Giáo án lớp 1A-Tuần 24

 TUẦN 24

 Học vần ( Tiết 211 & 212 )

 Bài 100: uân - uyên

 SGK/36 & 37-Thời gian:70/

A. Mục tiêu:

- Đọc được: uân, uyên, mùa xuân, bóng chuyền; từ và đoạn thơ ứng dụng.

- Viết được: uân, uyên, mùa xuân, bóng chuyền.

- Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Em thích đọc truyện.

B. Phương tiện dạy học: - GV: Băng từ, bộ ghép chữ

 - HS: sgk, bộ ghép chữ, bảng con, vbt

C. Tiến trình dạy học:

Hoạt động 1 : kiểm tra bài 99:

- Đọc + viết: ươ, uya, hươ vòi, đêm khuya, giấy- pơ- luya, hươ tay, thuở xưa, phéc- mơ- tuya.

- 1 học sinh đọc câu ứng dụng và tìm tiếng ngoài bài có vần uya.

Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Trực tiếp.

*Giới thiệu vần uân: GV hướng dẫn hs phát âm=> (học sinh đọc: cá nhân, đồng thanh, phân tích, đánh vần)

- Cho học sinh tìm và ghép vần uân, tiếng xuân ( phân tích, đánh vần, đọc trơn).

- Giáo viên cho học sinh xem tranh mùa xuân, giới thiệu mùa xuân,rút từ mùa xuân.

- Giáo viên đính bảng từ: mùa xuân.

=> Học sinh luyện đọc xuôi cả phần.

 

