Giáo án lớp 1 tuần 7 - Trường Tiểu học Bình Thuận

Bài 27 : Ôn tập

I. Mục tiêu:

Giúp học sinh:

 - Đọc được các âm và chữ vừa học trong tuần: p- ph, nh, g, gh, q- pu, gi, ng, ngh, y, tr, các từ ngữ và câu ứng dụng.

 - Viết được các âm và chữ vừa học trong tuần: p- ph, nh, g, gh, q- pu, gi, ng, ngh, y, tr, các từ ngữ và câu ứng dụng.

 - Nghe, hiểu và kể lại một đoạn truyện theo tranh truyện kể : tre ngà (HS khá, giỏi kể được 2 đến 3 đoạn).

II. Đồ dùng dạy học:

 - GV: Sách Tiếng Việt 1, tập 1; Bảng ôn (phóng to bảng ôn trang 56, SGK – chỉ ghi các chữ cái ở cột dọc và hàng ngang); tranh minh câu ứng dụng; tranh minh hoạ cho truyện kể tre ngà.

 - HS: Bộ ĐDHT, Vở Tập viết 1, bảng con, phấn.

 

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 994 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 7 - Trường Tiểu học Bình Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à các con đang sum họp bên mâm cơm. * Tranh 4: Một bạn nhỏ trong tổ bán báo “Xa mẹ “ đang bán báo trên đường phố. + H: Bạn nhỏ trong tranh nào được sống hạnh phúc với gia đình ? Bạn nào phải sống với cha mẹ ? Vì sao ? + H:Bạn nhỏ trong tranh 4 là bạn nhỏ bị thiệt thòi. Vậy chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với các bạn bị thiệt thòi ? + H: Hãy kể những việc chúng ta có thể làm để giúp các bạn bị thiệt thòi ? + H: Em đã làm gì để giúp các bạn bị thiệt thòi ? - GV liên hệ với thực tế ở trường (ở lớp), biểu dương các bạn đã tham gia tốt các hoạt động từ thiện (giúp bạn nghèo vượt khó…). - KL : Các em thật hạnh phúc, sung sướng khi được sống với gia đình. Chúng ta cần cảm thông, chia sẻ với các bạn thiệt thòi, không được sống cùng gia đình. Hoạt động 3: Đóng vai (kĩ năng giao tiếp; kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề). Nêu yêu cầu bài tập 3 (Trang 14 – VBT - Chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm đóng vai theo tình huống trong một tranh. * Gợi ý thảo luận: + Các nhân vật trong tranh đang làm gì ? + Bạn nhỏ sẽ nói gì ? + Hướng dẫn học sinh nhận xét phần đóng vai của các nhóm. - Kết luận: * Tranh 1: Bạn nhỏ trong tranh cần nói : “Vâng ạ !” và thực hiện đúng lời mẹ dặn. * Tranh 2: Bạn nhỏ cần chào bà và cha mẹ khi đi học về. * Tranh 3: Bạn nhỏ trong tranh cần xin phép bà đi chơi. * Tranh 4: Bạn nhỏ trong tranh cần nhận quà bằng hai tay và nói lời cảm ơn. - KL: Các em cần phải có bổn phận kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ. - Cả lớp hát tập thể bài: Cả nhà thương nhau. - HS làm việc theo nhóm (tự kể về gia đình mình theo gợi ý của GV kết hợp với tranh vẽ hoặc ảnh chụp gia đình). - 3 - 4 trình bày trước lớp về gia đình mình. - HS thảo luận nhóm về nội dung tranh được phân công. - Đại diện từng nhóm trình bày trước lớp. + T: Bạn nhỏ trong tranh 1, 2 , 3 được sống hạnh phúc với gia đình vì được ông bà, cha mẹ quan tâm chăm sóc, dạy dỗ. Bạn nhỏ trong tranh 4 phải sống cha mẹ do mồ côi cha mẹ v.v + T: Cần cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ các bạn bị thiệt thòi. + T: Quyên góp quần áo, sách vở tặng bạn; giúp bạn trong học tập… + HS tự liên hệ (Một vài HS kể trước lớp). + HS thảo luận chuẩn bị đóng vai. + Các nhóm lên đóng vai. * Hoạt động tiếp nối: - Dặn HS về nhà tìm hiểu công việc hằng ngày của các thành viên trong gia đình. - Nhận xét tiết học. Tiết 2: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động khởi động: - Cho cả lớp hát 1 bài: Ba thương con. 3. Thực hành Hoạt động 4: Trò chơi: - Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi“Đổi nhà”: HS đứng thành vòng tròn lớn và điểm danh 1, 2, 3 cho đến hết. Sau đó người số 1 và người số 3 sẽ nắm tay nhau tạo thành mái nhà. Người số 2 đứng giữa (tượng trưng cho