Giáo án lớp 1 Tuần 35 A

- Đọc trơn toàn bài . Đọc đúng các từ ngữ : nhanh vun vút, săn lùng, bờ biển, nhảy dù.Bước đầu biết nghỉ hơi chỗ có dấu câu .

 - Hiểu nội dung bài : Cá heo là con vật thông minh , là bạn của người .cá heo đã nhiều lần giúp người thoát nạn trên biển.

 - Trả lời câu hỏi 1 ,2 (SGK )

 Chưa đặt thành yêu cầu đánh giá kĩ năng đọc.

* BVMT: yêu quí và bảo vệ cá heo – Loài động vật có ích.

 

doc10 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1383 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1 Tuần 35 A, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết quả. - Nhận xét, sửa sai. * Bài 2 SGK/ 181: Khoanh vào số lớn nhất , số bé nhất . - 1 HS đọc yêu cầu. - HS làm việc cá nhân. 4 HS làm bảng phụ. - Nhận xét, sửa sai. * Bài 3/70 VBT: Đặt tính rồi tính . - 1 HS đọc yêu cầu. - HS làm việc cá nhân. 3 em làm bảng phụ - Nhận xét, sửa sai. GV theo dõi giúp đỡ HSY. Nghỉ giữa tiết * Bài 4/70 VBT: Giải toán - HS đọc đề toán. HS tự giải bài toán. - 3 HS làm bảng phụ. Nhận xét, sửa sai. * Bài 5/70 VBT: Nối đồng hồ với câu thích hợp . * GV chốt dạng qua các bài tập. 3.Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. - Nêu cách đặt tính. - Nhận xét tiết học D. BỔ SUNG: …………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………….. T4 MĨ THUẬT TIẾT: 35 VẼ TỰ DO SGK/ 139 TGDK: 38’/tiết A. Mục tiêu: - Biết chọn đề tài để vẽ tranh.. - Bước đầu cách vẽ hình , vẽ màu , biết cách sắp xếp hình ảnh . - Vẽ được tranh đơn giản , có nội dung và vẽ màu theo ý thích . * GDNGLL: Giới thiệu nghề làm nước mắm B. Đồ dùng dạy học: GV: Tranh, ảnh về một số đề tài. HS: bút chì, chì màu, vở tập vẽ. C. Các hoạt động day học: 1.Hoạt động 1: Bài cũ Kiểm tra đồ dùng học tập 2.Hoạt động 2: Bài mới. a.Hoạt động 2.1:GV cho HS quan sát một số tranh về nhiều đề tài: - GV giới thiệu một số tranh, ảnh để HS xem và biết các loại tranh: phong cảnh, tĩnh vật, chân dung, sinh hoạt. - Nêu lên yêu cầu của bài vẽ để HS chọn đề tài theo ý thích của mình: - Gợi ý một số đề tài. b.Hoạt động 2.2: HS thực hành vẽ: - HS tự do lựa chọn đề tài và vẽ theo ý thích. - GV theo dõi giúp đỡ HS hoàn thành bài vẽ. NGHỈ GIỮA TIẾT c.Hoạt động 2.3: Nhận xét, đánh giá: - GV giới thiệu một số bài vẽ của HS và hướng dẫn các em nhận xét. - GV yêu cầu HS tìm bài vẽ đẹp theo ý thích. d.Hoạt động 2.4: Nghề làm nước mắm ở Phan Thiết: - Thời gian : 10 phút - Cách thực hiện: - Lịch sử:Nước mắm Phan Thiết thuộc loại "lão làng" và đã có mặt ở hầu hết tại các thị trường trong nước. Nước mắm Phan Thiết đã có từ thời Phan Thiết có tên là Tổng Đức Thắng (1809). Những nhà làm nước mắm khi đó đã làm được nhiều nước mắm và bán ở Đằng Ngoài. Ðến đầu thế kỷ 20, nước mắm Phan Thiết đã có một nhãn hiệu nổi tiếng là nước mắm Liên Thành, được bán rộng rãi trong Nam ngoài Trung. Về mặt thương hiệu, từ năm 2007, tên gọi này đã được luật hoá khi Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận đăng ký bảo hộ vô thời hạn trên lãnh thổ Việt Nam để chứng nhận xuất xứ cho các loại nước mắm được chế biến theo đúng tiêu chuẩn chất lượng và An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trong địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, ngoài Việt Nam, trước đó 8 năm, từ ngày 1 tháng 6 năm 1999 một công ty tên là Kim Seng, trụ sở tại California (Mỹ) đã đăng ký thương hiệu “nước mắm nhỉ thượng hạng Phan Thiết” tại Văn phòng bản quyền sáng chế và nhãn hiệu thương mại Hoa Kỳ. Nguyên liệu: Nước mắm Phan Thiết chủ yếu được làm từ cá cơm và muối hạt. Có nhiều loại cá cơm như cá cơm sọc tiêu, cơm than, cơm đỏ, sọc