Mục tiêu
1. Học sinh biết:
- Trẻ em có bổn phận tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng.
- Chăm làm việc nhà là thể hiện tình yêu thương của em đối với ông bà, cha mẹ.
2. Học sinh có thái độ:
- Tự giác tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng.
- Không đồng tình với hành vi chưa chăm làm việc nhà.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
- Sách giáo khoa Đạo đức, tranh minhnhoạ bài tập 5.
60 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 859 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 2 môn Đạo đức - Bài 4: Chăm làm việc nhà (tiếp theo), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năng viết: Viết được một đoạn văn 3, 5 câu về em và trường em.
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh vế cách dùng từ, đặt câu.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Cả lớp làm vào nháp.
- 2 – 3 học sinh trình bày bài làm của mình. Học sinh khác nhận xét.
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
4. Củng cố, dặn dò
Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh viết câu hay, viết đoạn văn tốt.
——————————————ab——————————————
Kể chuyện
Ôn tập giữa học kì I
I- Mục đích, yêu cầu:
- Ôn luyện trả lời câu hỏi theo tranh và tổ chức câu thành bài.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Hoạt động 1: Dựa vào tranh trả lời câu hỏi.
a) Mục tiêu: Ôn luyện trả lời câu hỏi theo tranh.
b) Cách tiến hành:
Giáo viên
Học sinh
- Giáo viên nêu yêu cầu bài và hỏi học sinh: Để làm tốt bài tập này, em phải chú ý điều gì ?
- Giáo viên nhận xét, giúp học sinh hoàn chỉnh các câu trả lời.
+ Hàng ngày, mẹ đưa Tuấn đến trường.
+ Hôm nay, mẹ không đưa Tuấn đến trường được vì mẹ bị ốm.
+ Tuấn rót nước cho mẹ uống. Lúc nào Tuấn cũng bên giường mẹ, đắp khăn lên trán cho mẹ hạ sốt.
+ Tuấn tự mình đi bộ đến trường.
- Học sinh trả lời: phải quan sát kĩ từng tranh trong Sgk, đọc câu hỏi dưới tranh suy nghĩ trả lời.
- Học sinh lần lượt trả lời từng câu hỏi. Học sinh khác nhận xét.
2. Hoạt động 2: Dựa vào tranh trả lời câu hỏi.
a) Mục tiêu: Kể câu chuyện dựa vào các câu trả lời.
b) Cách tiến hành:
Giáo viên
Học sinh
- Giáo viên nhận xét và chọn một tên câu chuyện cho cả lớp.
- Giáo viên theo dỏi, giúp đỡ.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương những nhóm kể chuyện hay.
- 2 – 3 học sinh đặt tên câu chuyện.
- Học sinh tập kể trong nhóm.
- Các nhóm thi kể chuyện, nhóm khác nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh học tốt.
——————————————ab——————————————
Thứ sáu, 03/ 11/ 2006
Toán
Tìm một số hạng trong một tổng
I- Mục tiêu: Giúp học sinh
- Biết cách tìm một số hạng khi biết tổng và số hạng kia.
- Bước đầu làm quen với kí hiệu chữ (biểu thị cho một số chưa biết).
II. Đồ dùng dạy học: Phóng to hình vẽ trong bài học.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Hoạt động 1: Giới thiệu kí hiệu chữ và cách tìm một số hạng trong một tổng.
a) Mục tiêu:
- Biết cách tìm một số hạng khi biết tổng và số hạng kia.
- Bước đầu làm quen với kí hiệu chữ (biểu thị cho một số chưa biết).
b) Cách tiến hành:
Giáo viên
Học sinh
- Giáo viên cho học sinh quan sát hình vẽ trên bảng.
- Giáo viên cho học sinh quan sát hình vẽ cột giữa bài học rồi nêu bài toán.
- Giáo viên nêu ô vuông bị che lấp là số chưa biết ta gọi là x. Lấy x + 4 tức là lấy số ô vuông chưa biết cộng với số ô vuông đã biết, tất cả có 10 ô vuông.
