Giáo án Lớp 2 Kì 2 Tuần 34

I. MỤC TIÊU:

Kiến thức: Củng cố lại những kiến thức về cách làm đồ chơi bằng giấy.

Kỹ năng: Làm được những sản phẩm đã học.

Thái độ: HS hứng thú, yêu thích giờ học thủ công.

II. CHUẨN BỊ:

GV: Một số mẫu sản phẩm thủ công đã học.

 HS: Giấy thủ công, keo, bút màu.

III. NỘI DUNG KIỂM TRA:

1. Đề bài: Em hãy làm một trong những sản phảm thủ công đã học.

2. Yêu cầu: Làm được sản phẩm thủ công theo đúng quy trình kỹ thuật.

3. GV cho HS quan sát lại một số mẫu sản phẩm thủ công đã học.

4. GV tổ chức cho HS làm bài kiểm tra, quan sát, hướng dẫn những em còn lúng túng để giúp các em hoàn thành sản phẩm.

 

doc39 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Kì 2 Tuần 34, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sau đó yêu cầu các em vẽ hình vào vở bài tập. Ị Nhận xét, tuyên dương. * Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề bài. Vẽ hình phần a lên bảng, sau đó dùng thước để chia thành 2 phần, có thể thành hoặc không thành 2 hình tam giác, sau đó yêu cầu HS lựa chọn cách vẽ đúng. Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm phần b. Ị Nhận xét, tuyên dương. * Bài 4: Vẽ hình của bài tập lên bảng, có đánh số các phần hình. Hình bên có mấy hình tam giác, là những tam giác nào ? Có bao nhiêu hình tứ giác, đó là những hình nào ? Có bao nhiêu hình chữ nhật, đó là những hình nào ? 4. Củng cố – Dặn dò: (1’) Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho HS. Chuẩn bị: Ôn tập về hình học (TT). Hát 2 HS lên bảng làm bài, bạn nhận xét. 1 HS nhắc lại. HS thi đua dán tên mình dưới hình. HS vẽ hình vào vở bài tập. Đọc đề bài trong SGK. Lựa chọn cách vẽ và lên bảng vẽ. Làm bài. 1 2 3 4 Có 5 hình tam giác, là: hình 1, hình 2, hình 3, hình 4, hình (1 + 2) Có 5 hình tứ giác, là: hình (1 + 3), hình (2 + 4), hình (1 + 2 + 3), hình (1 + 2 + 4), hình (1 + 2 + 3 + 4). Có 3 hình chữ nhật, đó là: hình (1 + 3), hình (2 + 4), hình (1 + 2 + 3 + 4). TIẾT 68 Chính tả ĐÀN BÊ CỦA ANH HỒ GIÁO I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nghe và viết lại đúng, đẹp đoạn Giống như … đòi bế. 2. Kỹ năng: Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ch / tr, dấu hỏi / dấu ngã. 3. Thái độ: Ham thích môn học. II. Chuẩn bị GV: Bài tập 3 viết vào 2 tờ giấy to, bút dạ. HS: Vở, bảng con. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Giáo viên Học sinh 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Người làm đồ chơi. Gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu HS viết các từ cần chú ý phân biệt trong giờ học trước. Yêu cầu HS dưới lớp viết vào nháp. Yêu cầu HS đọc các từ mà các bạn tìm được. Nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: Đàn bê của anh Hồ Giáo Giờ Chính tả hôm nay lớp mình sẽ nghe và viết lại một đoạn trong bài tập đọc Đàn bê của anh Hồ Giáo và làm các bài tập chính tả. Ị Ghi tựa. v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả (22’) Phương pháp: Trực quan, hỏi đáp, giảng giải, thực hành GV đọc đoạn văn cần viết. Đoạn văn nói về điều gì ? Những con bê đực có đặc điểm gì đáng yêu ? Những con bê cái thì ra sao ? Tìm tên riêng trong đoạn văn ? Những chữ nào thường phải viết hoa ? Hãy nêu những từ khó viết có trong bài ? GV cùng HS phân tích những từ trên. GV đọc vài từ cho HS viết vào bảng con, 2 HS lên bảng viết vào bảng lớp. GV đọc bài cho HS viết. Yêu