một gia đình). Khi quản trò hô “Đổi nhà “ những người mang số 2 sẽ đổi chỗ cho nhau. Quản trò nhân lúc đó sẽ chạy vào một nhà nào đó. Bạn nào chậm chân không tìm được nhà sẽ mất nhà và phải đứng ra làm quản trò. Trò chơi cứ tiếp tục như thế. - Tổ chức cho học sinh chơi. + H: Em cảm thấy thế nào khi luôn có một mái nhà ? + H: Em sẽ ra sao khi không có một mái nhà ? Kết luận: Gia đình là nơi em được cha mẹ và những người trong gia đình che chở, yêu thương, chăm sóc, dạy bảo. * Hoạt động 5: Diễn kịch - GV cho cả lớp xem tiểu phẩm “Chuyện của bạn Long” do một số bạn trong lớp diễn (GV tập từ hôm trước): Mẹ Long đang chuẩn bị đi làm và dặn Long: - Long ơi, mẹ đi làm đây. Hôm nay trời nắng, con ở nhà học bài và trông nhà cho mẹ. - Vâng ạ, con chào mẹ Long đang ngồi học bài thì các bạn đến rủ đi đá bóng. - Long ơi, đi đá bóng với bọn tớ đi ! Bạn Đạt vừa được bố mua cho quả bóng đẹp lắm. - Tớ chưa học bài xong, với lại mẹ tớ dặn phải ở nhà trông nhà. - Mẹ cậu có biết đâu mà lo, đá bóng rồi học bài sau cũng được. Long lưỡng lự một lát rồi đồng ý đi chơi cùng các bạn… - Đặt câu hỏi cho cả lớp: + H: Em có nhận xét gì về việc làm của Long ? (Bạn Long đã vâng lời mẹ chưa ?) + H: Điều gì sẽ xảy ra khi Long không vâng lời mẹ ? + Hướng dẫn cả lớp nhận xét phần trình bày của bạn. Hoạt động 6: Hoạt động nhóm + H: Ở gia đình, em được cha mẹ quan tâm như thế nào ? + Theo em, gia đình có từ 1 đến 2 con thì sẽ có lợi gì ? (Câu hỏi GDBVMT). KL: Gia đình có từ 1 đến 2 con sẽ hạn chế gia tăng dân số, góp phần bảo vệ môi trường. + H: Em đã làm gì để cha mẹ vui lòng ? + Hướng dẫn cả lớp nhận xét phần trình bày của bạn. + Khen ngợi những học sinh biết lễ phép, vâng lời cha mẹ; nhắc nhở cả lớp học tập các bạn đã thực hiện tốt. KL chung: - Trẻ em có quyền có gia đình, được sống cùng cha mẹ, được cha mẹ yêu thương, che chở, chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy bảo. - Gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con là hạn chế gia tăng dân số, góp phần bảo vệ MT. - Cần cảm thông, chia sẻ với những người bạn thiệt thòi không được sống cùng gia đình. - Trẻ em có bổn phận phải yêu quý gia đình, kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ… - Học sinh hát bài do GV yêu cầu. - HS nghe hướng dẫn cách chơi. - Cả lớp cùng chơi theo hướng dẫn của giáo viên. - Một vài HS phát biểu. VD: Em cảm thấy rất vui (rất hạnh phúc...) - Một vài HS phát biểu. VD: Em sẽ rất buồn ( rất khổ...) Cả lớp thảo luận, một vài HS trình bày: + T: Việc làm của Long là chưa đúng (đáng chê trách) vì Long không vâng lời mẹ dặn. + T: Không làm đủ bài tập do cô giáo giao cho; có thể bị ốm nên sẽ phải nghỉ học. + HS tự liên hệ cặp đôi (3- 5 HS trình bày trước lớp). - HS phát biểu ý kiến cá nhân (em được quan tâm, chăm sóc tốt hơn v.v). +T: Chăm chỉ học tập, v.v - HS nhận xét phần trình bày của bạn. 4. Vận dụng: - Dặn HS về nhà có thái độ yêu quý gia đình, kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ - Nhận xét tiết học. ---------------------------------------------------------------- Tự nhiên – Xã hội BÀI 7: THỰC HÀNH: ĐÁNH RĂNG VÀ RỬA MẶT (GDKNS - GDSDNLTK&HQ (Mức độ: Liên hệ)) I. Mục tiêu: - Giúp học sinh biết đánh răng và rửa mặt đúng cách. * GDKNS: Kĩ năng tự phục vụ bản thân (tự đánh răng, rửa mặt); kĩ năng ra quyết định (nên và không nên làm gì để đánh răng đúng cách); phát triển tư duy phê phán thông qua nhận xét các tình huống. * GDSDNLTK&HQ: Giáo dục học sinh biết đánh răng rửa mặt đúng cách và tiết kiệm nước. - Có ý thức áp dụng kiến thức đã học vào việc làm vệ sinh cá nhân hằng ngày. Có ý thức sử dụng tiết kiệm nước khi đánh răng, rửa mặt. II. Tài liệu và phương tiện: 1. - Giáo viên - Mô hình hàm răng, bàn chai, kem đánh răng trẻ em, chậu rửa mặt, xà phòng thơm, bốn xô nhựa chứa nước sạch, ca múc nước. 2. Học sinh: - Bàn chải, li đựng nước, khăn mặt. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò * Hoạt động khởi động: Tổ chức trò chơi: Cô bảo. - Hướng dẫn và phổ biến quy tắc chơi: HS chỉ được phép làm điều GV yêu cầu khi có từ “Cô bảo” do GV nói ở đầu câu. Nếu GV không nói từ đó mà em nào làm theo điều GV yêu cầu thì sẽ bị phạt. Khi số người bị “phạt” khoảng 5 bạn sẽ phải làm một trò vui cho cả lớp xem. VD: Cô bảo em đánh răng. Ăn quà vặt. Cô bảo em sử dụng tiết kiệm nước). - Giới thiệu bài: Để giúp các em biết cách đánh răng và rửa mặt, hôm nay chúng ta cùng thực hành đánh răng và rửa mặt – Ghi tựa bài. 1. Khám phá: * Hoạt động 1: Tìm hiểu cách đánh răng, rửa mặt của học sinh. * Cách tiến hành: - Đặt câu hỏi: + Em hãy chỉ và nói xem đâu là mặt trong, mặt ngoài, mặt nhai của răng ? + Hằng ngày, em quen chải răng như thế nào ? + Hãy làm thử lại các động tác chải răng mà em thường thực hiện ở nhà ? - Cho cả lớp nhận xét phần trình bày và thực hiện của học sinh. + Rửa mặt như thế nào là đúng cách và vệ sinh nhất ? Vì sao ? + Hãy làm thử lại các động tác rửa mặt mà em thường thực hiện ở nhà ? - Cho cả lớp nhận xét phần trình bày và thực hiện của học sinh. 2. Kết nối: * Hoạt động 2: Hướng dẫn và làm mẫu. - Làm mẫu động tác đánh răng trên mô hình hàm răng. Vừa làm vừa nói các bước: * Chuẩn bị ly và nước sạch. * Lấy kem đánh răng vào bàn chải. * Chải răng theo hướng đưa bàn chải từ trên xuống, từ dưới lên. * Lần lượt chải mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của răng. * Súc miệng kĩ rồi nhổ ra vài lần. * Rửa sạch và cất bàn chải vào đúng chỗ sau khi đánh răng. - Làm mẫu động tác rửa mặt. Vừa làm vừa nói các bước: * Chuẩn bị khăn và nước sạch. * Rửa tay sạch bằng xà phòng dưới vòi nước trước khi rửa mặt (nếu có vòi nước). * Dùng hai bàn tay đã sạch, hứng nước sạch để rửa mặt (nhớ nhắm mắt để nước khỏi chảy vào mắt), lau kĩ vùng xung quanh mắt, trán, hai má, miệng và cằm. * Dùng khăn mặt sạch lau khô vùng mắt trước sau đó lau tới các vùng khác. * Vò sạch khăn và vắt khô, dùng khăn lau vành tai và cổ. * Giặt sạch khăn bằng xà phòng và phơi ra nắng hoặc nơi cao ráo. + H: Khi đánh răng và rửa mặt ta cần sử dụng nước như thế nào ? - Giảng: Khi đánh răng, rửa mặt ta cần sử dụng nước vừa đủ, không dùng quá ít hoặc quá nhiều nước. Như vậy là các em đã biết sử dụng tiết kiệm nước cho gia đình và nhà trường rồi đó. Ta cũng cần lưu ý không nên đùa giỡn khi đánh răng, rửa mặt để việc đánh răng, rửa mặt đạt kết quả tốt. 3. Thực hành: * Hoạt động 3: Thực hành đánh răng và rửa mặt. - Chia nhóm 6. Yêu cầu HS thực hành đánh răng và rửa mặt theo chỉ dẫn của GV. - Hướng dẫn cả lớp nhận xét. - KL: Cần thường xuyên đánh răng và rửa mặt hợp vệ sinh để bảo vệ răng và da làm cho thân thể luôn khỏe mạnh, sạch sẽ. Khi đánh răng và rửa mặt cần sử dụng tiết kiệm nước. - HS chơi theo hướng dẫn của GV. - 1 HS lên bảng chỉ mặt trong, mặt ngoài, mặt nhai của răng. - 2 – 3 HS trình bày. 3 – 4 HS thực hành chải răng trước lớp. - HS nhận xét phần trình bày của bạn. - 2 – 3 HS trình bày. 3 – 4 HS thực hành rửa mặt trước lớp. - HS nhận xét phần trình bày của bạn. - HS quan sát thao tác của giáo viên. + T: …ta cần sử dụng tiết kiệm nước. - HS đánh răng theo từng nhóm dưới sự theo dõi, hướng dẫn của GV. - Một vài HS nhận xét việc thực hành của các bạn trong lớp. 4. Vận dụng: - Dặn HS về nhà thường xuyên thực hiện tốt việc đánh răng, rửa mặt hợp vệ sinh. - Chuẩn bị sách vở, ĐDHT cho tiết học sau. --------------------------------------

File đính kèm:

  • docGA TV Bay (Tuan 7).doc
Giáo án liên quan