- Giáo viên chỉ vào từng thành phần và kết quả phép cộng hỏi học sinh: x gọi là gì ?
- Giáo viên hỏi: Trong phép cộng muốn tìm số hạng chưa biết ta làm như thế nào ?(lấy tổng trừ đi số hạng kia)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cột thứ ba bài học tương tự như cột giữa.
- Học sinh quan sát và viết vào vở.
- Học sinh nêu bài toán: Có tất cả 10 ô vuông, có một số ô vuông bị che lấp và 4 ô vuông không bị che lấp. Hỏi có mấy ô vuông bị che lấp ?
- Học sinh đọc “ich-xì cộng bốn bằng mười”.
- 1 – 2 học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét.
- Học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét.
- Học sinh nhắc lại.
- Học sinh học thuộc ghi nhớ.
2. Hoạt động 2: Thực hành
a) Mục tiêu: Biết cách tìm một số hạng khi biết tổng và số hạng kia
b) Cách tiến hành:
Giáo viên
Học sinh
Bài 1:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
Bài 2:
- Giáo viên hướng dẫn cách làm.
- Giáo viên theo dỏi, nhận xét.
Bài 3:
- Giáo viên hướng dẫn cách làm.
- Giáo viên nhận xét, sửa sai.
- Giáo viên theo dỏi, giúp đở, chữa bài:
Số học sinh gái lớp đó:
35 – 20 = 15 (học sinh)
Đáp số: 20 học sinh
- Lần lượt từng học sinh lên bảng làm bài, Học sinh dưới lớp làm vào bảng con
- Cả lớp làm vào vở,
- 1 học sinh nêu yêu cầu bài.
- Cả lớp làm vào vở
- 1 học sinh đọc đề toán.
- 1 học sinh lên bảng tóm tắt bài toán.
- Cả lớp làm vào vở.
3. Củng cố, dặn dò
- Giáo viên cho học sinh làm vào bảng con: x + 6 = 12, x + 9 = 15.
- Giáo viên nhận xét tiết học, yêu cầu học sinh về nhà xem trước bài Luyện tập.
——————————————ab——————————————
Thủ công
Gấp thuyền phẳng đáy có mui (tiết 1)
I- Mục tiêu
- Học sinh biết vận dụng cách gấp thuyển phẳng đáy không mui để gấp được thuyền phẳng đáy có mui.
- Học sinh gấp được thuyền phẳng đáy có mui.
- Học sinh hứng thú gấp thuyền.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Mẫu thuyền phẳng đáy có mui. Mẫu thuyền phẳng đáy không mui. Quy trình gấp thuyền phẳng đáy có mui.
2. Học sinh: Giấy thủ công.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra dụng cụ: Giáo viên kiểm tra dụng cụ của học sinh. (2 phút)
2. Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
a) Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng cách gấp thuyển phẳng đáy không mui để gấp được thuyền phẳng đáy có mui.
b) Cách tiến hành:
Giáo viên
Học sinh
- Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu gấp thuyền phẳng đáy không mui để rút ra nhận xét về sự giống nhau và khác nhau giữa hai loại thuyển.
- Giáo viên mở dần mẫu thuyền phẳng đáy có mui cho đến khi là tờ giấy hình chữ nhật ban đầu.
- Học sinh quan sát và rút ra nhận xét về sự giống nhau và khác nhau giữa hai loại thuyển.
- Học sinh quan sát để biết được sơ bộ cách gấp thuyển phẳng đáy có mui.
3. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu
a) Mục tiêu:
- Học sinh biết vận dụng cách gấp thuyển phẳng đáy không mui để gấp được thuyền phẳng đáy có mui.
- Học sinh hứng thú gấp thuyền.
b) Cách tiến hành:
Giáo viên
Học sinh
Bước 1: Gấp tạo mũi thuyền
Đặt ngang tở giấy màu hình chữ nhật trên bàn, mặt kẻ ô ở trên. Gấp 2 đầu tờ giấy khoảng 2 – 3 ô nhu hình 1 sẽ đưọc hình 2, miết dọc theo 2 đường mới gấp cho phẳng. Các buớc gấp tiếp theo tương tự như gấp thuyền phẳng đáy không mui.