cầu HS soát lỗi GV tiến hành chấm bài. v Hoạt động 2: Luyện tập (5’) Phương pháp: Thực hành, thi đua. * Bài 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu. Gọi 1 HS thực hành hỏi đáp theo cặp, 1 HS đọc câu hỏi,1 HS tìm từ. Ị Khen những cặp HS nói tốt, tìm từ đúng, nhanh. * Bài 3: Trò chơi: Thi tìm tiếng Chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy to và 1 bút dạ. Trong 5 phút các nhóm tìm từ theo yêu cầu của bài, sau đó dán tờ giấy ghi kết quả của đội mình lên bảng. Nhóm nào tìm được nhiều từ và đúng sẽ thắng. Yêu cầu HS đọc các từ tìm được. Ị Nhận xét, tuyên dương nhom tìm được nhiều từ. 4. Củng cố – Dặn dò: (1’) Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà làm bài tập 2, 3 vào Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai. Chuẩn bị: Ôn tập, kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng. Hát Tìm và viết lại các từ có chứa dấu hỏi/ dấu ngã. Theo dõi bài trong SGK. Đoạn văn nói về tình cảm của đàn bê với anh Hồ Giáo. Chúng chốc chốc lại ngừng ăn, nhảy quẩng lên đuổi nhau. Chúng rụt rè, nhút nhát như những bé gái. Hồ Giáo. Những chữ đầu câu và tên riêng trong bài phải viết hoa. Quấn quýt, quấn vào chân, nhảy quẩng, rụt rè, quơ quơ HS phân tích. 3 HS lên bảng viết các từ này. HS dưới lớp viết vào nháp. HS viết bài. HS đổi chéo vở kiểm tra lỗi. HS lắng nghe nhận xét của GV. Đọc yêu cầu của bài. Nhiều cặp HS được thực hành. Ví dụ: HS 1: Chỉ nơi tập trung đông người mua bán. HS 2: Chợ. Tiến hành tương tự với các phần còn lại: a) chợ – chò - tròn b) bảo – hổ – rỗi (rảnh) HS hoạt động trong nhóm. Một số đáp án: a) chè, tràm, trúc, chò chỉ, chuối, chanh, chay, chôm chôm,… b) tủ, đũa, chõ, võng, chảo, chổi,… Cả lớp đọc đồng thanh. TIẾT 34 Tập làm văn KỂ NGẮN VỀ NGƯỜI THÂN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết cách giới thiệu về nghề nghiệp của người thân theo các câu hỏi gợi ý. Tự giới thiệu bằng lời của mình, theo những điều mà mình biết về nghề nghiệp của người thân. 2. Kỹ năng: Viết được những điều đã kể thành đoạn văn có đủ ý, đúng về câu. 3. Thái độ: Ham thích môn học. II. CHUẨN BỊ: GV: Tranh của tiết Luyện từ và câu tuần 33. Tranh một số nghề nghiệp khác. Bảng ghi sẵn các câu hỏi gợi ý. HS: SGK, vở. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Giáo viên Học sinh 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Đáp lời an ủi. Kể chuyện được chứng kiến. Gọi 5 HS đọc đoạn văn kể về một việc tốt của con hoặc của bạn con. Nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới: Kể ngắn về người thân Ở lớp mình, bố mẹ của các con có những công việc khác nhau. Trong tiết Tập làm văn hôm nay, lớp mình sẽ được biết về nghề nghiệp, công việc của những người thân trong gia đình từng bạn. Ị Ghi tựa. v Hoạt động 1: Tìm hiểu cách viết đoạn văn về người thân (10’) Phương pháp: Trực quan, giảng giải, thực hành * Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu. Cho HS tự suy nghĩ trong 5 phút. GV treo tranh đã sưu tầm để HS định hình nghề nghiệp, công việc. Gọi HS tập nói. Nhắc HS nói phải rõ 3 ý để người khác nghe và biết được nghề nghiệp công việc và ích lợi của công việc đó. Sau mỗi HS nói, GV gọi 1 HS khác và hỏi: Con biết gì về bố (mẹ, anh, chú,…) của bạn ? Sửa nếu các con nói sai, câu không đúng ngữ pháp. Tuyên dương những HS nói tốt. Ị Nhận xét, tuyên dương. v Hoạt động 2: Viết đoạn văn (10’) Phương pháp: Trực quan, giảng giải, thực hành * Bài 2: GV nêu yêu cầu và để HS tự viết. Gọi HS đọc bài của mình. Gọi HS nhận xét bài của bạn. Ị Nhận xét, tuyên dương. 