TUẦN 21
Thứ hai ngày 20 tháng 01 năm 2014
Học vần ( Tiết 183 & 184 )
Bài 86: ôp - ơp
SGK/8 & 9 (Tập II) -Thời gian: 70/
A. Mục tiêu:
- Đọc được: ôp, ơp, hộp sữa, lớp học; từ và đoạn thơ ứng dụng.
- Viết được: ôp, ơp, hộp sữa, lớp học.
- Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Các bạn lớp em.
B. Phương tiện dạy học: - GV: Băng từ, tranh ảnh lớp học, hộp sữa
- HS: sgk, bộ ghép chữ, bảng con, vbt
C. Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: kiểm tra bài 85
- Đọc + viết: âp, ăp, cá mập, cải bắp, nói lắp, tập múa, bập bênh, ngăn nắp, xâm nhập, lập kỉ lục
- 1 học sinh đọc câu ứng dụng và tìm tiếng ngoài bài có vần âp, ăp.
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1227 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1A-Tuần 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh viết iêp, ươp, tấm liếp, giàn mướp. (giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh khoảng cách và cách nối nét của các chữ)
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
- Đọc lại tiết 1(giáo viên chú ý cho các em thi đua đọc bằng nhiều hình thức, khi đọc nên cho các em kết hợp phân tích các vần, các tiếng vừa học)
- Cho học sinh xem tranh và hỏi:
(?) Các bạn trong tranh đang làm gì?
- Giáo viên giảng giải thêm và rút ra ghi bảng câu ứng dụng.
- Học sinh đọc tiếng, đọc từ, đọc cả câu, cả đoạn, cả bảng.
- Học sinh đọc hết bảng. Đọc SGK.
=> Thư giãn
Hoạt động 2: Luyện nói: Chủ đề: nghề nghiệp của cha mẹ.
(?) Hãy kể về nghề nghiệp của cha mẹ mình?
- Giáo viên giới thiệu và nêu rõ nội dung từng tranh.
Hoạt động 3: Làm vở bài tập:
Bài 1: Nối.
Bài 2: Điền iêp hay ươp.
Bài 3: Viết: tấm liếp, giàn mướp
Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò
- Về học bài và tìm tiếng ngoài bài có vần vừa học
D. Bổ sung:Rèn HS đọc ,viết đúng tiếng có vần ip,iêp,ươp
……………............................................................................................................................................................................................................................................................
************************
Toán ( Tiết 83 )
LUYệN TậP CHUNG
SGK/ 114 - Thời gian: 35/
A. Mục tiêu: - Biết tìm số liền trước, số liền sau.
- Biết cộng, trừ các số (không nhớ) trong phạm vi 20.
- Bài tập cần làm Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4 (cột 1, 3), bài 5 (cột 1, 3)
B. Phương tiện dạy học: - GV: Bảng phụ, mẫu vật.
- HS: sgk, bảng con
C.Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh lên bảng làm bài 1 ( cột 2 ), bài 2 ( cột 3 ), bài 3 ( cột 3 ), bài 4 trang 113
-> Giáo viên nhận xét bài cũ.
Hoạt động 2: GT bài mới:
Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: Biết tìm số liền trước, số liền sau.
- học sinh đọc yêu cầu
- Cả lớp làm bảng con. Học sinh tự nhận xét
Bài 2: Biết tìm số liền sau
- Học sinh đọc yêu cầu, cả lớp làm cá nhân
- 04 học sinh làm phiếu bài tập Học sinh tự nhận xét. GV sửa bài
Bài 3: Biết tìm số liền trước
- Học sinh đọc yêu cầu
- GV hướng dẫn mẫu
=>học sinh làm bài cá nhân. Học sinh tự nhận xét. GV cho học sinh sửa bài tiếp sức theo dãy.
Bài 4 ( cột 1, 3 ): Biết cộng, trừ các số (không nhớ) trong phạm vi 20
Học sinh đọc yêu cầu => Cả lớp tự làm bài. 01 Học sinh tự làm bảng phụ.
GV sửa bài. Học sinh đổi vở KT.
Bài 5( cột 1, 3 ): Biết cộng, trừ các số (không nhớ) trong phạm vi 20
- HS tính kết quả, nêu miệng=> nhận xét
Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò:
- Cho học sinh thi đua tự tìm cho mình một phép tính cộng, trừ dạng đã học và tự thực hiện phép tính đó => cả lớp cùng theo dõi và nhận xét.
- Về nhà làm bài 4 ( cột 2 ), bài 5 ( cột 2 ) trang 114
D. Bổ sung:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thủ công ( Tiết 21 )
OÂN TAÄP CHỦ ĐỀ: GẤP HÌNH
SGV/ 223 -> 225 -Thôøi gian döï kieán: 35phuùt
A. Mục tiêu:
- Củng cố được kiến thức, kĩ năng gấp giấy.
