
2. Bài mới : Giới thiệu tổng của nhiều số và cách tính :
a/Giới thiệu tổng của : 2 + 3 + 4 = .
- GV giới thiệu phép tính , ghi bảng
- HS làm tính bảng con - Nêu cách tính, đọc lại phép tính" 2 cộng 3 cộng 4 bằng 9" hay tổng của 2, 3 , 4 bằng 9"
32 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1185 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Sáng Tuần 19 Năm 2012-2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
..........................................................................................................................................................................................................
_______________________________
Tiết 2 Luyện từ và câu
Tuần 20 : Từ ngữ về thời tiết
Đặt và trả lời câu hỏi: Khi nào?
Dấu chấm, dấu chấm than.
I. MĐYC :
- Mở rộng vốn từ về thời tiết.
- Biết dùng các cụm từ : bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ thay cho cụm từ khi nào để hỏi về thời điểm .
- Điền đúng dấu chấm và dấu chấm than vào ô trống trong đoạn văn đã cho.
II. Đồ dùng dạy học
- 6 bảng con ghi 6 từ bài tập1, bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 3
III. Hoạt động dạy học :
1. KTBC :3-5'
- GV nêu tên tháng hoặc đặc điểm của mùa - HS viết tên mùa vào bảng con
2. Daỵ bài mới
a/ Giới thiệu bài :1-2'
b/ HD làm bài :28-30'
Bài 1 :(miệng )
- HS đọc yêu cầu bài .
- HS thảo luận nhóm đôi
- GV lần lượt đưa ra 6 bảng con đã ghi các từ ngữ bài tập 1 - HS đọc các từ - HS khác nêu tên mùa - GV ghi bảng - Lớp nhận xét, sửa chữa:
Mùa xuân: ấm áp.
Mùa thu: nóng bức , oi nồng.
Mùa đông: ma phùn, gió bấc, giá lạnh.
- Vài HS đọc lại.
Bài 2 (miệng)
- HS đọc yêu cầu bài
- HS thảo luận nhóm đôi
- Đại diện các nhóm trình bày cách thay thế cụm từ khi nào bằng cụm từ khác( bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ ...)
- Lớp nxét ,bổ xung
-> Có nhiều cách thay thế
VD : Câu a: bao giờ, lúc nào, tháng máy, mấy giờ.
Câu b: bao giờ, lúc nào, tháng mấy
Câu c: bao giờ, lúc nào
Câu d: bao giờ, lúc nào, tháng mấy.
Bài 3 ( viết)
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS làm bài vào vở - 1 HS làm bảng phụ - Lớp nhận xét bổ xung, sửa chữa.
- HS đọc lại bài đã điền
3. Củng cố - Dặn dò 5-7'
- GV nxét tiết học
- HS ghi bài .
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................__________________________________________
Chính tả - nghe viết
Mưa bóng mây
I. Mục tiêu :
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài thơ Mưa bóng mây.
- Tiếp tục luyện viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm vần dễ lẫn:s/ x;
iêt/ iêc.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2a
III. Hoạt động dạy học:
1.KTBC: -HS viết bảng con: hoa sen, cây xoan, giọt sương
2.Bài mới:
a/Giới thiệu bài, ghi tên bài : 1-2'
b/ HD HS nghe viết:
* G đọc ND bài viết - HS đọc thầm
? Bài thơ tả hình tượng gì của thiên nhiên? Mưa bóng mây có đặc điểm gì lạ? Có đặc điểm gì làm bạn nhỏ thích thú?
? Bài thơ có mấy khổ thơ? Mỗi khổ thơ có mấy dòng thơ?
? Mỗi dòng thơ có mấy chữ ?
? Tìm trong bài chính tả những chữ chứa vần ơi, ơt, oang, ay?
* Viết từ khó:GV lần lượt đưa ra, ghi bảng từ khó :nào, lạ, che, trang vở, dung dăng - HS phân tích tiếng khó, đọc lại các từ khó - GV HD viết đúng chính tả
- GV xóa bảng, đọc HS viết bảng con - Nhận xét chính tả
* Luyện viết vở:13-15'
- GV HD cách cầm bút, đặt vở, ngồi đúng, HD cách trình bày chung
- GV đọc từng câu, cụm từ HS nghe viết bài vào vở - GV bao quát lớp , uốn nắn tư thế ngồi viết cho HS.
