Tiếng Việt
Bài 17: u , ư
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Đọc được u, ư, nụ, thư , từ và câu ứng dụng (Học sinh khá giỏi có thể đọc trơn).
- Viết được u, ư, nụ, thư theo mẫu chữ quy định.
- Luyện nói 2 – 3 câu theo chủ đề: thủ đô (Học sinh khá giỏi bước đầu nhận biết được nghĩa một số từ thông dụng qua tranh trong SGK, viết đủ số dòng quy định trong vở tập viết).
II. Phương tiện dạy học:
- GV: SGK Tiếng Việt 1, tập 1; bộ ghép chữ Tiếng; một nụ hoa hồng (cúc v.v); một lá thư (gồm cả phong bì ghi địa chỉ ); tranh minh hoạ câu ứng dụng thứ tư, bé hà thi vẽ; tranh minh hoạ phần luyện nói: thủ đô
- HS: Bộ ĐDHT, Vở Tập viết 1, bảng con, phấn.
40 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1280 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 5 - Trường Tiểu học Bình Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước ?
Nhận xét câu trả lời của học sinh.
- KL: Cần tắm và gội đầu bằng nước sạch và xà phòng; thay quần áo, nhất là quần áo lót, rửa chân, rửa tay, cắt móng tay, móng chân và những việc không nên làm như tắm ở ao hoặc bơi ở chỗ nước không sạch. Cần sử dụng nước tiết kiệm, không để nước chảy liên tục hoặc tràn ra ngoài…
3. Thực hành:
* Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp
* Cách tiến hành:
Bước 1:
+ H: Hãy nêu các việc cần làm khi tắm.
- Ghi bảng:
* Chuẩn bị nước tắm, xà phòng, khăn tắm ….sạch sẽ.
* Khi tắm: dội nước, xát xà phòng, kì cọ…
* Tắm xong lau khô người.
* Mặc quần áo sạch.
Chú ý : Tắm nơi kín gió.
Bước 2: Thảo luận cả lớp.
+ H: Nên rửa tay khi nào ?
+ H: Nên rửa chân khi nào ?
- Hướng dẫn cả lớp nhận xét.
+ H: Hãy kể những việc không nên làm nhưng nhiều người còn mắc phải.
+ Em nào có thể nêu được cảm giác khó chịu khi bị mẩn ngứa, ghẻ, chấy rận, đau mắt, mụn nhọt ?
+ H: Hằng ngày, em đã giữ vệ sinh thân thể như thế nào ? Em đã sử dụng nước ở nhà và ở trường như thế nào ?
+ Theo em, mỗi người chúng ta cần làm gì để đề phòng các bệnh về da ?
- Biểu dương các em biết giữ vệ sinh thân thể và biết sử dụng tiết kiệm nước.
- Lưu ý HS giữ vệ sinh khi học, khi chơi.
- KL: Cần tự giác và thường xuyên làm vệ sinh cá nhân hằng ngày để thân thệ luôn sạch sẽ và khỏe mạnh. Khi sử dụng nước cần dụng ở mức vừa đủ, không để nước chảy lãng phí.
- Cả lớp hát theo hướng dẫn của GV.
T: ….đã giữ đôi bàn tay thật sạch.
- Từng HS luân phiên kể cho bạn ngồi bên nghe về việc đã làm để giữ vệ sinh cá nhân.
- 3- 5 HS lên bảng trình bày.
- HS làm việc cặp đôi.
- Một số HS xung phong lên bảng trình bày. Chẳng hạn:
* Những việc nên làm: tắm gội bằng nước sạch, thường xuyên thay quần áo, bơi ở hồ bơi.
* Những việc không nên làm: tắm ở nơi trâu đằm, nước bẩn.
+ T: Cần sử dụng nước sạch và sử dụng vừa đủ để tiết kiệm nước.
+ Vì phải mất tiền mua (hoặc: tốn tiền điện để bơm nước…).
+ Khi tắm không để vòi hoa sen chảy liên tục hoặc không để nước tràn ra ngoài; không tắm quá lâu…
- HS trình bày cá nhân. Chẳng hạn:
+ Nên rửa tay trước khi cầm thức ăn và sau khi đại tiện v.v.
+ Nên rửa chân trước khi đi ngủ, khi chân bị bẩn v.v.
+ Một số việc không nên làm nhưng nhiều người còn mắc phải như không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, tắm giặt ở nơi nước bẩn, ăn bốc, cắn móng tay, đi chân đất v.v.
- 1 vài HS phát biểu theo cảm nhận của bản thân.
- HS tự liên hệ bản thân.
+ Cần thường xuyên giữ gìn thân thể luôn sạch sẽ, ...
4. Vận dụng:
- Dặn HS thực hiện vệ sinh cá nhân thường xuyên, chú ý sử dụng tiết kiệm nước trong sinh hoạt ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng.
--------------------------------------------------------
HỦ CÔNG
Tuần 6: Xé dán hình quả cam.
