Giáo án lớp 1 tuần thứ 30

Tập đọc

Tiết 31, 32: CHUYỆN Ở LỚP

A- Mục đích, yêu cầu:

1- HS đọc trơn cả bài "Chuyện ở lớp". Luyện đọc các từ ngữ : ở lớp , đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc. Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ.

2- Ôn các vần uôc, uôt. tìm được tiếng từ có chứa vần uôc, uôt.

3- Hiểu nội dung bài:

- Em bé kể cho bạn nghe nhiều chuyện không ngoan của các bạn trong lớp. Mẹ em gạt đi. Mẹ muốn nghe kể ở lớp con ngoan thế nào?

- Kể lại cho bố mẹ nghe ở lớp em đã ngoan thế nào ?

B- Đồ dùng dạy - học:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc.

- Bộ đồ dùng HVTH

C- Các hoạt động dạy - học:

 

doc31 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1364 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 1 tuần thứ 30, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng giả thiết, gợi ý để HS nhận xét và cho HS tự đặt tên cho bức tranh. + Sắp xếp các hình vẽ (bố cục) + Mầu sắc trong tranh - GV dành ít phút cho HS quan sát tranh trước khi trả lời. - GV gợi ý để HS tìm hiểu kĩ hơn về bức tranh. + Hình dánh, động tác của các hình vẽ + Hình ảnh chính và các hình ảnh phụ. + Em có thể cho biết hành động trên tranh đang diễn ra ở đâu ? (Địa điểm) + Những màu chính được vẽ trong tranh ? + Em thích nhất màu nào trong bức tranh ? - HS trả lời các câu hỏi - GV bổ sung thêm Hoạt động 3: Tóm tắt và kết luận - GV hệ thống lại nội dung các câu trả lời . - GVnhấn mạnh: Những bức tranh các em vừa xem là tranh đẹp,muốn hiểu và thưởng thức được tranh các em cần quan sát để đưa ra nhận xét của mình về bức tranh đó. 4- Nhận xét - dặn dò: - Nhận xét chung tiết học - Động viên khuyến khích những HS có ý kiến nhận xét tranh . - Dặn HS: Về nhà tập quan sát và nhận xét tranh. - Chuẩn bị bài sau. Vẽ cảnh thiên nhiên cắt dán hàng rào đơn giản (tiết 1) A- Mục tiêu: 1- Kiến thức: HS biết cách cắt các nan giấy 2- Kỹ năng: HS cắt được các nan giấy và dán thành hàng rào 3- Thái độ: HS có ý thức kỷ luật an toàn khi thực hành B- Chuẩn bị: 1. GV: -Mẫu các nan giấy và hàng rào - Một tờ giấy kẻ ô, kéo, hồ dán, thước kẻ, bút chì . 2. HS: - Giấy màu có kẻ ô - Bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán. C- Các hoạt động dạy học: GV HS I- Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra đồ dùng học tập của HS II- Dạy bài mới: 1- Giới thiệu bài: 2- GV HD HS quan sát nhận xét - HS quan sát mẫu - GV định hướng để HS thấy + Cạnh của các nan giấy là những đường thẳng cách đều. Hàng rào được dán bởi các nan giấy. - HS quan sát giấy màu vào hàng rào. - GV đặt câu hỏi để HS NX - Số nan đứng ? Số nan ngang ? - Số nan đứng H - Số nan ngang 2 - Khoảng cách giữa các nan đứng là bao nhiêu ô ? giữa các nan ngang bao nhiêu ô ? 