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1235 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1A-Tuần 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ì? (?) Hãy kể một số một số vật được làm từ gỗ? Kết luận: => Giáo dục: Cần phải biết chăm sóc và bảo vệ cây gỗ. *Đặc biệt ở trường các em không được leo cây, bẻ cầy, leo trèo, điều đó gây nguy hiểm cho các em. Biết từ chối lời rủ rê bẻ cành, ngắt lá. *Tích hợpBĐKH: Ngoài các lợi ích phục vụ đời sống con người, cây gỗ (cây xanh) còn hấp thu khí CO2 để bảo vệ môi trường sống của chúng ta. Hoạt động 6: Củng cố - dặn dò - Về nhà học lại bài và thực hiện đúng theo điều đã học. D. Bổ sung: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Học vần ( Tiết 217 & 218 ) Bài 103: Ôn tập SGK/42 & 43-Thời gian:70/ Mục tiêu: - Đọc được các vần, từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 98 đến 103. - Viết được các vần, từ ngữ ứng dụng từ bài 98 đến 103. - Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Truyện kể mãi không hết. B. Phương tiện dạy học: - GV: Bảng ghép vần cho các nhóm. - HS: bảng con, vbt C. Tiến trình dạy học: Hoạt động 1: kiểm tra bài 102: - Giáo viên nhận xét bài cũ. Hoạt động 2: Giới thiệu bài Hoạt động 3: Cho học sinh nhớ lại các vần đã học từ bài 98 đến bài 103 - Hs đọc, giáo viên ghép bảng (học sinh đọc: cá nhân, đồng thanh, phân tích, đánh vần) - Giáo viên chia nhóm cho học sinh làm việc trên bảng ghép vần (9 nhóm) + Nhóm trưởng hướng dẫn cho cả đội ôn tập lại các vần bằng cách kéo thẻ chữ sao cho phù hợp (giáo viên dặn dò các đội trưởng chú ý các bạn học sinh yếu) + Theo sự hướng dẫn của đội trưởng các nhóm vừa đọc vần, viết vần, phân tích, đánh vần…và tự tìm tiếng, từ có vần vừa học. => Học sinh thi đua theo từng nhóm theo yêu cầu của giáo viên . - Tìm vần uynh , uân, uyên, uê, ươ – viết – tự tìm tiếng có vần đó (từng nhóm tìm từ khác nhau) => Thư giãn Hoạt động 4: Luyện đọc từ ứng dụng - Giáo viên đính từ: ủy ban, hòa thuận, luyện tập. - Học sinh đọc thầm và tìm tiếng có vần vừa học – hướng dẫn học sinh đọc các từ. - Giảng từ: hòa thuận. => Học sinh luyện đọc cả bài học. Hoạt động 5: Luyện viết bảng con: - Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một số vần và từ ủy ban, hòa thuận (giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh khoảng cách và cách nối nét của các chữ). TIẾT 2 Hoạt động 1: Luyện đọc: Đọc lại tiết 1 - Cho học sinh xem tranh và hỏi? (?) Em thấy gì trong tranh? Thuyền đang ở đâu? Mọi người trên thuyền đang làm gì? - Giáo viên ghi bảng câu ứng dụng. - Học sinh đọc tiếng, đọc từ, đọc cả câu, cả đoạn, cả bảng. - Học sinh đọc hết bảng. Đọc SGK. => Thư giãn Hoạt động 2: Kể chuyện: truyện kể mãi không hết. + Giáo viên kể toàn bộ câu chuyện – lần 1 + Giáo viên kể lần 2 và kết hợp dán từng tranh thể hiện nội dung từng đoạn. + Cho học sinh nhìn theo tranh và tập kể lại nội dung câu chuyện. -HS khá, giỏi kể được 2-3 đoạn truyện theo tranh. Hoạt động 3: Làm vở bài tập: Bài 1: Nối. Bài 2: Điền các tiếng sao cho phù hợp với hình ảnh từng tranh. Bài 3: Viết: ủy ban, khuyên nhủ. Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò - Về học bài và tìm tiếng ngoài bài có các vần vừa ôn D. Bổ sung: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Toán ( Tiết 95 ) Luyện tập SGK/ 130 -Thời gian: 35/ A. Mục tiêu: - Biết đặt tính, làm tính, cộng nhẩm số tròn chục; - Bước đầu biết về tính chất phép cộng; biết giải toán có phép cộng. - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 (a), bài 3, bài 4 B. Phương tiện dạy học: - GV: Bảng phụ, - HS: sgk, phiếu bài tập C.Tiến trình dạy học: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Trực tiếp. Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Biết đặt tính, làm tính số tròn chục - Yêu cầu HS nêu các bước thực hiện đặt tính rồi tính - HS thực hiện trên bảng con => nhận xét Bài 2( a ) Cộng nhẩm số tròn chục - Học sinh đọc yêu cầu và tự làm bài, một học sinh khác làm bảng phụ. - Giáo viên sửa bài: Bài 3:Biết giải toán có phép cộng. - Học sinh đọc đề toán - GV phát cho 6 nhóm các phiếu học tập và cho các nhóm thi đua làm bài. -> giáo viên nhận xét, tuyên dương. Bài 4: Bước đầu biết về tính chất phép cộng Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi nhanh tay lịa mắt. - 03 dãy chọn 4 học sinh dãy thi đua nối phép tính thích hợp. - Giáo viên nhận xét hoạt động của các dãy. Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò - Cho học sinh thi đua đố bạn tính nhẩm các số tròn chục. - Bài tập về nhà: bài 2b trang 130 D. Bổ sung: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thủ công ( tiết 24 ) CẮT DÁN HÌNH CHỮ NHẬT ( tiết 1) SGV/ 230 Thời gian: 35/ A. Mục tiêu: - Biết cách kẻ, cắt, dán hình chữ nhật. - Kẻ, cắt, dán được hình chữ nhật. Có thể kẻ, cắt được hình chữ nhật theo cách đơn giản. *Giới thiệu Ngôi nhà sàn của đồng bào DTTS B. Phương tiện dạy học: - GV: Hình chữ nhật mẫu, dụng cụ thủ công. - HS: kéo,bút chì, giấy màu C. Tiến trình dạy học: Hoạt động 1: Kiểm tra dụng cụ của học sinh. Hoạt động 2: Dạy bài mới *Học sinh quan sát hình chữ nhật mẫu: + Thảo luận nhóm đôi để nhận xét về các cạnh của hình chữ nhật. + Tổ chức cho học sinh thi đua kẻ hình chữ nhật theo dãy (tùy các em chọn số đo – đảm bảo đúng đặc điểm của hình chữ nhật). - Giáo viên cho các em nhận xét và dặn dò lại cách kẻ hình chữ nhật. * Hướng dẫn học sinh cắt hình chữ nhật. + Cho học sinh nêu lại cách cắt hình chữ nhật. + Giáo viên thực hiện thao tác cắt hình chữ nhật - học sinh quan sát. + Học sinh thực hiện cắt hình chữ nhật. * Hướng dẫn học sinh dán hình chữ nhật. + Giáo viên dán mẫu. + Học sinh nhắc lại những lưu ý khi dán hình ( bôi hồ 1 lớp mỏng, dán vuốt đều về các phía). -Cá nhân học sinh thực hành theo các bước giáo viên đã hướng dẫn lại một lần nữa -Thi đua theo nhóm.- Giáo viên theo dõi, hướng dẫn thêm.=> nhận xét Hoạt dộng 3: TICH HỢP NGLL (12P) *Giới thiệu Ngôi nhà sàn của đồng bào DTTS Hoạt động 4: Củng cố dặn dò: -Về nhà tập kẻ, cắt, dán hình chữ nhật. - Nhận xét tiết học. D. Bổ sung : Thứ sáu ngày 28 tháng 02 năm 2014 Tập viết ( Tiết 21 & 22 ) Hoà bình, quả xoài, hí hoáy… Tàu thuỷ, trăng khuya, tuần lễ… VTV/ 20 & 21 -Thời gian: 70/ A. Mục tiêu: -Viết đúng các chữ: hoà bình, hí hoáy, khoẻ khoắn, tàu thuỷ, áo choàng, kế hoạch, mới toanh, tàu thuỷ, trăng khuya, tuần lễ, huân chương, lời khuyên, nghệ thuật, tuyêt đẹp… kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập hai. B. Phương tiện dạy học: - GV: khung bảng, mẫu chữ viết. - HS: bảng con, vở tập viết C. Tiến trình dạy học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Giáo viên nhận xét bài viết trước của học sinh Hoạt động 2: Giới thiệu bài - Giáo viên viết mẫu lần 1: hoà bình, quả xoài, hí hoáy…, tàu thuỷ, trăng khuya, tuần lễ….. - Học sinh đọc và phân tích cấu tạo của từng tiếng. - Giáo viên viết mẫu lần 2: hướng dẫn độ cao, nói rõ khoảng cách và cách nối nét ở từng con chữ trong từng tiếng. - Cho học sinh luyện viết bảng con: hoà bình, quả xoài, hí hoáy, tàu thuỷ, trăng khuya, tuần lễ - Giáo viên viết mẫu hàng nào học sinh viết vào vở hàng đó =>học sinh thực hiện theo từng bước, GV lưu ý sửa cách ngồi viết của học sinh - Giáo viên hướng dẫn học sinh viết lần lượt cho đến hết. - Học sinh viết tiếp.- HS khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập hai. *giáo viên theo dõi và nhắc nhở thêm những em thường viết sai. Hoạt động 3: - Thu chấm vở 1 số em. Dặn dò các em chú ý hơn ở các tiết viết khác. D. Bổ sung: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Toán ( Tiết 96 ) Trừ các số tròn chục SGK/ 131 -Thờigian: 35/ A. Mục tiêu: - Biết đặt tính, làm tính, trừ nhẩm các số tròn chục; biết giải toán có lời văn. - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3 B. Phương tiện dạy học: - GV: Bảng phụ, mẫu vật, phiếu bài tập - HS: sgk, bảng con, C. Tiến trình dạy học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: - Học sinh lên bảng làm bài 2b trang 130, kiểm tra vở toán nhà => nhận xét, chú ý ghi đơn vị cm - Học sinh cả lớp làm bảng con -> Giáo viên nhận xét bài cũ. Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Trực tiếp. Hoạt động 3: Ôn cách đọc và viết các số tròn chục. - GV tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm lớn (6 học sinh ) tự thảo luận và tìm số tròn chục và viết bằng chữ =>GV nhận xét. - GV đọc các số tròn chục yêu cầu học sinh viết bằng số (cả lớp) =>GV nhận xét. - GV cho học sinh đặt một phép tính cộng các số tròn chục yêu cầu học sinh thực hiện (cả lớp) =>GV nhận xét. * Từ dạng toán cộng các số tròn chục Gv chuyển thành dạng toán trừ các số tròn chục rồi hướng dẫn học sinh thực hiện các bước tương tự. Hoạt động 4: Thực hành Bài 1: Biết đặt tính, làm tính, trừ các số tròn chục - HS cả lớp tính vào bảng con => chú ý sửa cách đặt tính - GV nhận xét qua kết quả hs đặt tính và tính Bài 2: Trừ nhẩm các số tròn chục - GV hướng dẫn bài mẫu ( 5 chục – 3 chục = 2 chục ) - Cả lớp làm vào phiếu bài tập, hs nêu cách tính nhẩm => nhận xét Bài 3: Biết giải toán có lời văn. - GV hướng dẫn học sinh nhận biết dạng toán ,một học sinh đọc yêu cầu bài toán hoàn chỉnh. (?) Nêu các bước thực hiện bài toán giải? (04 bước- học sinh tự nêu) *GV hướng dẫn học sinh thực hiện từng phần một.(chú ý học sinh yếu) - 01 học sinh làm bảng phụ, cả lớp tự làm. - Gv hướng dẫn học sinh sửa bài. Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò - Bài tập về nhà: bài 4 trang 131 D. Bổ sung: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Sinh hoạt tập thể: ( Tiết 24 ) TỔNG KẾT CUỐI TUẦN A. Mục tiêu. - Nhận xét các hoạt động trong tuần (nêu ưu và khuyết điểm) - Có tinh thần phê và tự phê. - Nâng cao chất lượng các buổi truy bài đầu giờ chuẩn bị củng cố kiến thức cho kì thi Kiểm tra định kì lần 3. B. Lên lớp: - Giáo viên nêu các hoạt động trong tuần. - Lớp trưởng có ý kiến. - Tổ trưởng có ý kiến. - Giáo viên tuyên dương những học sinh thực hiện tốt. - Nhắc nhở những học sinh thực hiện chưa tốt. Giáo viên lưu ý cho học sinh những hoạt động cần thực hiện nhằm nêu cao chủ đề trong tuần.

File đính kèm:

  • docgiáo án 1A-tuần 24.doc
Giáo án liên quan