* Chấm - chữa:5'
- GV đọc thong thả ,rõ ràng nội dung bài viết - HS soát lỗi ,ghi tổng số lỗi và chữa lỗi
- GV chấm 8-10 bài- Nxét bài viết HS
c/ Bài tập:5-7'
Bài 2 : Chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống?
- HS đọc yêu cầu bài
- HS làm bài vào vở - 1 HS làm bảng phụ - GV chấm Đ, S - Lớp nhận xét bài bạn, sửa chữa.
- Sương mù, cây xương rồng
- Đất phù sa, đường xa
- Xót xa, thiếu sót
3. Củng cố - Dặn dò:1-2'
- Nxét giờ học
- Tuyên dương những em viết sạch đẹp.
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________
Tiết 4 Thủ công
Bài 11: Gấp, cắt, trang trí thiếp
chúc mừng (tiết 2)
I. Mục tiêu
- Cắt, gấp trang trí được thiếp chúc mừng
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
2. Học sinh thực hành cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng
- Học sinh nhắc lại quy trình làm thiếp chúc mừng
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành quan sát giúp đỡ học sinh hoàn thành sản phẩm.
- Học sinh trình bày sản phẩm, giáo viên chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương.
- Đánh giá sản phẩm của học sinh
3. Nhận xét- dặn dò
- Nhận xét tinh thần học tập của học sinh .
__________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 18 tháng 1 năm 2013
Tiết 2 Toán
Bảng nhân 5
I/. Mục tiêu: giúp HS.
- Lập bảng nhân 5( 5 nhân với 1, 2, 3, ..., 10) và học thuộc bảng nhân 5.
- Thực hành nhân 5 , giải bài toán và đếm thêm 5.
II. Đồ dùng tq:
- Các tấm bìa , mỗi tấm có 5 chấm tròn.
III.Hoạt động dạy học:
1.KTBC:
- HS làm bảng con : 4 x 4 =
4 x 7 =
3 x 10 =
? Nhận xét bài bạn, đọc thuộc bảng nhân 5 ( 3 - 4 ) em.
2.Bài mới: HD HS lập bảng nhân 5 ( lấy 5 nhân với một số)
a. 5 x 1 = 5
- Yêu cầu HS lấy một tấm bìa ( có 5 chấm tròn):? Mỗi tấm bìa có mấy chấm tròn? Ta lấy 1 tấm bìa tức là 5 chấm tròn được lấy mấy lần?
- GV :5 chấm tròn được lấy 1 lần( GV làm mẫu trên bảng), ta viết:
5 x 1 = 5 ( Đọc là năm nhân một bằng năm)
- HS đọc lại 2-3 em
b. 5 x 2 = 10
- HS lấy tiếp 2 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn :
? Mỗi tấm bìa có mấy chấm tròn ?Em lấy 2 tấm bìa tức là 5 chấm tròn được lấy mấy lần?
- GV : 5 chấm tròn được lấy 2 lần ( GV làm mẫu trên bảng), được viết là:
5 x 2 = 5 + 5 = 10
-> Như vậy 5 x 2 = 10 - > GV viết 5 x 2 = 10 ngay dưới 5 x 1 = 5
- HS đọc : 5 x 1 = 5; 5 x 2 = 15
c. 5 x 3 = 15; ...; 5 x 10 = 50 Tương tự HS lập tiếp.
-> Khi lập xong , GV giới thiệu cho HS đó là bảng nhân 5
+ HS học thuộc lòng bảng nhân 5
? Em có nxét gì về các thừa số thứ nhất? ( Đều là 5)
? Các thừa số thứ hai? Tích?
3.Bài tập:
Bài 1: (SGK) bài yêu cầu gì? HS tự làm bài
- HS đọc kết quả: 1-2 dãy? Nêu cách nhẩm, tên gọi từng thành phần và kết quả của phép nhân (2-3 em)
* Củng cố bảng nhân 5.
Bài 2 (vở) - HS đọc đề bài, xác định yêu cầu-Tự làm bài - GV chấm Đ, S
- HS đọc kết qủa (4-5 em)- Lớp nhận xét, sửa chữa
* Củng cố giải toán bằng 1 phép tính nhân.
Bài 3: (SGK) –HS đọc thầm đề- Tự giải
- GV chấm ĐS –HD chữa :HS đổi vở kiểm tra kết qủa -> Đó là kết quả của bảng nhân 5.