3- Hướng dẫn HS kẻ, cắt các nan giấy - GV vừa thao tác mẫu vừa kiểm tra - Lật mặt trái tờ giấy màu có kẻ ô kẻ theo các đường kẻ để có hai đường thẳng cách đều. - HS quan sát - HD kẻ 4 nan đứng (dài 6 ô, rộng 1 ô) và hai nan ngang (dài 9 ô, rộng 1 ô) - Cắt theo các đường thẳng cách đều sẽ được các nan giấy. - GV thao tác chậm để HS quan sát 4- HS thực hành kẻ cắt nan giấy: - HD HS cắt các nan giấy theo H bước: - HS thực hành kẻ, cắt các nan giấy. + Kẻ 4 đoạn thẳng cách đều 1 ô dài 6 ô + Kẻ tiếp 2 đường thẳng cách đều 10 dài 9 ô + HS thực hành kẻ cắt các nan giấy rời khỏi tờ giấu màu. - Trong lúc HS thực hiện bài làm GV Qsát, giúp đỡ những HS còn lúng túng. IV- Nhận xét - dặn dò: - GV nhận xét về tinh thần học tập sự chuẩn bị về đồ dùng học tập, kỹ năng kẻ cắt của HS - Dặn HS chuẩn bị để giờ sau học tiếp bài: Cắt dán hàng rào đơn giản. Thứ sỏu ngày 12 tháng 4 năm 2006 Toán: Cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100. A- Mục tiêu: - Củng cố giúp HS kỹ năng làm tính cộng và trừ các số trong phạm vi 100 (cộng trừ không nhớ) - Rèn luyện kỹ năng làm tính nhẩm (trong trường hợp cộng trừ các số tròn chục hoặc các trường hợp đơn giản) - Nhận biết bước đầu (thông qua các VD cụ thể) về quan hệ giữa phép cộng và phép trừ). B- Các hoạt động dạy - học: GV HS Bài tập 1: - Nêu Y/c của bài ? - tính nhẩm - Cho HS làm 2 cột đầu ( Y/c HS nhắc lại KT cộng, trừ nhẩm các số - HS nhắc lại KT cộng, trừ các số tròn chục tròn chục) - HS tự làm bài 80 + 10 = 90 30 + 40 = 70 90 - 80 = 10 70 - 30 = 40 90 - 10 = 80 70 - 40 = 30 - Gọi HS chữa bài - HS đọc kết quả hai lần - Lớp NX. - Cho HS làm tiếp cột còn lại - Y/c HS nêu cách tính nhẩm - 1, 2 HS nêu cách tính Bài tập 2: - Nêu Y/c của bài ? - Cho HS làm bảng con - GV kiểm tra cách đặt tính của HS - Củng cố kỹ thuật cộng, trừ (không nhớ) các số có hai chữ số. - Nhìn vào hai cột tính nêu mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ ? 80 + 5 = 85 85 - 5 = 80 85 - 80 = 5 - Đặt tính rồi tính - HS làm bảng con - 2 em lên bảng - Phép tính cộng là phép tính ngược lại của phép tính trừ. Bài tập 3: - Y/c HS đọc đề toán ? - Y/c HS tóm tắt bằng lời ? - GV ghi tóm tắt lên bảng - 2, 3 HS đọc - Một số em nêu tóm tắt - HS đọc lại tóm tắt - Một bài giải toán cần có những gì ? - Gồm câu lời giải, phép tính, đáp số. - Y/c HS làm bài vào nháp - HS làm bài Bài giải Hai bạn có tất cả số que tính là 35 + 43 = 78 (que tính) - Gọi HS chữa bài Đáp số: 78 que tính - HS lên bảng, chữa bài - Lớp NX Bài tập 4: (HD tương tự bài 3) - Cho HS làm vào vở Tóm tắt Có : 68 bông hoa Hà hỏi: 34 bông hoa Lan có: ....... bông hoa ? Bài giải Lan hái được số bông hoa là: 68 - 34 = 34 (Bông hoa) Đáp số: 34 bông hoa c- Củng cố - Dặn dò: - GV NX giờ học: khen những em học tốt - Dặn HS về nhà xem lại các bài tập - làm VBT Tập đọc: Tiết 35, 36: Người bạn tốt A- Mục đích, yêu cầu: 1- HS đọc trơn cả bài: Luyện đọc các từ ngữ: Liền, sửa lại, nằm, ngượng nghịu. Tập đọc các đoạn đối thoại. 