Tiếng Việt
Bài 8 : L H ( Mức độ tích hợp: Liên hệ )
I/ Mục tiêu :
HS đọc được l, h, lê , hè, từ và câu ứng dụng- Viết được l, h, lê, hè ( viết được ½ số dòng trong VTV tập 1)- Luyện nói từ 2- 3 câu theo chủ đề le le. Có kn lắng nghe tích cực.
II/ Đồ dùng: Bộ chữ cái thực hành Tranh quả lê, Tắm biển bảng phụ ,thẻ từ
III/ Lên lớp:
27 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1065 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 3, 4 - Trường Tiểu học Hải Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hực hành, kể chuyện
- Đồ dùng: Bảng con, VTV, tranh kể chuyện trang 35.
Củng cố dặn dò:
1/ Luyện viết:
- GV hướng dẫn cách viết qua bảng lớp
- HS quan sát viết vào bảng con.
- HS viết bài vào vở tập viết...
2/ Kể chuyện
- HDHS quan sát tranh /35
- GV kể mẫu 2 lần
- HDHS kể theo từng tranh nhỏ theo nhóm
+ Đại diện từng nhóm kể- nhận xét
+ Bình chọn nhóm kể hay nhất
- Qua câu chuyện này em hiểu được điều gì
( dành cho HSKG)
+ GV nêu ý nghĩa câu chuyện
- Về nhà đọc lại bài & kể lại câu chuyện cho ...
Toán
Tiết 15
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu:
- Biết sử dụng các từ bằng nhau, lớn hơn, bé hơn,và các dấu =, để so sánh các số trong phạm vi 5.
II/ Đồ dùng: Các Bt /25, thẻ cá, bộ số thực hành toán
III/ Lên lớp:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
Hoạt động 1:
Ôn về dấu lớn, dấu bé, dấu bằng
- Mục tiêu: Biết cách sử dụng dấu lớn, dấu bé, dấu bằng khi so sánh 2 số.
- Phương pháp: Luyện tập
- Đồ dùng: BT trên bảng phụ
1/ GV giúp HS nhắc lại cách viết dấu lớn, dấu bé, dấu bằng khi so sánh 2 số
2/ HS làm bài vào bảng con
Hãy điền dấu thích hợp vào ô trống
2 2 5 3
4 4 3 3
3 5 2 5
5 2 1 4
- Nhận xét sau mỗi kết quả
Hoạt động 2: Làm việc với SGK
- Mục tiêu: Giúp HS quan sát nhận biết được yêu cầu của bài & tự tin làm bài
- Phương pháp: Thực hành
- Đồ dùng: Bài tập 1 /tr 25
1/ HS làm việc cá nhân
- Quan sát bài tập 1,2 trong sách/tr 24
- Nêu cách làm cụ thể từng bài ( a, b, c )
- Bổ sung cách làm (GV & HS)
2/ HS tiến hành làm bài
- GV quan sát giúp đỡ những em yếu
3/ HS nêu kết quả GV chữa bài qua bảng lớp
Hoạt động 3: Thi đua nối đúng
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức về cách so sánh 2 số nối được ô trống với số đúng
- Phương pháp: Trò chơi
- Đồ dùng: BT 2, 3/tr
1/ GV chia lớp thành 2 đội mỗi đội cử 1 em lên bảng để nối, thành viên cả 2 đội nghe GV đọc & viết kết quả vào bảng con
2/ GV treo sẵn 2 bảng phụ đã ghi sẵn BT 2, 3 mỗi đội cử 1 em lên nối
kết quả :
* 1 < 2; 2 < 3 ; 4 < 5
1 < 3 ; 2 < 5 1< 5 ;
3 < 5
* 2 > 1 ; 3 > 2 ; 4 > 1;
4 > 3 3 > 1 ; 4 > 2
3/ Nhận xét kết quả chơi tuyên dương đội có số lượng bạn viết đúng nhiều nhất & người chơi nối nhanh nhất, xếp cá đúng nhiều nhất
Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học
- Hướng dẫn BT 12 về nhà.