Bước 2: Gấp các nếp gấp đều
- Gấp đều tờ giấy theo đường dấu gấp hình 2 và hình 3.
- Gấp đôi mặt trước của hình và được hình 4. Lật hình 4 ra mặt sau, gấp đôi như mặt trước được hình 5.
Bước 3: Gấp tạo thân thuyền và mũi thuyền
- Gấp theo đường gấp của hình 5 sao cho cạnh ngắn cạnh dài trùng nhau được như hình 6. Tương tự gấp được hình 7. Lật hình 7 ra mặt sau gấp hai lần giống như hình 5, hình 6 được hình 8
- Gấp theo dấu gấp của hình 8 được hình 9. Lật hình 7 ra mặt sau gấp giống như mặt trước được hình 10.
Bước 4: Tạo thuyển phẳng đáy có mui
- Lách 2 ngón tay cái vào trong 2 mép giấy, các ngón còn lại cầm ở hai bên phí ngoài, lộn cácnếp gấp vào bên trong lòng thuyển được thuyền giống như hình 11.
- Dùng ngón trỏ nâng phần giấy gấp ở hai đầu thuyển lên như hình 12 được thuyển phẳng đáy có mui.
- Giáo viên quan sát, nhận xét.
- Học sinh gấp theo bước 1.
- Học sinh gấp theo bước 2.
- Học sinh gấp theo bước 3.
- Học sinh gấp theo bước 4.
- 1 – 2 học sinh thao tác lại các bước gấp thuyển phẳng đáy có mui. Học sinh quan sát, nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò
Giáo viên nhận xét tiết học, yêu cầu học sinh về nhà chuẩn bị làm hoàn chỉnh tiết sau hoàn thành sản phẩm.
——————————————ab——————————————
Âm nhạc
Tiết 9
Học hát: Bài Chúc mừng sinh nhật
I- Mục tiêu
- Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca, đặc biệt chú ý những chổ nửa cung trong bài.
- Biết hát một bài hát nước Anh.
II. Chuẩn bị
- Máy nghe, bộ phách.
- Bản đồ thế giới, tranh ảnh trẻ em nước ngoài vui chơi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Hoạt động 1: Dạy bài hát Chúc mừng sinh nhật (20 phút)
a) Mục tiêu:
- Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
- Biết hát một bài hát nước Anh.
b) Cách tiến hành:
Giáo viên
Học sinh
- Giáo viên cho học sinh quan sát bản đồ thế giới, tranh ảnh trẻ em nước ngoài vui chơi từ đó giới thiệu bài hát.
- Giáo viên hát mẫu.
- Giáo viên hướng dẫn đọc lời ca.
- Giáo viên dạy hát từng câu.
- Giáo viên nhắc nhở các em khi hát phát âm gọn gàng, thể hiện tính chất vui tưoi.
- Học sinh quan sát bản đồ thế giới, tranh ảnh trẻ em nước ngoài vui chơi
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh đọc lời ca.
- Học sinh hát từng câu.
- Học sinh hát cả lớp.
2. Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm (10 phút)
a) Mục tiêu:
- Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
- Biết hát một bài hát nước Anh.
b) Cách tiến hành:
Giáo viên
Học sinh
- Giáo viên nhận xét, sửa sai.
- Giáo viên nhận xét, sửa sai.
- Giáo viên nhận xét, sửa sai.
- Học sinh hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu lời ca.
- Học sinh hát theo dãy bàn, một bên hát, một bên vỗ tay.
- 2 nhóm hát luân phiên.
3. Củng cố, dặn dò
Giáo viên cho học sinh hát lại một lần. Giáo viên nhận xét tiết học, yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục tập hát.
File đính kèm:
- Giao an lop 2 t89.doc