Tập đọc :
Tiết 37 + 38 Ngưỡng cửa
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Hiểu nội dung bài: Ngưỡng cửa thân quen với mọi người trong gia đình từ bé đến lớn.
Ngưỡng cửa là nơi từ đó đứa trẻ bắt đầu đến trường rồi đi xa hơn nữa.
2.Kĩ năng:
- HS đọc trơn cả bài, phát âm đúng các từ ngữ: ngưỡng cửa, nơi này, dắt vòng, lúc nào.
- Luyện đọc ngắt, nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ và khổ thơ.
- Ôn các vần: ăt, ăc:
- Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ăt, ăc.
3.Thái độ: Rèn khả năng tư duy cho HS.
II. Đồ dùng dạy học:
GV và HS: - Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK.
24 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1076 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 31 - Trường Tiểu học Hoa Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài.
- HS lắng nghe và nhận nhiệm vụ
Kể chuyện
Tiết 7 Dê con nghe lời mẹ
I.Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- HS nhận ra Dê con do biết nghe lời mẹ nên đã không mắc mưu Sói. Sói bị thất bại, tiu nghỉu bỏ đi. Câu chuyện khuyên ta phải biết nghe lời người lớn.
2. Kĩ năng:
- HS nghe GV kể chuyện, nhớ và kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theotranh và gợi ý dưới tranh. Sau đó, kể được toàn bộ câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học:
GV và HS: - Tranh minh họa truyện kể trong SGK.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Cho 2 HS kể chuyện: Sói và Sóc.
- GV nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. GV kể chuyện :
- GV kể chuyện 2-3 lần với giọng diễn cảm.
+ Kể lần 1 để HS biết câu chuyện.
+ Kể lần 2-3 kết hợp với từng tranh minh họa - giúp HS nhớ câu chuyện.
Chú ý: Đoạn mở đầu, giọng Dê mẹ âu yếm dặn con.
- Tiếng hát của Dê mẹ vừa trong trẻo, vừa thân mật.
- Tiếng hát của Sói khô khan không có tình cảm. Giọng ồm ồm.
- Đoạn cuối kể giọng vui vẻ đầm ấm.
2.3. Hướng dẫn HS kể từng đọan câu chuyện theo tranh.
* Tranh 1:
- Trước khi đi Dê mẹ dặn con dống chặt cửa, nếu có người lạ gọi cửa không được mở. Khi nào mẹ về hát bài hát: Các con ngoan ngoãn / Mau mở cửa ra / Mẹ đã về nhà cho các con bú các con mới được mở cửa. Dê con làm đúng theo lời mẹ dặn. Mẹ con vui vẻ gặp nhau. Dê con bú mẹ no nê. Dê mẹ lại đi kiếm cỏ.
- Gọi 2 HS kể lại bức tranh 1
- GV nhắc cả lớp chú ý lắng nghe bạn kể để nhận xét.
* Tranh 2: Sói đang làm gì ?
* Tranh 3: Vì sao Sói tiu ngỉu bỏ đi ?
* Tranh 4: Dê mẹ khen con thế nào ?
2.4. Hướng dẫn HS phân vai kể toàn truyện.
- GV tổ chức cho HS kể toàn bộ câu chuyện.
- GV cùng HS nhận xét.
2.5. Giúp cho HS hiểu ý nghĩa câu chuyện:
- GV hỏi cả lớp:
+ Các em biết vì sao Sói lại tiu nghỉu bỏ đi không ?
3. Củng cố:
- GV tổng kết, nhận xét.
4.Dặn dò:
- HS về kể lại cho gia đình nghe, chuẩn bị bài mới.
- 2 HS kể chuyện
- HS nghe và theo dõi
HS xem tranh 1 trong SGK, đọc câu hỏi dưới tranh, trả lời câu hỏi:
- Mỗi tổ cử một đại diện thi kể đoạn 1
- HS tiếp tục kể theo tranh 2, 3, 4 dựa theo câu hỏi gợi ý.
2 HS kể toàn bộ câu chuyện.
+ Vì Dê con biết nghe lời mẹ nên không mắc mưu Sói. Sói bị thất bại đành tiu nghỉu bỏ đi. Truyện khuyên ta cần biết vâng lời người lớn.
- Cho 1HS kể lại toàn bộ câu tuyện theo tranh.
- HS lắng nghe và nhận nhiệm vụ.
Thủ công
Tiết 31 Cắt dán hàng rào đơn giản ( Tiết 2 )
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh biết cách cắt các nan giấy.
