Tiếng Việt: Bài 30: ua, ưa (T1)
I.Mục tiêu:
-HS đọc được: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ. Đọc được câu ứng dụng: Mẹ đi chợ mua khế, mía, dừa, thị cho bé.
-Viết được ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ
-Luyện nói từ 2- 3 câu theo chủ đề: “Giữa trưa”
-Giáo dục học sinh biết tự bảo vệ sức khoẻ.
II. Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ nư SGK và bộ đồ dùng TV
III. Các hoạt động dạy học:
A, Bài cũ:
3 tổ viết 3 từ:
H đọc bài trong SGKtờ bìa, lá mía, vỉa hè
T kiểm tra vở BT TV hS làm ở nhà
T nhận xét bài cũ
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1048 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 8 - Trường Tiểu học Gio Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trái ổi, bơi lội. Đọc được câu ứng dụng: “Bé trai, bé gái đi chơi phố với bố mẹ.”
-Luyện nói từ 2- 3 câu theo chủ đề: “Lễ hội”
- Giáo dục học sinh biết rèn chữ giữ vở.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ như SGK . Vật thật: Trái ổi
III. Các hoạt động dạy học:
A, Bài cũ:
3 tổ viết 3 từ vào bảng con: cái còi, bé trai, lái xe.
H đọc bài 32 trong SGK
T kiểm tra vở BT TV HS làm ở nhà
T nhận xét bài cũ
B, Bài mới:
1.Hoạt động 1: Giới thiệu bài
T giới thiệu trực tiếp, ghi bảng, đọc –H đọc: ôi, ơi.
2.Hoạt động 2: Dạy vần
a. Bước 1: Vần ôi
* Nhận diện vần: (T tô chữ và nói) vần ôi có ô đứng trước có i đứng sau
T dắt ô và i tạo ôi
T? Hãy so sánh ôi với oi có gì giống và khác nhau? H trả lời
* Đánh vần vần: H ghép ôi
T? Hãy phân tích vần ôi? (3 em) T ghi bảng
H đánh vần: ô- i- ôi(CN-nhóm-lớp)
*Đánh vần tiếng: Hd HS dắt thanh hỏi trên vần ôi
T? Ta có tiếng gì? (ổi) H phân tích tiếng “ổi”
H đánh vần tiếng “ôỉ” (CN-lớp)
*T đưa trái ổi và hỏi: Đây là trái gì? T ghi bảng
T cho HS đọc: ôi - ổi - trái ổi (5 em - lớp)
b. Bước 2: Dạy vần ơi ( tương tự vần ôi với ơi, bơi, bơi lội)
c. Bước 3: Hd HS viết
T viết mẫu và nêu cách viết
H tập viết vào bảng con: ôi, ổi, trái ổi - ơi, bơi, bơi lội.
T uốn nắn chỉnh sửa cho HS
d. Bước 4: Đọc từ ngữ ứng dụng
2-3 H đọc từ - gạch chân tiếng có vần ôi, ơi
5 H đọc tiếng có vần mới
T giải thích từ: ngói mới.
T đọc mẫu
d«c
Tiếng Việt: Bài 33: ôi, ơi (T2)
3.Hoạt động 3: Luyện tập
a. Bước 1: Luyện đọc
*Luyện đọc vần ở tiết 1(CN-nhóm-lớp): ôi, ổi, trái ổi – ơi, bơi, bơi lội.
*Đọc câu ứng dụng:
Hd HS quan sát tranh và nhận xét: Tranh vẽ gì?
H trả lời: tranh vẽ phố….
H đọc câu: CN-lớp
T? Tiếng nào có vần vừa học?
T đọc mẫu 3H đọc lại
b. Bước 2: Luyện viết:
Hd HS tập viết vào vở lần lượt từng dòng: ôi, ơi, trái ổi, bơi lội.
T uốn nắn chỉnh sửa sai cho HS
c. Bước 3: Luyện nói:
3H đọc tên bài “Lễ hội”
Hd HS thảo luận:
T? Tranh vẽ gì? Tại sao em biết đây là tranh vẽ lễ hội?