Thứ sáu ngày 21 tháng 9 năm 2012
Tập viết ( 2tiết)
LỄ, CỌ, BỜ, HỒ, MƠ , DO, TA, THƠ
I/ Mục tiêu:
Viết đúng các chữ: lễ cọ bờ hồ, bi ve (T1) mơ do ta thơ, thợ mỏ (t2) kiểu chữ thường theo VTV1 tập 1.
II/ Đồ dùng: Bảng phụ đã viết mẫu, bảng con, VTVT1.
III/ Lên lớp: Tiết 1
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
Hoạt động 1: Quan sát
- Mục tiêu: HS đọc được các tiếng lễ, cọ, bờ h, bi ve. Biết quan sát bài mẫu.
- Phương pháp: Quan sát
- Đồ dùng: Bài viết mẫu trên bảng phụ
1/ GV giới thiệu bài, treo bảng phụ
- HD học sinh quan sát, đọc nội dung bài viết trên bảng phụ.
+ Học sinh đọc nội dung bài viết trong bảng phụ , quan sát các nét…
+ Cả lớp nhận xét, bổ sung
2/ GV nhắc lại nội dung bài viết
Hoạt động 2: Luyện tập
- Mục tiêu: HS nắm vững cách viết các chữ lễ , cọ, bờ, hồ, bi ve. Biết đặt bút đúng điểm xuất phát & vị trí dừng bút trên dòng kẻ.
- Phương pháp: Trực quan, thực hành
- Đồ dùng: Bảng phụ
1/ GV vừa phân tích vừa viết mẫu trên bảng phụ - Viết các chữ: lễ, cọ, bờ hồ, bi ve
( nói rõ sự kết hợp giữa các nét cơ bản để tạo thành chữ cái, tiếng cần viết)
2/ Gọi một số em nhắc lại quy trình viết
- HS viết bảng con
- HS nhận xét , GV chỉnh sửa
3/ HS viết bài theo mẫu trong VTV
( HS KG viết đủ số dòng)
- GV quan sát - giúp Hs yếu
Tiết 2
Hoạt động 3: Quan sát
- Mục tiêu: HS đọc được các tiếng mơ do ta thơ. Thợ mỏ. Biết quan sát bài mẫu.
- Phương pháp: Quan sát
- Đồ dùng: Bài viết mẫu trên bảng phụ
1/ GV giới thiệu bài, treo bảng phụ
- HD học sinh quan sát, đọc nội dung bài viết trên bảng phụ.
+ Học sinh đọc nội dung bài viết trong bảng phụ , quan sát các nét…
+ Cả lớp nhận xét, bổ sung
2/ GV nhắc lại nội dung bài viết
Hoạt động 4: Luyện tập
- Mục tiêu: HS nắm vững cách viết các chữ mơ, do ,ta, thơ; thợ mỏ Biết đặt bút đúng điểm xuất phát & vị trí dừng bút trên dòng kẻ.
- Phương pháp: Trực quan, thực hành
- Đồ dùng: Bảng phụ
1/ GV vừa phân tích vừa viết mẫu trên bảng phụ - Viết các chữ: mơ ,do ta, thơ, thợ mỏ
( nói rõ sự kết hợp giữa các nét cơ bản để tạo thành chữ cái, tiếng cần viết)
2/ Gọi một số em nhắc lại quy trình viết
- HS viết bảng con
- HS nhận xét , GV chỉnh sửa
3/ HS viết bài theo mẫu trong VTV
( HSKG viết đủ số dòng)
- GV quan sát - giúp Hs yếu – thu chấm
Toán
Tiết 16 : SỐ 6
I/ Mục tiêu:
- HS biết 5 thêm 1 được 6, viết được số 6; đọc, đếm dược từ 1 đến 6; so sánh các số trong phạm vi 6; biết vị trí số 6 trong dãy số từ 1 – 6
II/ Đồ dùng: Bộ đồ dùng dạy toán, tranh, thẻ nhựa...