I. MỤC TIÊU :
- Học sinh biết cách xé dán hình quả cam, từ hình vuông xé được hình quả cam có cuống lá và dán cân đối; có thể dùng bút màu để vẽ cuống và lá.
- Với những học sinh khéo tay cần cố gắng xé đạt yêu cầu sau:
+ Đường xé ít răng cưa, hình dán phẳng.
+ Có thể xé được thêm hình quả cam có kích thước, hình dạng, màu sắc khác.
+ Có thể kết hợp vẽ trang trí quả cam.
- Giúp các em rèn luyện đôi tay khéo léo.
- Dần hình thành lòng yêu thích môn học, chịu khó.
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
- GV : - Bài mẫu về xé dán hình quả cam.
- Giấy màu da cam, xanh lá cây, hồ,giấy nền, khăn lau tay.
- HS : Giấy nháp kẻ ô và đồ dùng học tập, vở, khăn.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC :
1. Ổn định lớp: Hát tập thể.
2. Kiểm tra: Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh (Học sinh đưa dụng cụ học tập bày lên bàn để giáo viên kiểm tra).
- Nhận xét về ý thức chuẩn bị bài của HS.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- Giáo viên cho học sinh xem tranh mẫu và hỏi :
H: Quả cam có hình gì? Màu gì? Cuống của như thế nào? Khi chín cam có màu gì? Em hãy cho biết còn có những quả gì có hình quả cam ?”
* Hoạt động 2: Hướng dẫn xé quả cam.
- Giáo viên thao tác mẫu.
a) Xé hình quả cam :
- Giáo viên lấy giấy màu cam, lật mặt sau đánh dấu vẽ hình vuông cạnh 8 ô, xé rồi lấy hình vuông ra xé 4 góc của hình vuông sau đó chỉnh sửa cho giống hình quả cam. Lật mặt màu để học sinh quan sát.
b) Xé hình lá :
Lấy giấy màu xanh xé hình chữ nhật cạnh dài 4 ô, ngắn 2 ô.
Lần lượt xé 4 góc của hình chữ nhật như đã đánh dấu, sau đó xé dần chỉnh sửa cho giống cái lá.
- Giáo viên lật mặt sau cho học sinh quan sát.
c) Xé hình cuống lá :
Lấy giấy màu xanh vẽ xé hình chữ nhật có cạnh 4x1 ô, xé đôi hình chữ nhật lấy một nửa để làm cuống.
d) Dán hình :
- Giáo viên hướng dẫn và làm mẫu.
- Bôi hồ: dán quả sau đó đến cuống và lá lên giấy nền .
- Học sinh quan sát và trả lời .
- Học sinh quan sát sau đó thực hành.
- Học sinh quan sát sau đó thực hành.
- Học sinh quan sát sau đó thực hành.
- Học sinh quan sát sau đó thực hành.
4. Củng cố :
- Gọi 2 - 3 học sinh nhắc lại quy trình xé dán quả cam.
- Cho HS làm vệ sinh lớp học.
5. Nhận xét – Dặn dò :
- Tinh thần,thái độ.
- Chuẩn bị đồ dùng.
- Chuẩn bị giấy màu và đồ dùng cho tiết sau hoàn thành sản phẩm.
---------------------------------------------------
Đạo đức
Tuần: 5
BÀI 3: GIỮ GÌN SÁCH VỞ, ĐỒ DÙNG HỌC TẬP (tiết 1)
(GDBVMT (Mức độ: liên hệ)- GDSDNLTK&HQ (Mức độ liên hệ))
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Biết được tác dụng của sách vở, đồ dùng học tập.
* GDBVMT: Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập cẩn thận, sạch đẹp là một việc làm góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, làm cho môi trường luôn sạch, đẹp.
- Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập (Yêu cầu mang tính nâng cao dành cho học sinh khá, giỏi).
- Có ý thức giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập của bản thân luôn bền đẹp.
* GDSDNLTK&HQ: Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập là tiết kiệm được tiền của, tiết kiệm được tài nguyên có liên quan đến việc sản xuất sách vở, đồ dùng học tập; tiết kiện năng lượng trong việc sản xuất sách vở, đồ dùng học tập.
II. Tài liệu và phương tiện:
1. - Giáo viên
- Vở Bài tập Đạo đức1.
- Bài hát: sách bút thân yêu ơi (Nhạc và lời: Bùi Đình Thảo).
- Bút chì màu và 1 bộ ĐDHT của học sinh.
2. Học sinh:
- HS: Sưu tầm những gương tốt về giữ gìn sách vở, đồ dùng bền đẹp
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a) Hoạt động khởi động:
- Cả lớp hát tập thể 1 bài (Sách bút thân yêu ơi).
+ H: Trong bài hát, sách vở bạn học sinh được gọi là gì ?