H nhiều em trả lời
T? Quê em có lễ hội gì? Vào mùa nào?
T? Trong lễ hội thường có những gì?
T? Ai đưa em tới dự lễ hội?
T? Qua ti vi hoặc nghe kể em thích lễ hội nào nhất?
T khuyến khích động viên H nói thành câu
d. Bước 4: H chơi “Tìm nhanh tiếng mới
2 nhóm chơi 1 lần: Tìm nhanh tiếng mới có vần ôi, ơi tiếp sức
H khác cổ động viên cho bạn
T nhận xét tính điểm thi đua
4.Hoạt động nối tiếp:
T chỉ cho H đọc lại toàn bài
T nhận xét giờ học- dặn dò: Tìm tiếng có vần ôi, ơi, làm BT trong VBT TV, đọc bài trong SGK
d«c
Toán: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Biết làm tính cộng trong phạm vi 5.
- Biết biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép tính cộng.
- Phát triến tư duy cho HS khi học toán.
II. Đồ dùng dạy học: SGK, đồ dùng học toán
III. Các hoạt động dạy học:
A, Bài cũ:
H: 3 tổ làm vào bảng con (đặt tính rồi tính)
3+1 4+1 2+2
1 H đọc bảng cộng trong phạm vi 5
T nhận xét ghi điểm
B, Luyện tập:
1.Hoạt động 1: Hd HS làm các BT trong SGK
a. Bước 1: Hd HS làm bài 1
H nêu cách làm (tính)
H làm rồi chữa bài. H đổi vở cho nhau
b. Bước 2: Hd HS làm bài 2: tính theo cột dọc
H làm bài
T gọi H nêu từng phép tính: 2+2=4 viết 4
H khác nhận xét
c. Bước 3: Hd HS làm bài 3: tính
H làm và chữa bài: 2+1+1=4 (vì 2+1=3- 3+1=4)
d. Bước 4: H nêu cách làm, làm rồi chữa bài
T? Vì sao em điền dấu >, < , =?
e. Bước 5: H quan sát nhah nêu từng bài toán
T? Bài toán yêu cầu làm gì?
H ghi phép tính vào ô trống
a. 3+2=5 b. 4+1=5
2.Hoạt động 2: Trò chơi
2nhóm/ 1lần thi viết các công thức cộng trong phạm vi 5 theo hình thức nối tiếp
T nhận xét tính điểm thi đua
3.Hoạt động nội tiếp:
T tổng kết nhận xét giờ học.
d«c
Thứ sáu Soạn: 21/10/08 Giảng: 24/10/08
Tiếng Việt: Bài 34: ui, ưi (T1)
I.Mục tiêu:
- HS đọc : ui, ưi, đồi núi, gửi thư. Đọc được câu ứng dụng: Dì Na vừa gửi thư về. Cả nhà vui quá.
- Luyện nói từ 2- 3 câu theo chủ đề: “Đồi núi”
- Giáo dục học sinh biết tự bảo cây xanh .
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ như SGK và bộ đồ dùng TV.
III. Các hoạt động dạy học:
A, Bài cũ:
3 tổ viết 3 từ; cái chổi, thổi còi, trời mưa.
H đọc bài 33 trong SGK
T kiểm tra vở BT TV HS làm ở nhà
T nhận xét bài cũ
B, Bài mới:
1.Hoạt động 1: Giới thiệu bài
T giới thiệu trực tiếp, ghi bảng, đọc –H đọc: ui, ưi.
2.Hoạt động 2: Dạy vần
a. Bước 1: Vần ui
+ Nhận diện vần: (T tô chữ và nói) vần ui có u đ.trước có i đứng sau
T dắt u và i tạo ui
T? Hãy so sánh ui với ai ? H trả lời
+ Đánh vần: H ghép ui
T? Hãy phân tích vần ui(3 em) T ghi bảng
H đánh vần: u-i-ui(CN-nhóm-lớp)
+ Đánh vần tiếng: Hd HS dắt chữ n trước âm ui và thanh sắc trên âm u
T? Ta có tiếng gì? H phân tích tiếng “núi”
H đánh vần tiếng (CN-lớp): nờ-ui-nui- sắc-núi
+T đưa tranh giới thiệu từ, ghi bảng.
