Tiếng Việt:
UÔI - ƯƠI
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Đọc được uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi. Đọc được từ, câu ứng dụng.
-Viết được uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi
- Luyện nói được từ 2-3 câu theo chủ đề: Chuối, bưởi, vú sữa.
II/ Chuẩn bị:- Giáo viên: Tranh. Bộ ghép chữ.- Học sinh: Bộ ghép chữ.
III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu :
-Học sinh viết bảng con: ui – ưi, cái túi , gửi quà , bụi mù.
-Học sinh đọc : vui vẻ, lui cui, ngửi mùi, củi tre .
–Đọc câu ứng dụng
22 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1420 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 1A tuần 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhận xét cho điểm.
-HS làm bảng.
-2 em lên bảng làm.
-Chữa bài nhận xét bài làm của bạn.
Hoạt động 2
GT bài
*Hình thành khái niệm về phép trừ
Hướng dẫn HS làm phép trừ trong phạm vi 3
- GV GT ghi tên bài.
*GV gắn 2 chấm tròn và hỏi: có mấy chấm tròn
-GV bớt đi 1 chấm tròn và hỏi: “Cô bớt đi 1 chấm tròn. Vậy cô còn mấy chấm tròn?”
-Cho HS nêu lại bài toán “ hai chấm tròn bớt đi một chấm tròn còn lại một chấm tròn”
-GV hỏi: Vậy 2 bớt 1 còn mấy? ( còn 1)
-Ai có thể thay từ “bớt” bằng một từ khác được nào? ( cho đi, bỏ đi, cất đi, trừ đi … )
-Vậy ta có thể nói: “ Hai trừ đi một bằng một”
-Như vậy hai trừ một được viết : 2 – 1 = 1
-Hình thành phép trừ : 3 – 1
-GV đưa ra 3 bông hoa hỏi :có mấy bông hoa?
-Cô bớt đi một bông còn lại mấy bông?
-Ta có thể làm phép tính như thế nào? 3 – 1 = 2
*GV giới thiệu tranh vẽ 3 con ong, bay đi 2 con ong và cho HS nêu bài toán.
-Cho 1 HS nêu bài toán, 1 HS trả lời
-GV đưa ra tấm bìa có gắn 2 cái lá và hỏi
- Có 2 lá, thêm 1 lá là mấy lá?
- Ta có thể viết bằng phép tính nào? 2 + 1 = 3
- Vậy có 3 cái lá bớt đi 1 cái lá còn mấy cái lá?
- Ta có thể viết bằng phép tính nào? 3 – 1 = 2
- Cho HS đọc 2 phép tính: 2 + 1 = 3 , 3 – 1 = 2
-Tương tự cho HS thực hiện bằng que tính
-GV hỏi: Vậy 3 trừ 2 bằng mấy? ( 3 – 2 = 1 )
-Cho HS đọc lại toàn bộ các phép tính
-GV nói: Đó chính là mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- HS nhắc lại tên bài.
-HS trả lời câu hỏi
-HS nhắc lại: 2 – 1 = 1
-HS trả lời câu hỏi
HS đọc lại 3 – 1 = 2
-HS đọc lại: 3 – 2 = 1
-HS lấy que tính ra thực hiện.
2 + 1 = 3 3 – 1 = 2
1 + 2 = 3 3 – 2 = 1
-HS đọc các phép tính .
Hoạt động 3
Luyện tập
Bài 1 ( 54)
Bài 2 (54)
Bài 3 (54)
Hướng dẫn HS làm bài tập trong sgk
* 1 HS nêu yêu cầu bài 1.
-GV hướng dẫn HS dựa vào bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 3 để làm bài.
-HS làm bài và sửa bài.
-1 HS nêu yêu cầu của bài 2.
-HS làm bài, GV uốn nắn sửa sai.
-Chú ý viết kết quả thẳng cột .
-HS nêu yêu cầu bài 3.
-GV cho HS nhìn tranh và nêu bài toán.
-Cho HS cài phép tính vào bảng cài.
- 2 em nêu y/c BT.
-HS làm bài vào vở.
-Đổi vở để sửa bài.
-HS làm bài 2vào bảng.
- Chữa bài.
-HS làm bài 3.
Hoạt động 4
Củng cố, dặn dò
-GV cho HS đọc lại các phép trừ trong p/ vi 3.
-Cho HS chơi hoạt động nối tiếp .
-Hướng dẫn HS làm bài tập ở nhà.
-Nhận xét tiết học.
-HS đọc lại bảng trừ.
-HS chơi hoạt động nối tiếp.
@&?
Đạo đức:
LỄ PHÉP VỚI ANH CHỊ, NHƯỜNG NHỊN EM NHỎ (T1)
I / MỤC TIÊU: Giúp HS hiểu:
- Biết:- Đối với anh chị cần lễ phép, đối với em nhỏ cần nhường nhịn .
- HS biết cư xử, lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong cuộc sống hàng ngày.
-Có thái độ yêu quý anh chị, em trong gia đình.