2. Kĩ năng: Học sinh cắt được các nan giấy và hàng rào đơn giản.
3. Thái độ: GD học sinh yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV Mẫu nan giấy và hàng rào.
- HS : Giấy màu, giấy vở, dụng cụ thủ công.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh, nhận xét.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS dán hàng rào:
- GV ở tiết 1 các em đã kẻ và cắt được các nan tiết 2 cô hướng dẫn các em cách dán:
+ Kẻ đường kẻ chuẩn.
+ Dán 4 nan đứng: các nan cách nhau 1 ô.
+ Dán 2 nan ngang: Nan ngang thứ nhất cách đường kẻ chuẩn 1ô, nan ngang thứ hai cách đường chuẩn 4 ô.
* Hoạt động 3: Thực hành:
- GV nhắc HS khi dán hàng rào vào vở thủ công theo đúng trình tự đã hướng dẫn
- GV quan sát, giúp đỡ HS yếu hoàn thành sản phẩm, khuyến khích HS khá, giỏi dùng bút màu trang trí cảnh vật.
3. Củng cố:
- GV nhận xét tinh thần, thái độ của học sinh.
4.Dặn dò:
- Chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết sau.
- Học sinh đặt đồ dùng học tập lên bàn.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh theo dõi, ghi nhớ.
- Học sinh thực hành dán nan giấy theo hướng dẫn.
- HS lắng nghe.
- HS nhận nhiệm vụ.
Thứ sáu ngày 15 tháng 4 năm 2011
Mĩ thuật
Đ/C Khiểm soạn – dạy
Tập đọc
Tiết 41 + 42 Hai chị em
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu nội dung bài: Cậu em không cho chị chơi đồ chơi của mình. Chị giận bỏ đi học bài, cậu em thấy buồn chán vì không có người cùng chơi.
- Câu chuyện khuyên em không nên ích kỉ.
2. Kĩ năng:
- HS đọc trơn cả bài, phát âm đúng các từ ngữ: vui vẻ, một lát, hét lên, dây cót , buồn.
- Luyện đọc các đoạn văn có ghi lời nói.
- Ôn các tiếng có vần: et, oet:
- Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần trên .
3. Thái độ: Rèn khả năng tư duy cho HS.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK.
HS: - VBT.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV yêu cầu HS đọc: Kể cho bé nghe và nêu câu hỏi:
+ Em hiểu con trâu sắt trong bài là gì ?
- GV nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- GV cho HS quan sát tranh.
- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng
3.2. Hướng dẫn HS luyện đọc:
a. GV đọc mẫu lần 1:( giọng cậu em: khó chịu, đành hanh.)
b. Luyện đọc:
* Luyện đọc tiếng, từ:
- GV định hướng cho HS tìm và luyện đọc tiếng, từ.
* Luyện đọc câu:
- GV chỉ bảng cho HS đọc.
* Luyện đọc đoạn, bài:
- GV chia đoạn, bài chia làm 3 đoạn
Đoạn 1: từ đầu đến gấu bông của em.
Đoạn 2: “một lát sau... của chị ấy ”
Đoạn 3: phần còn lại
3. Ôn các vần et, oet:
a, Tìm tiếng trong bài có vần et.
- Y/c HS tìm tiếng trong bài có vần .
- Y/c HS đọc và phân tích tiếng có vần đó.
b, Tìm tiếng ngoài bài có vần et, oet:
- GV cho HS tìm tiếng từ có vần ôn theo tổ
c, Điền vần et hoặc oet:
- GV cho HS quan sát tranh trong SGK, làm bài
GV củng cố bài tiết 1, chỉ bảng cho HS đọc đảo trật tự câu
Tiết 2
- Cho HS mở SGK đọc: câu, đoạn ,cả bài
- GV theo dõi chỉnh sửa phát âm
3.4. Tìm hiểu bài đọc và Luyện nói.
a. Tìm hiểu bài đọc:
+ Cậu em làm gì khi chị đụng vào con gấu bông ?
+ Cậu em làm gì khi chị lên dây cót chiếc ô tô nhỏ ?
+ Vì sao cậu em thấy buồn khi ngồi chơi một mình ?
b, Luyện nói:
- Đề tài Em thường chơi với anh chị trò chơi gì ?
- GV theo dõi các nhóm làm việc
- GV đại diện lên trình bày
- GV cùng cả lớp nhận xét
- GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc diễn cảm
- GV gọi HS đọc bài, nhận xét ghi điểm
4. Củng cố:
- GV gọi HS đọc toàn bài, nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Về đọc lại bài. Đọc trước bài: Hồ Gươm.