T cho HS đọc: ui - núi - đồi núi (5 em - lớp)
b. Bước 2: Dạy vần ưi ( tương tự vần ui với ưi, ngửi, mũi ngửi.)
c. Bước 3: Hd HS viết
T viết mẫu- H tập viết vào bảng con: ui, ưi, đồi núi, mũi ngửi.
T nhận xet chỉnh sửa, uốn nắn cho H
d. Bước 4: Đọc từ ngữ ứng dụng
2-3 H đọc từ - gạch chân tiếng có vần ui, ưi. Cái túi, gửi quà, vui vẻ, ngửi mùi
H đọc tiếng mới ( Lưu ý H yếu)
T giải thích từ: ngửi mùi, gửi quà
T đọc mẫu
d«c
Tiếng Việt: Bài 34: ui, ưi (T2)
3.Hoạt động 3: Luyện tập
a. Bước 1: Luyện đọc
+Luyện đọc vần ở tiết 1 (CN-nhóm-lớp): ui, núi, đồi núi –ưi, ngửi, mũi ngửi.
+ Đọc câu ứng dụng:
Hd HS quan sát tranh và nhận xét: Tranh vẽ gì?
H trả lời: tranh vẽ cả nhà đọc thư.
H đọc câu: CN-lớp T chỉnh sửa cho H, tránh đọc vẹt.
T đọc mẫu,3H đọc lại
b. Bước 2: Luyện viết:
Hd HS tập viết vào vở: ui, ưi, đồi núi, mũi ngửi.
T uốn nắn chỉnh sửa sai cho HS
c. Bước 3: Luyện nói:
3H đọc tên bài “Đồi núi”
Hd HS thảo luận:
T? Tranh vẽ gì? Đồi núi thường có ở đâu? Em biết vùng nào có đồi núi?
H nhiều em trả lời
T? Trên đồi núi thường có gì?
T? Quê em có đồi núi không?
T? Con chim nào hót hay? Nó hót như thế nào?
T? Đồi khác núi như thế nào?
T khuyến khích động viên H nói thành câu
d. Bước 4: H chơi tìm tiếng mới
2 nhóm chơi 1 lần: Tìm nhanh tiếng mới có vần ui, ưi
H khác cổ động viên cho bạn
T nhận xét tính điểm thi đua
4.Hoạt động nối tiếp:
T chỉ cho H đọc lại toàn bài.
T nhận xét giờ học- dặn dò: làm BT trong VBT TV, đọc bài trong SGK
d«c
Toán: Số 0 trong phép cộng
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
-Biết kết quả phép cộng một số với số 0; biết số nào cộng với 0 cũng bằng bằng chính số đó.
-Biết biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép tính thích hợp.
-Giáo dục HS yêu thích học toán.
II. Đồ dùng dạy học:
Các mô hình như SGK
III. Các hoạt động dạy học:
A, Bài cũ:
H đặt tính rồi tính vào bảng con
3+1 4+1 3+2
1 H đọc bảng cộng trong phạm vi 5
T nhận xét ghi điểm
B, Bài mới:
1.Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 1 số với 0
a. Bước 1: Giới thiệu phép cộng 3+0=3, 0+3=3
T dh HS quan sát tranh và nêu bài toán (3-4 em)
T? Có 3 con chim thêm 0 con chim là mấy con chim?
3 H trả lời
T? 3 thêm 0 là mấy?
T? Hẫy ghép phép tính trên đồ dùng (3+0=3)
T hoàn thanh cho H phép tính 0+3 (tương tự 3+0=3)
b. Bước 2: T cho HS quan sát sơ đồ ven nêu câu hỏi
3+0=? 0+3=?
So sánh 2 phép tính trên
T kết luận: 3+0=0+3
T nêu phép tính H trả lời nhanh: 2+0=2, 0+2=2, 1+0=1, 4+0=4
T? Em có nhận xét gì về phép cộng có số 0?