- Gấp được ít nhất một hình đơn giản. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng.
*Trò chơi : Đi theo tín hiệu giao thông
B. Phương tiện dạy học:
- GV: Một số mẫu gấp đã học (quạt, ví, ca lô) trong chương.
- HS: Bút chì, thước kẻ, , một tờ giấy vở học sinh có kẻ ô. giấy thủ công.
C. Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: TICH HỢP NGLL ( 15 P )
* Trò chơi :Đi theo tín hiệu giao thông
a) Mục đích, ý nghĩa:Giáo dục các em thực hiện tốt Luật Giao thôngb) Cách chơi: Chuẩn bị: Cho các em tập hợp vòng tròn quay mặt vào trong nghe phổ biến trò chơi. Quản trò cho đơn vị quay phải hoặc trái. Hai tay của em đứng sau đưa lên hai vai em đứng trước làm thành một đoàn tàuLệnh bằng một hồi còiQuy ước:- Tay đưa ngang (đèn xanh)- Tay đưa cao trên đầu (đèn đỏ)- Tay đưa chéo (đèn vàng)Theo quy ước trên của quản trò mà tàu đi nhanh (đèn xanh), tàu đi chậm (đèn vàng), tàu dừng (đèn đỏ). Lệnh được phát ra liên tục sẽ có em nhầm chân.c) Luật chơi:- Người bị nhầm theo qui ước là người phạm luật.
- Đề bài: Em hãy gấp một trong những hình mà các em đã học.
Hoạt động 2: HS thực hành
- HS làm bài kiểm tra. GV quan sát HS làm bài, gợi ý giúp đỡ HS còn lúng túng để hoàn thành bài kiểm tra.
* Với HS khéo tay: - Gấp được ít nhất hai hình đơn giản. Các nếp gấp thẳng, phẳng.
– Có thể gấp được thêm những hình gấp mới có tính sáng tạo.
Hoạt động 3: Đánh giá - nhận xét:
- Đánh giá sản phẩm theo 2 mức độ:
- Hoàn thành: Thực hiện đúng quy trình kĩ thuật, đường cắt thẳng, dán hình phẳng, đẹp.( Tuyên dương những bài có sáng tạo)
- Chưa hoàn thành: Thực hiện quy trình không đúng, đường cắt không thẳng, dán hình không phẳng, có nếp nhăn.
Hoạt động 4: Củng cố,dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh tiết sau mang đầy đủ đồ dùng đi để trưng bày sản phẩm.
D. Phaàn boå sung:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
***********************************************
Thứ sáu ngày 24 tháng 01 năm 2014
Tập viết ( Tiết 19 & 20 )
bập bênh, lợp nhà, xinh đẹp, …
viên gạch, kênh rạch, sạch sẽ, vở kịch,…
VTV/ 10 & 11 - Thời gian: 35/
A.Mục tiêu:
- Viết đúng các chữ: bập bênh, tốp ca, lợp nhà, xinh đẹp, bếp lửa, giúp đỡ, ướp cá, viên gạch, kênh rạch, sạch sẽ, vở kịch, vui thích, chênh chếch, chúc mừng.. kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập hai.
B. Phươnmg tiện dạy học: - GV: khung bảng, mẫu chữ viết.
- HS: vtv, bảng con
C. Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên nhận xét bài viết trước của học sinh
Hoạt động 2: GT bài mới:
Hoạt động 3:
- Giáo viên viết mẫu lần 1: bập bênh, lợp nhà, xinh đẹp…viên gạch, kênh rạch, sạch sẽ…
- Học sinh đọc và phân tích cấu tạo của từng tiếng.
- Giáo viên viết mẫu lần 2: hướng dẫn độ cao, nói rõ khoảng cách và cách nối nét ở từng con chữ trong từng tiếng.
- Cho học sinh luyện viết bảng con: bập bênh, lợp nhà, xinh đẹp
- Giáo viên viết mẫu hàng nào học sinh viết vào vở hàng đó =>học sinh thực hiện theo từng bước, GV lưu ý sửa cách ngồi viết của học sinh
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết lần lượt cho đến hết.
Học sinh viết tiếp.
*giáo viên theo dõi và nhắc nhở thêm những em thường viết sai.
Hoạt động 4:
-Thu chấm vở 1 số em. Dặn dò các em chú ý hơn ở tiết viết thứ hai.
D. Bổ sung: Rèn HS viết đúng cỡ chữ, đúng khoảng cách.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
******************************
Toán ( Tiết 84 )
Bài toán có lời văn
SGK/ 115 -Thờigian: 35/
A. Mục tiêu:
- Bước đầu nhận biết bài toán có lời văn gồm các số (điều đã biết) và câu hỏi (điều cần tìm). - Điền đúng số, đúng câu hỏi của bài toán theo hình vẽ.
