Giáo án lớp 1B tuần 26

Buổi chiều Luyện Tiếng Việt

LUYỆN BÀI BÀN TAY MẸ

I. Mục tiêu

 Củng cố kĩ năng đọc lưu loát, diễn cảm bài Bàn tay mẹ cho HS

 Rèn kĩ năng tự tin, đọc to rõ ràng cho HS.

 Củng cố tìm tiếng, từ, câu chứa vần an, at

II. Đồ dùng dạy học:

 Bảng phụ

III. Hoạt động dạy - học

1. Giới thiệu bài: 2P

 2. Luyện đọc: 17P

 GV yêu cầu HS mở sách giáo khoa ra.

 2- 3 HS đọc mẫu

 HS luyện đọc trong nhóm 2. GV bao quát theo dõi HS đọc, nhất là học sinh yếu:

- Giáo viên kết hợp chỉnh sửa phát âm cho học sinh

 - Học sinh Thi đọc trước lớp

 - GV viết lên bảng các từ mà nhiều HS đọc sai: tay, bao nhiêu, giặt, tã lót, gầy gầy, xương xương

 - 3- 4 HS đọc lại.

 

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1273 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 1B tuần 26, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bày trước lớp . Cả lớp theo dõi - Nhận xét - Các bộ phận bên ngoài của con gà ? - Gà trống, gà mái, gà con khác nhau ở chỗ nào ?. - Gà cung cấp cho ta những gì ? Giáo viên kl : Gà có các bộ phận là: Đầu, mình, chân và cánh. Gà trống có mào to, gáy còn gà mái mào nhỏ, đẻ trứng. * Củng cố , dặn dò : 3P GV hỏi : Nhà em nuôi gà không, nuôi gà để làm gì ? Ăn trứng gà, thịt gà có lợi gì ? Giáo viên nêu thêm một số tác dụng của việc nuôi gà và cách chăm sóc gà đơn giản nhất rồi kết luận chung, căn dặn HS chăm sóc gà, cẩn thận khi ăn thịt gà ( hóc xương )... - Nhận xét giờ học. _____________________________________________________________________ Thứ 6 ngày 14 tháng 3 năm 2014 Toán Cô Hà dạy __________________________________ Chính tả Cái Bống I. Mục tiêu: - HS nghe nhìn bảng hoặc sách chép lại đúng bài đồng dao Cái Bống trong khoảng 10 - 15 phút. - Điền đúng vần anh hay ach ; chữ ng hay ngh vào chỗ trống . - BT 2, 3 Sgk. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ: Chép sẵn bài thơ “ Cái Bống”. III. Hoạt động dạy học: A. Bài cũ: 3P HS làm bài tập 2 tiết trước vào bảng con. Nhận xét- khen ngợi B . Bài mới: 1. Hướng dẫn HS tập chép:7P - GV cho học sinh đọc bài thơ. - Trong bài có những từ nào cần viết hoa?( Đầu mỗi dòng thơ , Bống ) - Dòng thơ đầu tiên viết cách lề mấy ô? - Dòng thơ thứ hai viết cách lề mấy ô? - GV lưu ý những tiếng khó trong bài : khéo sảy, khéo sàng, mưa ròng. - HS phân tích và viết vào bảng con các từ ngữ trên. - GV nhận xét 2. Học sinh chép bài: 15P - GV lưu ý thêm các yêu cầu cần đạt, cách trình bày tên môn học , tên bài, câu đầu, câu thứ hai, chữ đầu câu. - Học sinh chép bài vào vở Nghỉ giữa tiết - Học sinh chép xong GV đọc lại thông thả cho học sinh soát lỗi. - GV chữa những lỗi phổ biến mà học sinh thường mắc phải đặc biệt là cách trình bày thể thơ 6/8 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:10P a. Điền vần anh hay ach vào chổ chấm. hộp b......΄ túi x.....΄ tay.. HS điền vào bảng con. b. Điền chữ: ng hay ngh ? ......à voi chú.........é - HS đọc yêu cầu của bài tập trong vở bài tập tiếng việt 1 - HS làm bài vào vở bài tập - GVchữa bài. 3. Củng cố, dặn dò: 2P GV biểu dương những HS làm bài tốt – viết chữ đẹp – trình bày bài sạch sẽ. GV nhận xét giờ học _______________________________________ Kể chuyện Kiểm tra giữa học kì II I. Mục tiêu: - Đọc được các bài ứng dụng theo yêu cầu cần đạt về mức độ kiến thức , kĩ năng: 25 tiếng / phút; trả lời 1 – 2 câu hỏi đơn giản theo nội dung bài học. - Viết được các từ ngữ , bài ứng dụng theo yêu cầu cần đạt về kiến thức , kĩ năng: 25 tiếng/ 15 phút. II. Đồ dùng dạy học - Phiếu kiểm tra III. Hoạt động dạy học a. GV nêu nhiệm vụ giờ học 2P b. Nội dung kiểm tra: 1. Kiểm