H: 1 số cộng với không bằng chính số đó
2.Hoạt động 2: Thực hành
Hd HS làm BT
H nêu cách làm- làm rồi chữa bài
T giúp đỡ hd HS yếu
3.Hoạt động nối tiếp: H thi đưa số nhanh khi nghe T đọc phép tính
T tính điểm thi đua nhận xét giờ học
T dặn dò: làm BT trong VBT toán
d«c
Thủ công: XÉ DÁN HÌNH CÂY ĐƠN GIẢN (T1)
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết cáchxé dán hình cây đơn giản.
- Xé được hình tán cây thân cây. Đường xé có thể bị răng cưa .Hình dán cân đối phẳng.
- Rèn đôi tay khéo léo và tính cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học:
Bài mẫu về xé dán hình cây đơn giản. Giấy nháp có kẻ ô. Giấy trắng làm nền. Bút chì, hồ dán…
III. Các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động 1: HD học sinh quan sát.
T cho HS xem hình cây đơn giản đã xé dán và hỏi:
? Hình cây có mấy phần? ( Thân cây. Tán lá )
? Thân cây có màu gì? Hinh gì? Lá cây có màu gì?Hình gì?
H trả lời H khác bổ sung
2. Hoạt động 2: HD mẫu.
a. Bước 1: Xé hình tán cây.
T nêu: Tán lá có 2 loại: Tán lá dài và tán lá tròn và làm mẫu cả 2 cách xé tán lá:
Tán lá tròn
Tán lá dài
Xé hình vuông cạnh 6 ô
Xé hình vuông cho giống hình tán lá tròn
Xé hình CN cạnh 8x5 ô
Xé 4 góc chỉnh sửa cho giống tán lá cây
b. Bước 2: Xé thân cây.
T xé hình chữ nhật cạnh 1x4 ô, xé hìnhCN cạnh 1x6 ô.
c. Bước 3: Dán hình.
T đính giấy lên bảng làm nền dán mẫu: Dán thân dài với tàn lá dài, thân ngắn với tán lá tròn
3. Hoạt động 3. Thực hành.
HS thực hành xé dán trên giấy nhápcó kẻ ô – dán vào giấy trắng.
T theo dõi chỉnh sửa sai cho HS
4. Hoạt động nối tiếp:
T nhận xét giờ học và dặn HS Chuẩn bị đầy đủ giấy màu giờ sau tập xé dán trên giấy màu.
d«c
SINH HOẠT SAO
I. Mục tiêu:
- Giúp HS bước đầu làm quen với các bước của quy trình sinh hoạt sao.
- Tập 1 số bài hát trong quy trình sinh hoạt sao.
- Thấy được những nhược điểm của CN tổ, lớp
- Giáo dục HS yêu thích hoạt động ngoại khoá, có ý thức phấn đấu vươn lên.
II. Chuẩn bị: Nội dùng sinh hoạt.Quy trình sinh hoạt sao.
III. Các hoạt động dạy học:
1. HD HS hát bài: “ Như có Bác trong ngày vui đại thắng”
H vừa hát vừa vừa vỗ tay đi thành 1vòng tròn lớn.
H đứng nghiêm đọc 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên và nhi đồng
2. T hát Bài: “Sao vui của em” HD HS đi theo 5 vòng tròn nhỏ. Cử sao trưởng, đặt tên sao.
HD HS điểm danh sao, KT VS cá nhân.
3. HS hát và vỗ tay bài: “ Năm cánh sao vui” đi thành 1 vòng tròn lớn.
T điều khiển học sinh hoạt sao theo chủ điểm: “ Em yêu trường em”
T nêu kế hoạch tuần 9:
- Thi đua chào mừng ngày 20/11
- Thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
- Thi giữ vở sạch, viết chữ đẹp, thực hiện tốt mọi nội quy của nhà trường.
- Thi đua giành nhiều điểm tốt, giờ học tốt.
******************************************
File đính kèm:
- TUAN 8(2).doc