- Mỗi số đứng sau so với số đứng trước nó thì thế nào?( mỗi số đứng sau đều bằng số đứng ngay trước nó cộng với 5)
- HS đếm thêm 5 từ 5 đến 50 và đếm bớt 5 từ 50 đến 5.
3. Củng cố- Dặn dò:
- HS thi đọc thuộc lòng bảng nhân 5
(*) Dự kiến sai lầm:
- HS thực hiện lập bảng nhân chậm, cha chính xác.
*Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________-___________
Tiết 3 Tập làm văn
Tuần 20: Tả ngắn về bốn mùa
I. MĐYC :
- Đọc đoạn văn Xuân về , trả lời các câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Dựa vào gợi ý, viết được 1 đoạn văn đơn giản từ 3 đến 5 câu nói về mùa hè.
II. Đồ dùng dạy học :
- Một số tranh, ảnh về mùa hè.
III. Hoạt động dạy học :
1. KTBC :3-5'
- 2 HS đọc bài tập 3 tập làm văn tiết 19: 1 HS đọc lời mẹ Sơn, 1 HS đọc lời đáp của Nam.- Lớp nhận xét, bổ xung.
2. Dạy bài mới :
a/ Giới thiệu bài 1-2'
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
b/ HD làm bài :28-30'
Bài 1: (miệng )
- HS đọc yêu cầu bài , đọc bài Xuân về : 4 - 5 em - Lớp nhận xét
- HS thảo luận nhóm đôi ghi ra giấy nháp
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét ,bổ xung- GV kết luận;
a/ Những dấu hiệu báo mùa xuân đến : ( Đầu tiên từ trong vườn; ...trong không khí ...; Cây cối thay áo mới ...).
b/ Tác giả đã quan sát mùa xuân bằng những cách nào ? ( ngửi ..., nhìn ...)
-> Để tả được quang cảnh mùa xuân , tác giả Tô Hoài đã quan sát rất tinh tế, sử dụng nhiều giác quan khi quan sát-> Ông đã viết được đoạn văn tả mùa xuân ngắn gọn mà thú vị độc đáo ->HS muốn tả được cảnh vật xung quanh cần học cách quan sát của tác giả.
Bài 2 :(viết )
- HS đọc yêu cầu bài và các câu hỏi gợi ý.
- HS dựa vào 4 câu hỏi ,viết đoạn văn đơn giản từ 3 đến 5 câu tả mùa hè.
- Nhiều HS đọc bài làm - Lớp nhận xét - GV chấm điểm một số bài làm của HS .
3. Củng cố dặn dò :
- GV nxét giờ học, tuyên dương một số bài làm tốt, đọc một số đoạn văn hay cho cả lớp nghe.
* Rút kinh nghiệm sau giớ dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________
Tiết 4 Hoạt động tập thể
Giáo dục an toàn giao thông, vệ sinh cá nhân
I/. Mục tiêu: Giúp HS:
- Giáo dục an toàn giao thông
- Giáo dục vệ sinh cá nhân.
- Tổng kết tuần 20, kế hoạch tuần 21
II/. Bài học:
1. Giáo dục an toàn giao thông
- Hằng ngày ai đưa em đến trường? Bằng phương tiện gì?
- Khi ngồi sau xe máy cần lưu ý điều gì?
- Khi đi bộ em cần như thế nào? Khi đi xe đạp cần lưu ý gì?
à Vì sao cần phải chấp hành luật lệ giao thông?
Cả lớp hát bài: “Khi đi học”
2.Vệ sinh cá nhân.
- Cho cả lớp thảo luận theo hệ thống câu hỏi sau:
+ Vệ sinh cá nhân là gì?
+ Muốn vệ sinh cá nhân tốt bạn cần làm gì?
+ Nêu cách giữ vệ sinh cá nhân?
- Cả lớp thi đua trả lời, GV hệ thống lên bảng.
3. Tổng kết tuần 20-Kế hoạch tuần 21
* Các tổ báo cáo hoạt động thi đua tuần 20
* Kế hoạch tuần 21:
-Thi đua lập thành tích mừng Đảng, mừng Xuân.
-Tiếp tục phát huy, duy trì nề nếp lớp
- Tiếp tục bồi dưỡng HS yếu kém
File đính kèm:
- sangtuan19.doc