tra đọc :12P ( học sinh đọc thành tiếng nội dung sau) - iêu, uôm, ươm, ương, oanh, uơ, uyên, uyêt, oăng, oach, uynh, uych - chim oanh, voi huơ vòi, đẹp tuyệt vời, luýnh quýnh, kinh doanh… - Nắng chạy nhanh lắm nhé Chẳng ai đuổi kịp đâu Thoắt đã về vườn rau Soi cho ông nhặt cỏ Rồi xuyên qua cửa sổ Nắng giúp bà xâu kim 2. Kiểm tra viết:20P a. Nối Mùa xuân đôi chim khuyên Nhà em nuôi về luật giao thông Bố giải thích cho em trăm hoa đua nở. b. Viết - GV đọc cho học sinh viết mỗi vần, từ một lần - uân, uynh, oang, uyên, chim khuyên, ngã huỵch GV đọc chậm cho HS chép bài Tặng cháu - GV cho học sinh hoàn thành và thu bài c. Củng cố, dặn dò: 2P GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra ________________________________ Sinh hoạt lớp Sinh hoạt cuối tuần I.Mục tiêu - Học sinh nắm được ưu nhược điểm của tuần 26 - HS nắm được những kế hoạch tuần 27 để thực hiện cho tốt II.Hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức : 5P HS hát tập thể 1 bài GV giới thiệu tiết SHTT 2. GV nhận xét tình hình tuần 26: 20P HĐ1: Đánh giá tình hình của lớp trong tuần qua . - Lớp trưởng đánh giá tình hình của lớp trong tuần qua . Cả lớp lắng nghe : + Về mặt học tập : Nêu những mặt tốt đã đạt được và cả những mặt còn hạn chế , cần khắc phục . + Về nền nếp thể dục , sinh hoạt Sao: Nêu những việc đã làm được và những việc chưa làm được , cần tiến hành vào thời gian tiếp theo . + Về vệ sinh, trực nhật : Nhận xét cả vệ sinh cá nhân và vệ sinh trường lớp : Tuyên dương những cá nhân điển hình , xuất sắc trong phong trào vệ sinh , trực nhật . + Về phong trào “ Giữ vở sạch-viết chữ đẹp”: Đánh giá chung . HĐ2: Thảo luận . Yêu cầu học sinh thảo luận theo tổ , GV bao quát lớp . - Đại diện tổ phát biểu ý kiến . HĐ3: GV phát biểu ý kiến . GV chốt lại những ưu điểm , hạn chế của lớp trong tuần qua . Giải đáp thắc mắc của học sinh ( nếu có ). Nhắc nhở tập thể, cá nhân thực hiện tốt kế hoạch của lớp . GV phổ biến kế hoạch tuần tới . + Thực hiện tốt chương trình thời khoá biểu tuần 27 . + Duy trì nền nếp sinh hoạt Sao và sinh hoạt 15 phút đầu giờ . + Tăng cường công tác vệ sinh , trực nhật . + Thực hiện tốt việc giữ gìn sách vở , viết chữ đẹp . 3 Dặn dò : 3P - GV nhận xét chung giờ học. - Nhắc HS về nhà xem lại các bài đã học. ________________________________ Buổi chiều : Luyện toán Luyện so sánh Các số có hai chữ số I. Mục tiêu HS củng cố về so sánh các số có hai chữ số. HS luyện giải toán có lời văn II.Đồ dùng dạy học Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học 1Giới thiệu bài: 2P 2. Các hoạt động: Hoạt động 1: Củng cố kiến thức 5P ? Nêu cách so sánh các số có hai chữ số. GV:So sánh hàng chục trước số nào có hàng chục lớn hơn thì số đó lớn hơn, nếu hàng chục bằng nhau thì ta mới so sánh đến hàng đơn vị. Giáo viên ghi bảng: Điền dấu , = 35 … 53 66 … 64 78 … 68 Gọi 3 HS lên bảng làm - giáo viên theo dõi nhận xét Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Điền dấu: , = vào ô trống 40 … 27 45 … 54 95 … 95 79 … 71 69 … 49 37 … 47 - HS làm bảng con - Lớp, Gv nhận xét, chữa bài Bài 2: Xếp các số: 33,32, 54, 45, 77 theo thứ tự - Từ bé đến lớn .................................................................................. - Từ lớn đến bé -------------------------------------------------------------- HS nêu yêu cầu 2 HS nêu cách làm theo gợi ý của giaó viên: Số bé nhất là số nào? Số lớn nhất là số nào? HS tự làm vào vở; GV gọi 2 HS làm bảng lớp Chữa bài: - 32, 33, 45, 54, 77 - 77, 54, 45, 33, 32 Nghỉ giữa tiết Bài 3: Hoa có 30 bông hoa, Lan có 1 chục bông hoa. Hỏi cả hai bạn có tất cả bao nhiêu