- Giới thiệu bài: Sách bút, và những đồ dùng học tập là những đồ vật gắn bó thân thiết với mỗi bạn học sinh trong học tập. Vậy chúng ta cần làm gì để sách vở, đồ dùng học tập được bền, đẹp ? - Các em sẽ tìm được câu trả lời qua bài đạo đức: “Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập”. - Ghi tựa bài.
b) Hoạt động 1: Tô màu và gọi tên ĐDHT.
- Giải thích yêu cầu của bài tập 1. Yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi. Sau đó mời một vài nhóm trình bày sản phẩm trước lớp.
- KL: Trong tranh có rất nhiều ĐDHT cần cho việc học tập của các em
c) Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến
- Giải thích yêu cầu bài tập 2 (Trang 11 – VBT)/ Lưu ý HS nêu rõ về:
* Tên ĐDHT,
* Công dụng (Để làm gì ?).
* Cách giữ gìn, bảo quản ĐDHT.
+ Hướng dẫn lớp nhận xét phần trình bày của bạn.
+ H: Tại sao cần phải giữ gìn ĐDHT bền, đẹp ?
- KL : Được đi học là một quyền lợi của trẻ em. Giữ gìn ĐDHT chính là giúp các em thực hiện quyền được học tập của mình..
d) Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến.
- Nêu yêu cầu BT 3 (T12 – VBT)
- Yêu cầu HS trình bày kết quả lựa chọn của mình và giải thích lý do chọn theo gợi ý sau:
+ Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì ?
+ Vì sao em cho rằng hành động của bạn đó là đúng (là sai) ?
- Hướng dẫn học sinh nhận xét sự lựa chọn của bạn.
- Giải thích: - Hành động của các bạn trong tranh 1, 2, 6 là đúng.
- Hành động của các bạn trong tranh 3, 4, 5 là sai (Vì đã xé vở gấp máy bay, lấy que tính đánh bạn, làm đổ mực ra vở).
- KL: Cần phải giữ gìn ĐDHT:
* Không làm dây bẩn, viết bậy, vẽ bậy ra sách vở.
* Không gập gáy sách vở.
* Không xé sách, xé vở.
* Không dùng thước, bút, cặp…để nghịch.
* Học xong phải cất gọn ĐDHT vào nơi quy định.
Câu hỏi dành cho HS khá, giỏi:
+ Em sẽ nói gì với bạn để khuyên bạn cùng thực hiện giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập bền đẹp ?
+ Em có biết sách vở, đồ dùng học tập được làm từ nguyên liệu gì không ?
G: Để có sách vở, các nhà máy giấy phải sản xuất ra giấy từ các nguyên liệu như tre, nứa...; phải sử dụng điện để chạy các loại máy sản xuất giấy.
Để có sách vở cho chúng ta học tập, cha mẹ phải bỏ tiền ra để mua cho chúng ta.
+ Vậy, giữ gìn sách vở-ĐDHT bền đẹp có lợi gì cho gia đình và cho môi trường thiên nhiên ? (Câu hỏi GDBVMT - GDSDNLTK&HQ).
KL: Giữ gìn sách vở-ĐDHT là tiết kiệm được tiền của, tiết kiệm được tài nguyên có liên quan đến việc sản xuất sách vở, đồ dùng học tập; tiết kiệm năng lượng trong việc sản xuất sách vở, đồ dùng học tập; góp phần bảo vệ môi trường; giúp các em thực hiện được quyền học tập của mình.
- Cả lớp hát tập thể 1 bài (Sách bút thân yêu ơi)
+ T: ...được gọi là bạn.
- HS làm việc cặp đôi: Tìm và tô màu vào các ĐDHT trong tranh ở BT 1 (trang 11). Gọi tên từng ĐDHT đã tô màu.
- Đại diện một số cặp trình bày trước lớp.
- Từng HS lần lượt giới thiệu với bạn ngồi bên về các ĐDHT của mình theo gợi ý của GV..
+ Một số HS trình bày trước lớp.
- Một vài HS trình bày trước lớp về tên đồ dùng học tập, công dụng của từng loại ĐDHT và cách giữ gìn, bảo quản đồ dùng đó.
+ T: Cần phải giữ gìn ĐDHT bền, đẹp để sử dụng được lâu, giúp cho việc học tập được thuận lợi.
+ HS tự đánh dấu (+) vào ô trống trong những tranh vẽ hành động đúng (Tranh 1, 2, 6). Sau đó, 6 HS trình bày trước lớp (mỗi HS trình bày về 1 tranh).
- 1 vài HS khá, giỏi nói lời khuyên của mình đối với bạn.
+ ....được làm từ bột giấy ...
- Một vài HS trả lời.
3. Hoạt động tiếp nối:
- Cho HS tự sửa sang lại sách, vở ĐDHT của mình để tiết Đạo đức tuần sau thi “Sách vở của ai đẹp nhất “.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập cho tiết học sau.
--------------------------------------
File đính kèm:
- Tuần 5 (đủ môn).doc