phấn, phấn chì, cơm lép... nhưng ngon nhất là cá cơm than và sọc tiêu. Cá cơm, xuất hiện từ tháng tư cho đến tháng tám âm lịch, là loại cá nhỏ, con to chỉ bằng ngón tay út hay bằng chiếc đũa, nhưng phân rã thành mắm nhanh, nên thời gian thành nước mắm cũng ngắn. Tuy nhiên, nhiều nhà làm nước mắm lâu năm cho biết chất lượng còn phụ thuộc vào thời gian đánh bắt cá, nhất là cá tháng tám, con nào cũng đều béo mập thì nước mắm mới ngon và đạt độ đạm cao nhất. Cách chế biến: Chế biến trong thùng lều: - Nước mắm ủ trong thùng: Người ta dùng loại thùng gỗ hình trụ gọi là thùng lều, cao 2 - 2,5 m, đường kính 1,5 - 2 m, dung tích từ 2.5-8 m3 để muối cá. Sở dĩ người ta phải dùng loại gỗ mềm như bằng lăng, mít, bời lời để làm thùng là vì khi "niền" lại bằng dây song, chạy quanh mặt ngoài thân thùng, các mảnh gỗ được siết chặt vào nhau, không còn khe hở. Cá cơm đánh bắt về được chọn lựa kỹ, bỏ những con to hay nhỏ quá hoặc không tươi. Cá được đem vào muối không cần rửa lại vì trước khi đem lên bờ, cá đã được rửa bằng nước biển. Khi muối tỷ lệ thường dùng là 10 cá 4 muối, hay 3 cá 1 muối.  Hai thành phần đó trộn chung cho thật đều mà không để nát, gọi là chượp. Sau khi cho chượp vào đầy thùng lều thì phủ lên cá kè đã được kết lại như tấm chiếu, rải một lớp muối lên trên rồi cài vỉ tre trên mặt và xếp đá đè xuống. Sau 2-4 ngày người ta mở nút lù có cụm lọc ở đáy thùng lều tháo dịch cá chảy ra. Dịch này gọi là nước bổi, do các enzymes trong ruột cá giúp thuỷ phân phần nội tạng cá mà thành. Nước bổi có thành phần đạm, nhưng có mùi tanh, chưa ăn được, thường được lọc bỏ váng bẩn để làm nước châm vào các thùng chượp đã chín nhằm tăng độ đạm. Sau khi nước bổi rút, chượp trong thùng xẹp xuống và bắt đầu quá trình thuỷ phân chính. Tác nhân chính của quá trình này là một loại vi khuẩn kỵ khí thì cần thời gian từ 8-18 tháng thì mới thuỷ phân xong thân cá. Khi quá trình này hoàn thành, tức chượp chín, thì nước mắm hình thành trong suốt với màu từ vàng rơm tới nâu đỏ cánh gián (tuỳ theo từng mẻ cá) không còn mùi tanh mà có mùi thơm đặc trưng. Nước nhất được rút từ thùng lều được gọi là nước mắm nhỉ - hoàn toàn từ thân cá thuỷ phân mà thành. Sau khi đã rút nước nhỉ, người ta đổ nước châm vào để rút tiếp nước hai gọi là nước mắm ngang. Mỗi lần rút, độ đạm càng giảm, nên để có sản phẩm có độ đạm đồng nhất bán ra thị trường, người ta phải đấu trộn các loại nước mắm có độ đạm khác nhau. Chế biến trong lu: Đây là phương pháp làm nước mắm phổ biến ở Phan Thiết, đặc biệt là trong các cơ sở nhỏ. Cách ướp chượp, tỷ lệ cá và muối, vẫn theo cách dùng thùng lều. Điểm khác biệt là chượp ướp trong lu và lu được đậy kín phơi ngoài trời thay vì để trong nhà như thùng lều. Bằng cách này, nhiệt độ trong lu thường cao hơn, chượp mau chín hơn. Thùng lều - loại thùng dùng để làm nước mắm Phan Thiết 3.Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò - Xem lại bài D. BỔ SUNG: …………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………….. *BUỔI CHIỀU: T1 THỦ CÔNG TIẾT:35 ÔN TẬP CHỦ ĐỀ: GẤP HÌNH TGDK: 37 A. Mục tiêu: - Củng cố được kiến thức, kĩ năng gấp giấy . - Gấp được ít nhất một hình gấp đơn giản .Các nếp gấp tương đối thẳng , phẳng. - HS khéo tay: Gấp được ít nhất hai hình gấp đơn giản .Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng.Có thể gấp được thêm những hình gấp mới có tính sáng tạo. *GDNGLL: Trò chơi (10 phút). B. Đồ dùng dạy học: - GV: Các mẫu gấp của các bài đã học. - HS: Giấy màu, hồ dán, vở thủ công. C. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Bài cũ Kiểm tra đồ dùng học tập. 2. Hoạt động 2: Bài mới: a.Hoạt động 2.1: HS thực hành - GV cho HS nhắc lại quy trình gấp cái quạt, gấp cái ví, gấp mũ ca lô. - GV cho HS chọn một trong ba sản phẩm trên để gấp. - GV nêu yêu cầu của bài: phải gấp đúng quy trình, nếp gấp phải thẳng, phẳng. - HS thực hành, GV theo dõi, giúp đỡ. - Khi gấp xong mũ, GV hướng dẫn HS trang trí bên ngoài theo ý thích của các em. b.Hoạt động 2.2: Đánh giá, nhận xét GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm ( theo nhóm ), chọn một vài sản phẩm đẹp để tuyên dương. NGHỈ GIỮA TIẾT c.Hoạt động 2.3: Đi theo tín hiệu giao thông a) Mục đích, ý nghĩa: Giáo dục các em thực hiện tốt Luật Giao thông b) Cách chơi:   Chuẩn bị: Cho các em tập hợp vòng tròn quay mặt vào trong nghe phổ biến trò chơi.     Quản trò cho đơn vị quay phải hoặc trái. Hai tay của em đứng sau đưa lên hai vai em đứng trước làm thành một đoàn tàu Lệnh bằng một hồi còi Quy ước: - Tay đưa ngang (đèn xanh) - Tay đưa cao trên đầu (đèn đỏ) - Tay đưa chéo (đèn vàng) Theo quy ước trên của quản trò mà tàu đi nhanh (đèn xanh), tàu đi chậm (đèn vàng), tàu dừng (đèn đỏ). Lệnh được phát ra liên tục sẽ có em nhầm chân. c) Luật chơi: - Người bị nhầm theo qui ước là người phạm luật. 3.Hoạt động 3: : Củng cố - dặn dò . - Xem lại bài D. BỔ SUNG: …………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………….. T2 CHÍNH TẢ TIẾT:22 Ò…Ó…O. SGK/150 TGDK: 38’ A. Mục tiêu: - Nhìn sách hoặc bảng, chép lại và trình bày đúng bài Ò…ó…o trong khoảng 15 – 20 phút . - Điền đúng vần oăt hay oăc : ng hay ngh vào chỗ trống . - Bài tập 2 ,3 (SGK) . B. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết nội dung bài chính tả. C. Các hoạt động dạy học: 1.Hoạt động 1: Bài cũ - GV đọc cho HS viết lại 1 số tiếng, từ sai phổ biến của bài trước. - Nhận xét. 2.Hoạt động 2: Bài mới. a.Hoạt động 2.1: Hướng dẫn HS tập chép. - GV đọc đoạn cần viết. 2 HS đọc lại. - GV hướng dẫn HS viết đúng một số từ khó: giục, tròn xoe, nhọn hoắt, trứng cuốc… - Hướng dẫn HS viết bảng con. GV theo dõi, nhận xét. - GV cho HS viết bài vào vở chính tả. - GV cho HS tự chữa bài 1 lần nữa - GV thu vở chấm khoảng 7 đến 10 em. HS kiểm tra chéo. Nghỉ giữa tiết: Lớp hát, trò chơi - GV nhận xét bài viết và chữa lỗi sai phổ biến. b.Hoạt động 2.2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. - Điền ân hay uân vào chỗ chấm. - HS làm bảng phụ. GV theo dõi giúp đỡ HSY. - Nhận xét, sửa sai. 3.Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò - Về nhà rèn chữ viết. D. BỔ SUNG: …………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………….. T3                                          TOÁN(BS)                       LUYỆN TẬP CHUNG A.Mục tiêu: - Giúp HS củng cố về cách viết số trên tia số;biết đặt tính rồi tính;biết khoanh vào số lớn nhất, bé nhất,biết xem đồng hồ, biết giải toán có lời và biết cộng, trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 100. B.Các hoạt động dạy học: 1.Hoạt động 1: Làm bài tập SGK/181 * Bảng lớp : Bài 1: Viết số dưới mỗi vạch của tia số * Miệng: Bài5 : Nối đồng hồ với câu thích hợp    * Vở 2 : Bài 3: Đặt tính rồi tính. 35 + 40 73 – 53 88 – 6 86 -52 5 + 62 33 + 35 - 1 HS đọc yêu cầu. - HS làm việc cá nhân. 3 em làm bảng phụ - Nhận xét, sửa sai. GV theo dõi giúp đỡ HSY. Bài 4 : Toán giải Bài giải Quyển vở của Lan còn số trang là: 48 – 22 = 26 ( trang ) Đáp số : 26 trang  - HS đọc đề toán. HS tự giải bài toán. - 3 HS làm bảng phụ. Nhận xét, sửa sai            2. Hoạt động 2: Toán nâng cao Tính nhanh 72 -21 +10 41+ 13 -11 C.Củng cố - Dặn dò: - Xem lại bài

File đính kèm:

  • docTUẦN 35 A.doc
Giáo án liên quan