2- Ôn các vần uc, ut. - Tìm được tiếng trong bài có vần uc, ut - Nói được câu chứa tiếng có vần uc hoặc ut. 3- Hiểu ND bài: - Nhận ra cách cư xử ích kỷ của Cúc, thái độ giúp đỡ bạn hồn nhiên, chân thành của Nụ và Hà. Nụ và Hà là những người bạn tốt. B- Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh hoạ bài tập đọc. - Bộ đồ dùng HVTH. C- Các hoạt động dạy - học: GV HS I- Kiểm tra bài cũ: - Học TLòng bài "Mèo con đi học kết hợp trả lời CH: - 2 HS + Mèo con kiếm cớ gì để trốn học ? + Vì sao mèo con lại đồng ý đi học ? II- Dạy bài mới: 1- Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ gặp ba người bạn mới là Hà, Cúc, Nụ trong một giờ học. Các em sẽ nhận xét xem ai là người bạn tốt. 2-Hướng dẫn HS luyện đọc. - GV đọc toàn bài. - HS chỉ theo lời đọc của GV - Gọi 1 HS khá đọc. + Luyện đọc tiếng, từ ngữ. - 1 HS đọc - Tìm những tiếng từ khó đọc trong bài ? - liền, sửa lại, nằm, ngượng nghịu - HD HS đọc - HS đọc Cn, N lớp - GV sửa lỗi phát âm cho HS. - Cho HS tìm và ghép từ "Ngượng nghịu" + Luyện đọc câu: - HS thực hành bộ đồ dùng - Cho HS đọc nhiều lần câu đề nghị của Hà, - Hs đọc Cn, lớp. câu trả lời của Cúc. - HD đọc câu: "Hà thấy vậy … trên lưng bạn" và câu "Cúc đỏ mặt…. cảm ơn Hà". Chú ý ngắt hơi sau dấu phẩy. - GV sửa lỗi phát âm cho HS. + Luyện đọc đoạn, bài: - Luyện đọc đoạn 1: từ "Trong giờ vẽ… đưa bút của mình cho Hà". - HS đọc theo cách phân vai (1 em đóng người dẫn chuyện, 1 em đóng vai Hà, một em đóng vai Cúc, 1 em đóng vai Nụ ) - Luyện đọc đoạn 2: Chú ý ngắt hơi sau dấu chấm, dấu phẩy. - HS đọc CN, N - Luyện đọc cả bài. - 2 HS đọc - Cho cả lớp đọc ĐT. Nghỉ giữa tiết 5 phút. - Lớp đọc ĐT. 3- Ôn vần ut, uc: a- Nêu yêu cầu 1 trong SGK - Cho HS thi tìm nhanh tiếng trong bài có - Tìm tiếng trong bài có vần uc, ut. vần uc, ut… b- Nêu Y/c 2 trong SGK. - Cúc, bút. - Nói câu chứa tiếng có vần uc, ut - Gọi HS đọc câu mẫu trong SGK. - Tìm tiếng có chứa vần uc, ut trong 2 câu mẫu ? - Hai con trâu húc nhau Kim ngắn chỉ giờ Kim dài chỉ phút - Húc, phút - Cho 2 nhóm thi nói xem nhóm nào nói được những câu chứa tiếng có vần uc, ut. - GV và cả lớp nhận xét, tính điểm - Thi giữa hai nhóm + Hoa cúc nở vào mùa thu + Kim phút chạy nhanh hơn kim giờ. .Nghỉ chuyển tiết 10 phút 4- Tìm hiểu bài đọc và luyện nói: a- Tìm hiểu bài đọc: - Gọi HS đọc đoạn 1. - 2, 3 HS đọc - Hà hỏi mượn bút, ai đã giúp hà ? - Hà hỏi mượn bút, Cúc từ chối, Nụ cho Hà mượn. - Gọi HS đọc đoạn 2. - Bạn nào