- Hát , báo cáo sĩ số
- 3 HS đọc và trả lời câu hỏi
- HS quan sát , nhận xét.
- HS nghe, xác định câu (8 câu ).
Tổ 1: Tìm tiếng có : v,l
Tổ 2: Tìm tiếng có vần: ây
Tổ 3: Tìm tiếng có vần: uôm
- HS luyện đọc tiếng, từ: cá nhân, dãy cả lớp đọc đồng thanh.
- HS đọc tiếp nối 2 em đọc 1 câu.
- HS tiếp nối mỗi em đọc 1 câu.
- HS tiếp nối 2 em đọc 1 đoạn.
- HS tiếp nối đọc mỗi em một doạn.
- 4 HS đọc cả bài.
- Lớp đọc đồng thanh .
- HS thi đua tìm nhanh tiếng trong bài có vần et: hét
- HS đọc và so sánh vần ôn.
+ et: sấm xét, xét dyệt, bánh tét
+ oet: đục khoét, nhào nhoét, xoèn xoẹt
- HS quan sát tranh nêu nhận xét, làm bài vào SGK đọc kết quả, gọi 2 HS lên bảng điền - 4 HS đọc.
- HS nối tiếp nhau đọc bài: cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Lớp đọc đồng thanh
- 1 HS đọc đoạn 1 , cả lớp đọc thầm trả lời:
+ Cậu nói chị đừng động vào con gấu bông của em.
- 2 HS đọc đoạn 2:
+ Cậu nói: Chị hãy chơi đồ chơi của chị ấy. Cậu không muốn chị chơi đồ chơi của mình
- 2 HS đọc đoạn 3:.
+ Cậu em thấy buồn chán vì không có người cùng chơi. Đó là hậu quả của thói ích kỉ
- HS quan sát tranh trong SGK nói theo tranh
- HS nói trong nhóm.
- Đại diện 3 nhóm nói trước lớp
- HS lắng nghe
- HS thi đọc
- HS đọc toàn bài
- HS nghe, nhận nhiệm vụ.
Âm nhạc
Tiết 31 Học bài hát: Năm ngón tay ngoan
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS hiểu nội dung bài hát kể chuyện về 5 ngón tay: mỗi ngón tay tượng trưng cho một em bé có đức tính tốt rất đáng yêu.
2. Kĩ năng: Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca ( lời 1 ).
3. Thái độ: GD học sinh yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy – học:
GV: - thuộc bài hát.
HS: - thanh phách.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS hát bài Quả, Hòa bình cho bé, Đi tới trường.
- GV theo dõi nhận xét
2.Bài mới:
* Hoạt động 1: Dạy hát ( lời 1 )
- GV giới thiệu bài hát
- GV hát mẫu.
- GV cho HS mở SGK đọc ( lời 1)
- GV dạy hát từng câu
* Hoạt động 2: Tập vận động phụ họa:
- GV thực hiện mẫu
- GV theo dõi
3. Củng cố: GV nhận xét tiết học
4.Dặn dò: Về nhà ôn bài hát.
- 4 HS hát
- HS lắng nghe.
- HS mở vở, đọc lời ca
- HS hát theo.
- HS hát theo nhóm.
- HS quan sát
- Cả lớp vừa hát vừa vỗ tay theo phách.
- HS lắng nghe nhận nhiệm vụ
Sinh hoạt
Nhận xét tuần 31:
I. Nhận xét ưu nhược, điểm trong tuần 31:
* Ưu điểm:
- Có ý thức thực hiện các quy định về nền nếp lớp học.
- Chuyên cần của lớp đảm bảo 100%
- Thực hiện tốt 15 phút đầu giờ. Công tác tự quản của lớp đảm bảo
- Đi học đúng giờ, trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài; chữ viết của học sinh có tiến bộ rõ rệt.
- Đã học và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp.
- Có tinh thần giúp đỡ bạn cùng tiến bộ: Hường, Oanh, Lý Thắng.
* Hạn chế: Em ( Duy) cần cố gắng đọc, viết đúng tốc độ.
II. Phương hướng tuần 32:
- Duy trì tốt nền nếp học tập; chuyên cần của HS.
- Phát huy những ưu điểm trong tuần 31, khắc phục những hạn chế của tuần.
- Thực hiện tốt các kế hoạch của nhà trường đề ra.
File đính kèm:
- Tuan 31(1).doc