II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
+GV: một số đồ chơi trong đó có chiếc ô tô nhỏ. Một số dụng cụ, đồ vật để HS sắm vai
+HS:vở bài tập đạo đức và sgk, vở các môn học khác
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Hoạt động 1
Bài cũ
-Em đã vâng lời ông bà cha mẹ như thế nào? --Hãy kể lại cho các bạn nghe?
-Vài em kể trước lớp, GV , HS nhận xét, đánh giá.
-HS trả lời câu hỏi.
-HS lắng nghe.
Hoạt động 2
Kể lại nội dung từng tranh
(bài tập 1)
-GV yêu cầu từng cặp HS quan sát các tranh ở bài 1 và làm rõ những nội dung sau?
-Ở từng tranh có những ai?Họ đang làm gì?
-Các em có nhận xét gì về các việc làm của họ?
-Một số em trình bày ,lớp bổ sung ý kiến cho nhau.
-GV nhận xét kết luận theo từng tranh:
Tranh 1: anh đã quan tâm nhường nhịn em, còn em thì lễ phép với anh.
Tranh 2: Hai chị em chơi với nhau rất hoà thuận, đoàn kết.
=> Qua hai bức tranh trên, học tập các bạn nhỏ, các em cần lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ,
-HS thảo luận theo nhóm 2.
-Vài HS trình bày trước lớp nội dung từng tranh.
-HS lắng nghe.
Hoạt động 3
Liên hệ thực tế
-GV đề nghị một số HS hãy kể về anh chị em của mình: -Em có anh hay chị, hoặc có em nhỏ?
Tên anh, chị hay em của em là gì? Mấy tuổi? Học lớp mấy? …
Em đã lễ phép với anh, chị hay nhường nhịn em nhỏ như thế nào?
Cha mẹ đã khen anh chị em em như thế nào?
-Một số em trình bày trước lớp về anh chị em trong gia đình mình.
-GV nhận xét và khen ngợi những em đã biết vâng lời anh chị, nhường nhịn em nhỏ của mình?
-Làm việc cả lớp.
-HS trình bày trước lớp
-HS dưới lớp lắng nghe
Hoạt động 4
Nhận xét hành vi trong tranh (bài tập 3)
Củng cố, dặn dò
-GV hướng dẫn HS nối các tranh 1, 2 với từ “nên” hoặc “không nên”.
Trong tranh có những ai? Họ đang làm gì?
-Như vậy, anh em có vui vẻ, hoà thuận không?
* Việc làm nào là tốt thì nối với chữ “nên”. Việc làm nào chưa tốt thì nối với chữ “không nên”.
* Từng cặp HS thảo luận để thực hiện bài tập.
* HS giải thích nội dung, cách làm của mình theo từng tranh trước lớp.
* GV kết luận theo từng tranh:
- Tranh 1: nối tranh 1 với từ “không nên”.
- Tranh 2: nối tranh 1 với từ “nên”.
-GV nhận xét tiết học, tuyên dương các em hoạt động tích cực.
-HD HS thực hiện việc vâng lời anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong cuộc sống hàng ngày ở nhà.
-Chuẩn bị cho tiết thực hành luyện tập tuần sau.
-HS lắng nghe
-HS làm việc theo cặp
Vài em trình bày trước lớp, các bạn khác nhận xét.
-HS lắng nghe.
@&?
BUỔI CHIỀU
HDTH Tiếng Việt
LUYỆN ĐỌC, VIẾT EO, AO
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
-Luyện đọc bài eo,ao. Viết được các chữ : eo, ao,chú mèo, ngôi sao,cái kéo, leo trèo, trái đào, chào cờ, mây mưa ,bão lũ , gió .HS KG viết thêm câu ứng dụng.
-Rèn luyện kỹ năng viết đúng khoảng cách, độ cao, và các nét của từng chữ đó.
-Giáo dục HS thích học môn Tiếng việt.
II/ Các hoạt động dạy học:
1/ Giơi thiệu bài: GV giới thiệu rồi ghi tên bài,HS nhắc lại tên bài.
2/ Hoạt động 1: Luyện đọc.
-Gọi 7-8 em đọc toàn bài eo,ao. Lưu ý HS phân biệt vần .
- Chú ý HS đọc đúng tốc độ, giúp các em : Tuấn, Lan, Tuyết, Anh phân biệt ch-tr( trèo, trái, chào),phân biệt r/d (rì rào) của em Dương Tuấn, phân biệt s/x (lao xao, sáo) của em Quân.
- HS KG đọc to rõ ràng, không đọc từng tiếng một.
-Lớp nghe,nhận xét. GV bổ sung cho điểm.
3/ Hoạt động 2: HS luyện viết chữ :
- GV đọc, HS viết bài vào vơ các chữ: : eo, ao,chú mèo, ngôi sao,cái kéo, leo trèo, trái đào, chào cờ, mây mưa ,bão, lũ , gió. GV giúp em Quang, Dũng,Tuyết Hùng đánh vần một số tiếng để viết đúng.
- GV nhắc HS tư thế ngồi viết, tay cầm bút, vị trí dấu thanh, khoảng cách các con chữ, các chữ.
- GV đọc tiếp cho HS KG viết câu ứng dụng.