giúp Cúc sửa dây đeo cặp ? - 2, 3 HS đọc - Hà tự đến giúp cúc sửa dây đeo cặp. - Gọi HS đọc cả bài. - 2, 3 HS đọc cả bài. - Em hiểu thế nào là người bạn tốt ? - Người bạn tốt là người sẵn sàng giúp đỡ bạn. b- Luyện nói: - Y/c HS đọc tên chủ đề luyện nói hôm nay ? - Cho HS quan sát tranh thảo luận nhóm, kể với nhau về người bạn tốt. - Kể về người bạn tốt của em - HS thảo luận nhóm kể với nhau về người bạn tốt. - Một số nhóm dựa vào thực tế kể với nhau về người bạn tốt. + GV gợi ý: - Trời mưa Tùng rủ Tuấn cùng khoác áo mưa đi về. - Hải ốm Hoa đến thăm và mang theo vở đã chép bài giúp bạn. - Tùng có chuối. Tùng mời quân cùng ăn. - Phương giúp Liên học ôn. Hai bạn đều được điểm 10 - GV chỉ định một số nhóm kể về người bạn tốt trước lớp. III- Củng cố - Dặn dò: - GV nhận xét tiết học: Khen những em học tốt. - Dặn HS học bài. Chuẩn bị bài sau: Ngưỡng cửa Kể chuyện: Tiết 29: Sói và sóc A- Mục đích - Yêu cầu: 1- HS hào hứng nghe GV kể chuyện sói và sóc - HS nhớ và kể từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh. Sau đó phân vai kể toàn bộ câu chuyện. 2- HS nhận ra sóc là con vật thông minh nên đã thoát khỏi tình thế nguy hiểm. B- Đồ dùng dạy - học: - Tranh vẽ trong sách phóng to. - Mặt lạ sói và sóc. C- Các hoạt động dạy, học: I- Kiểm tra bài cũ: - 2 HS nối tiếp nhau kể chuyện "Niềm vui bất ngờ" - Nêu ý nghĩa câu chuyện. II- Dạy bài mới: 1- Giới thiệu bài: Một lần sóc bị rơi đúng người sói. Sóc bị sói bắt. Tình thế thật nguy hiểm. Liệu sóc có thể thoát khỏi tình thế nguy hiểm đó không. Các em hãy theo dõi câu chuyện để tìm ra câu trả lời. 2- GV kể chuyện. - GV kể lần 1 giọng diễn cảm. - GV kể lần 2, 3 kèm tranh minh hoạ 3- HD HS kể kèm tranh: + Tranh 1: - Yêu cầu HS đọc câu hỏi dưới tranh - Tranh vẽ cảnh gì ? - HS quan sát tranh thảo luận nhóm. - HS đọc câu hỏi dưới tranh - Tranh vẽ chú sóc đang chuyền trên cành bị rơi trúng đầu lão sói đang ngái ngủ. - Cho HS kể lại đoạn 1 dựa vào tranh. + Tranh 2, 3, 4 cách hướng dẫn tương tự T1 - Đại diện các nhóm lên thi kể. - Nhóm khác nhận xét. 4. HD HS kể theo cách phân vai - GV chia lớp thành 3 nhóm. - 3 em một nhóm đóng các vai: Người dẫn chuyện, sói, sóc. - Cho HS thi kể phân vai giữa các nhóm. - HS thi giữa các nhóm. 5- Giúp HS hiểu ý nghĩa câu chuyện. - Sói và sóc ai là người thông minh ? - Sóc là người thông minh - Hãy nêu 1 việc chứng tỏ sự thông minh đó? - Khi sói hỏi, sóc hứa trả lời nhưng đòi được thả trước, trả lời sau. Nhờ đó sóc đã thoát khỏi nanh vuốt của sói sau khi trả lời III- Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn dò về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe. Xem trước chuyện: Dê con nghe lời mẹ.

File đính kèm:

  • docTuan 30.doc
Giáo án liên quan