- Bài tập cần làm: 4 bài toán trong bài học
B. Phương tiện dạy học: - GV: Mẫu vật
- HS: sgk, bảng con
C. Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hs lên bảng làm bài 4 ( cột 2 ), bài 5 ( cột 2 ) trang 114
-> Giáo viên nhận xét bài cũ.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Trực tiếp.
Hoạt động 3: Giáo viên đưa các ví dụ về dạng toán giải bằng lời văn.
Ví dụ 1: Có : … kẹo
Đã ăn : … kẹo
Còn : … kẹo ?
- Học sinh nhìn vào hình vẽ và viết số thích hợp vào chỗ trống đã được tóm tắt.
- Học sinh dựa vào tóm tắt đọc thành bài toán hoàn chỉnh.
- Học sinh tìm ra nhiệm vụ cần thực hiện trong bài toán (dựa vào câu hỏi gợi ý của giáo viên bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì?...).
-> Học sinh tự thực hiện -> cho 1 học sinh lên trình bày lại trên bảng lớp.
=> Cả lớp nhận xét => giáo viên sửa sai.
Ví dụ 2: Có : 15 con bướm
Bay đi : 5 con bướm
Còn : …con bướm?
=> Dựa vào các bước của bài 1 học sinh thực hiện bài toán trên.
Ví dụ 3: Có : 17 bong bóng
Nổ : 6 bong bóng
…… : …………….?
=> Học sinh tự đặt câu hỏi cho bài toán và sau đó thực hiện bài toán.
Hoạt động 4: Thực hành:
Bài 1: Bước đầu nhận biết bài toán có lời văn gồm các số (điều đã biết) và câu hỏi (điều cần tìm).
- HS đọc yêu cầu:Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán, rồi đọc bài toán.
- Giáo viên dán các hình vẽ.
- Học sinh thảo luận nhóm đôi và thực hiện bài 1.
- Đại diện 2 nhóm thực hiện 2 bài => giáo viên nhận xét hoạt động của các em.
Bài 2: Bước đầu nhận biết bài toán có lời văn gồm các số (điều đã biết) và câu hỏi (điều cần tìm).
- GV hướng dẫn hs :Viết tiếp câu hỏi để có bài toán.
- Học sinh quan sát tranh trong vở bài tập.
- tổ chức cho học sinh thi đua đọc bài toán kèm theo câu hỏi của mình.
=> Giáo viên chú ý sửa sai các câu hỏi mà học sinh đặt chưa chính xác.
Bài 3: Điền đúng số, đúng câu hỏi của bài toán theo hình vẽ.
- HS Viết tiếp vào chỗ chấm để có bài toán.
- Giáo viên dán tranh thể hiện nội dung bài toán.
- Hướng dẫn học sinh tìm số bạn trai và số bạn gái và điền vào chỗ chấm sau cho phù hợp.
- Học sinh tự suy nghĩ và đặt câu hỏi cho bài toán.
=> Tổ chức cho nhiều học sinh tập đặt câu hỏi bằng hình thức trả lời miệng.
Bài 4: Điền đúng số, đúng câu hỏi của bài toán theo hình vẽ.
* Giáo viên có thể mở rộng hỏi học sinh bìa toán phải thực hiện như thế nào.
Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò
- Về nhà tập đặt cho mình 1 – 2 bài toán và thực hiện giải có lời văn.
D. Bổ sung: Rèn HS yếu, TB đọc kĩ đề toán.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
*********************
Sinh hoạt tập thể: ( Tiết 21 )
TỔNG KẾT CUỐI TUẦN
Thời gian: 35 phút
A. Mục tiêu.
- Nhận xét các hoạt động trong tuần (nêu ưu và khuyết điểm)
- Có tinh thần phê và tự phê.
- Nâng cao chất lượng các buổi truy bài đầu giờ chuẩn bị củng cố kiến thức
B. Lên lớp:
- Giáo viên nêu các hoạt động trong tuần.
- Lớp trưởng có ý kiến.
- Tổ trưởng có ý kiến.
- Giáo viên tuyên dương những học sinh thực hiện tốt.
- Nhắc nhở những học sinh thực hiện chưa tốt.
* GV nêu nhiệm vụ trọng tâm trong tuần: Tất cả học sinh cần phải biết ý thức tự giác ôn tập kiến thức.
* Biện pháp:
+ Tăng cường ý thức ôn bài mọi lúc, mọi nơi.
+ Tích cực chuẩn bị bài ở nhà.
+ Thường xuyên học tập theo các bạn học sinh gỏi.
File đính kèm:
- giáo an1A-tuần 21.doc