- GV đọc lại cho HS dò bài.
- GV theo dõi sửa sai.
-Thu 7-10 bài chấm, nhận xét.
4/ Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết học. Dặndò: Về nhà đọc lại bàieo,ao.
-Đọc trước au,âu .
ÔLNKTHỂ DỤC:
ĐHĐN – TD RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN
I. MỤC TIÊU:
Ôn một số kĩ năng về đội hình đội ngũ đã học.
Yêu cầu thực hiện ở mức độ tương đối chính xác, nhanh, trật tự
Ôn tư thế đứng cơ bản và đứng hai tay về trước. Học đứng đưa hai tay dang ngang và đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ v.Yêu cầu thực hiện ở mức cơ bản đúng
II. ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN :
Dọn vệ sinh trường, nơi tập.
Kẻ sân chuẩn bị cho trò chơi
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
Nội dung
Định lượng VĐ
PP tổ chức
Phần mở đầu
-GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu.
-Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
-Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp 1 – 2, 1 – 2.
- Đi vòng tròn và hít thở sâu.
1 phút
1 phút
1 phút
2 phút
Tập hợp 3 hàng dọc sau đó chuyển thành hàng ngang.
Phần cơ bản
* Ôn tư thế đứng cơ bản, đứng đưa 2 tay ra trước
- Từng tổ làm, GV và cả lớp nhận xét, xếp loại.
- GV nhận xét chung.
* Ôn đứng đưa hai tay dang ngang.
- GV vừa làm mẫu vừa giải thích động tác.
- Từ TTĐCB đưa hai tay sang hai bên, lên cao ngang vai, hai bàn tay sấp. Các ngón tay khép lại, thân người thẳng, mặt hướng về trước.
- Cho HS tập 3 lần.
- Tập phối hợp tay ra trước và tay dang ngang.
- GV làm mẫu, HS làm sau.
* Học đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ V.
- GV làm mẫu, HS quan sát.
- Động tác: từ TTĐCB đưa hai tay lên cao chếch chữ V, lòng bàn tay hướng vào nhau. Các ngón tay khép, thân và chân thẳng, mặt hơi ngửa, mắt nhìn lên cao.
- Cho HS tập vài lần.
- Tập đưa tay ra trước và đưa tay lên cao chếch chữ V vài lần.
* Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm nghỉ, quay phải trái.
5phút
10phút
5 phút
1- 2 lần
x x x
x x x
x x x
x x x X
x x x
x x x
x x x
Phần kết thúc
-Đi thường theo nhịp và hát. Chú ý đi theo hàng, không đùa nghịch và không để đứt hàng.
-GV và HS cùng hệ thống lại bài học.
-Nhận xét tiết học. Tuyên dương HS học tốt,
-Giao bài tập về nhà.
1 phút
1 phút
1 phút
1 phút
X
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ:
SINH HOẠT LỚP
I/ Mục tiêu:
- Học sinh biết ưu khuyết điểm của mình trong tuần qua.
- Biết khắc phục, sửa chữa và phấn đấu trong tuần.
- Giáo dục học sinh nghiêm túc trong học tập và sinh hoạt.
II/ Hoạt động dạy và học:
*Hoạt động 1: Đánh giá ưu khuyết điểm tuần qua
-Đạo đức: Các em đều chăm ngoan, lễ phép, đi học chuyên cần,không vắng buổi nào.
Biết đoàn kết , gọi bạn, xưng mình, tự giác trong trực nhật, làm vệ sinh.
-Học tập: Học và chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp: tiêu biểu:Đông, Lĩnh, Anh, Yến Chi, Tuấn.. .
Chữ viết đẹp trình bày sạch sẽ: Tuấn, Yến Chi, Huyền.
Tồn tại : Đọc viết tính toán còn yếu : Tuyết, Hùng, Lương,Dũng.Một số em nghe viết còn chậm.
-Vệ sinh cá nhân: Sạch sẽ, gọn gàng, mặc đúng đồng phục thứ hai, thứ tư.
-Hoạt động khác: Nề nếp ra vào lớp và các nề nếp khác nghiêm túc, nề nếp truy bài có ý thức tự giác, ngồi học trật tự nhưng còn ngồi học không đúng tư thế: Lương, Quốc Hùng.
2/ Hoạt động 2: Cho học sinh vui chơi trò chơi: “ Đèn xanh ,đèn đỏ”
- Cán sự điều khiển HS chơi.
3/ Hoạt động 3: Phương hướng thực hiện trong tuần 10: .
-Thi đua đi học đúng giờ. Giữ vững số lượng 100%.
-Đọc viết thành thạo các âm , vần, từ, câu ứng dụng đã học. Thành thạo các phép cộng trừ trong phạm vi 5.Luyện kẻ ngang bài môn Tiếng Việt, kẻ ô làm toán.
- Tập thuộc các bài ca múa, thể dục.
-Thi đua học tốt chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11.
-Thực hiện ngồi học, ra vào lớp nghiêm túc.
-Thu nộp đủ các loại quỹ.
File đính kèm:
- GAL1TUAN9 CKT.doc