4. Củng cố – Dặn dò: (1’) Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà ôn tập để chuẩn bị kiểm tra. Chuẩn bị: Ôn tập, kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng. Hát 5 HS đọc bài làm của mình. 2 HS đọc yêu cầu của bài và các câu hỏi gợi ý. Suy nghĩ. Nhiều HS được kể. HS trình bày lại theo ý bạn nói. Tìm ra các bạn nói hay nhất. Ví dụ: + Bố con là bộ đội. Hằng ngày, bố con đến trường dạy các chú bộ đội bắn súng, tập luyện đội ngũ. Bố con rất yêu công việc của mình vì bố con đã dạy rất nhiều chú bộ đội khoẻ mạnh, giỏi để bảo vệ Tổ quốc. + Mẹ của con là cô giáo. Mẹ con đi dạy từ sáng đến chiều. Tối đến mẹ còn soạn bài, chấm điểm. Công việc của mẹ được nhiều người yêu quí vì mẹ dạy dỗ trẻ thơ nên người. HS viết vào vở. Một số HS đọc bài trước lớp. Nhận xét bài bạn. TIẾT 170 Toán ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC (TIẾP THEO) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp HS: Kĩ năng tính độ dài đường gấp khúc. Tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác. 2. Kỹ năng: Phát triển trí tưởng tượng cho HS thông qua xếp hình. 3. Thái độ: Ham thích học toán. II. CHUẨN BỊ: GV: Bảng phụ. HS: Vở. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Giáo viên Học sinh 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Ôn tập về hình học. Sửa bài 4. Ị Nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: Ôn tập về hình học (tiếp theo) * Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục ôn những kiến thức về hình học đã học Ị Ghi tựa. v Hoạt động 1: Thực hành (22’) Phương pháp: Trực quan, hỏi đáp, giảng giải, thực hành, thi đua. * Bài 1: Yêu cầu HS nêu cách tính độ dài đường gấp khúc, sau đó làm bài và báo cáo kết quả. Ị Nhận xét, tuyên dương. * Bài 2: Yêu cầu HS nêu cách tính chu vi của hình tam giác, sau đó thực hành tính. Ị Nhận xét, tuyên dương. * Bài 3: Yêu cầu HS nêu cách tính chu vi của hình tứ giác, sau đó thực hành tính. Các cạnh của hình tứ giác có đặc điểm gì ? Vậy chúng ta còn có thể tính chu vi của hình tứ giác này theo cách nào nữa ? Ị Nhận xét, tuyên dương. * Bài 4: Cho HS dự đoán và yêu cầu các em tính độ dài của hai đường gấp khúc để kiểm tra. Ị Nhận xét. * Bài 5: Tổ chức cho HS thi xếp hình. Trong thời gian 5 phút, đội nào có nhiều bạn xếp hình xong, đúng thì đội đó thắng cuộc. Ị Nhận xét, tuyên dương. 4. Củng cố – Dặn dò: (1’) Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Luyện tập chung. Hát 2 HS lên bảng sửa bài, bạn nhận xét. 1 HS nhắc lại. HS làm vào vở, sau đó bạn nào làm xong trước thì lên bảng làm. Để tính chu vi hình tam giác ta tính độ dài của các cạnh trong hình tam giác. HS tiến hành giải. Để tính chu vi hình tứ giác ta tính độ dài của các cạnh của hình tứ giác. Giải: Chu vi của hình tứ giác đó là: 5 + 5 + 5 + 5 = 20 (cm) Đáp số: 20 cm Các cạnh bằng nhau. Bằng cách thực hiện phép nhân 5 x 4. Giải: Độ dài đường gấp khúc ABC dài: 5 + 6 = 11cm. Đáp số: 11 cm Giải: Độ dài đường gấp khúc AMNOPQC dài: 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 1 = 11cm. Đáp số: 11 cm HS sử dụng bộ đồ dùng của mình để tham gia chơi.

File đính kèm:

  • docGAK2 TUAN 34.doc
Giáo án liên quan