bông hoa? - HS đọc đề , GV hướng dẫn tìm hiểu bài và làm bài vào vở. - 1 HS lên bảng tóm tắt , 1 HS giải bài toán ở bảng phụ Bài giải Đổi 1 chục bông hoa = 10 bông hoa Cả hai bạn có tất cả số bông hoa là: 30 + 10 = 40 ( bông hoa ) Đáp số: 40 bông hoa Bài 4: Dành cho HS khá, giỏi Tùng có 18 quả bóng, Tùng cho An một số quả bóng, Tùng còn lại 7 quả bóng. Hỏi Tùng cho An bao nhiêu quả bóng? GV hướng dẫn HS khá, giỏi đọc kĩ đề toán; Muốn biết Tùng cho An bao nhiêu quả bóng ta phải lấy số bóng ban đâu của Tùng trừ đi số bóng còn lại HS tự giải vào vở Lớp nhận xét- chữa bài: Đáp số : 11 quả bóng 3. Củng cố, dặn dò: 3P - GV nhận xét một số bài - GV nhận xét chung giờ học. _________________________________ Tự học Thực hành kiến thức đã học: đọc, vẽ, tự nhiên xã hội I. Mục tiêu Củng cố các kiến thức đọc, vẽ, tự nhiên và xã hội đã học trong tuần theo các nhóm tự ôn luyện dưới sự hướng dẫn của giáo viên. II.Đồ dùng dạy học Sách, bảng phụ III.Hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài- phân nhóm học sinh: 3P - Giáo viên phân học sinh thành 3 nhóm và vị trí ngồi Nhóm 1: Những học sinh luyện đọc Nhóm 2: Những học sinh có năng khiếu môn vẽ Nhóm 3: Những học sinh chưa hoàn thành môn tự nhiên xã hội 2. Giao nhiệm vụ và tiến hành tự học: 25P Nhóm 1: Nhóm HS luyện đọc: GV cho HS luyện đọc lại các bài tập đọc trong chủ điểm: Gia đình (bàn tay mẹ, Cái Bống, vẽ ngựa) theo nhóm 2 GV gọi HS đọc trong nhóm, nhận xét HS bình chọn bạn đọc hay nhất, tiến bộ nhất. HS luyện đọc trong báo Nhóm 2: Nhóm HS có năng khiếu vẽ HS lựa chọn đề tài để vẽ, vẽ vào giấy A4 GV bao quát, động viên học sinh vẽ tô màu đẹp. Nhóm 3: HS chưa hoàn thành môn TNXH GV cho HS mở vở BT tự nhiên vã xã hội, hoàn thành các bài GV xếp loại 1 số bài; nhận xét 3. Đánh giá kết quả: 4P - Nhóm trưởng báo cáo kết quả làm việc của các nhóm - Giáo viên nhận xét, tuyên dương cá nhân thực hiện tốt. 4. Củng cố, dặn dò: 2P GV nhận xét tiết học _____________________________________________________________________ Tuần 27 Hoạt động tập thể VSCN: Bài 7 tắm gội I. Mục tiêu : - Kể ra những thứ có thể dùng để tắm , gội - Biết tắm gội đúng cách - Có ý thức giữ sạch thân thể và quần áo. II. Đồ dùng dạy học : Tranh VSCN số 9 III Hoạt động dạy học : Giới thiệu bài: 2P Các hoạt động: Hoạt động 1 : 15P Tắm gội hợp vệ sinh Bước 1 : GV cho HS xem tranh VSCN số 9 , HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo nhóm : + Vì sao chúng ta cần phải tắm gội ? + Nên tắm gội khi nào ? + Cần chuẩn bị những gì để tắm gội hợp vệ sinh ? Bước 2 : + Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận các câu hỏi trên Bước 3 : Đại diện mỗi nhóm lên trình bày kết quả - GV nhận xét - kết luận : +Tắm gội hằng ngày làm cho con người mát mẻ , sạch sẽ , thơm tho , phòng tránh được các bệnh ngoài da như : ghẻ lở , hắc lào , mụn nhọt. + Chúng ta cần tắm gội hằng ngày đặc biệt vào những lúc như : Sau khi làm vệ sinh trong nhà , ngoài vườn , sau khi chơi , sau khi đi học về . Chúng ta nên tắm gội ở nơi kín gió. Nghỉ giữa tiết Hoạt động 2 : 15 PNhững việc cần làm khi tắm gội - HS làm viẹc theo nhóm – Kể những việc cần làm khi tắm gội - Đại diện nhóm trình bày kết quả - GV nhận xét – Kết luận : + Chuẩn bị nước tắm , xà phòng tắm , dầu gội đầu , khăn tắm sạch sẽ + Tiến hành tắm theo quy trình * Xả nước toàn thân * Gội đầu bằng dầu gội *Chà xát xà phòng khắp người * Xả sạch nước sạch *Lau khô toàn thận bằng khăn tắm. * Mặc quần áo 3. Củng cố- dặn dò: 3P - GV nhận xét giờ học . - Dặn dò: Về nhà thường xuyên tắm gội.

File đính kèm:

  • docLOP 1B TUAN 26.doc
Giáo án liên quan