III/ Lên lớp:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
Kiểm tra bài cũ:
- GV cho HS viết các số 1 2 3 4 5 vào bảng con ( lưu ý HS yếu) đọc xuôi ngược các số đó
- Kiểm tra vở bài tập về nhà của HS
Hoạt động 1: Giới thiệu số 6
- Mục tiêu: HS biết được 5 thêm1là 6, biết đếm xuôi ngược các số 1 2 3 4 5 6
- Phương pháp: Quan sát nhận xét
- Đồ dùng: Bộ đồ dùng học toán & các nhóm đồ vật có số lượng là 6
GV giới thiệu bài
1/ Lập số 6
- HS quan sát tranh trang 26 ( nhóm 6)
- Có 5 em thêm 1em. Hỏi có tất cả?
- HS làm việc với BTHT 5 hình tròn thêm 1 hình tròn có tất cả bao nhiêu hình tròn?...Vậy ta dùng số 6 để chỉ số lượng của mỗi nhóm
2/ Giới thiệu số 6 in & số 6 viết
- HS so sánh số 6 in với số 6 viết
3/ Nhận biết thứ tự của số 6 trong dãy số 1 2 3 4 5 6
Hoạt động 2: HS làm việc với SGK ( làm việc cá nhân)
- Mục tiêu: HS viết đúng số 6, biết so sánh số 6 với các số đã học -Phương pháp: Thực hành
- Đồ dùng: SGK,bút chì, Bt1, 2, 3/26, 27(SGK)
- HDHS thực hành viết số 6 ( bài tập 1)
- HS quan sát tranh BT2
- HDHS tập nêu yêu cầu
- giúp hs nhận ra số lượng trong mỗi bức tranh và viết số thích hợp vào ô trống.
- Gọi 3-5 em nêu kết quả - nhận xét
- HS quan sát tranh bài tập 3 ( giúp HS nêu yêu cầu bài tập theo từng cụm hình vẽ)
- HS nêu được y/c bài tập 4
- GV bổ sung
- BT4( HSKG)
- HS tự làm bài – GV gọi HS nêu kết quả HS nhận xét
- GV chỉnh sữa (nếu cần)
Hoạt động 3: Nhận biết số lượng
- Mục tiêu: Cũng cố KT về nhận biết số lượng cho HS
- Phương pháp: Trò chơi
- Đồ dùng: Bộ đồ dùng học toán
Củng cố dặn dò
- HS lấy bộ đồ dùng học toán để lên bàn
- GVHD cách chơi: GV đưa tờ bìa có vẽ chấm tròn
- HS đưa số và ngược lại
- Những em làm sai cuối buổi phải hát 1 bài
- Nhận xét trò chơi
- GV & HS hệ thống lại bài
- HD bài tập về nhà
Tự nhiên & xã hội
BẢO VỆ MẮT VÀ TAI
I/ Mục tiêu:
- HS nêu được các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt và tai . GDKn tự phục vụ và tự bảo vệ.
II/ Đồ dùng: Tranh trang 10 phóng to, SGK, VBTTNXH...
III/ Lên lớp:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
Hoạt động 1: HS làm việc với sgk
- Mục tiêu: Giúp HS nhận ra việc gì nên làm và việc gì không nên làm để bảo vệ mắt và tai
- Phương pháp: Quan sát, thảo luận nhóm đôi
- Đồ dùng: SGK/ 10
1/ GV giao nhiệm vụ:
- Hãy quan sát tranh trong SGK/tr10, một bạn đặt câu hỏi một bạn trả lời.
* Khi có ánh sáng chiếu vào mắt bạn đã lấy tay che mắt , việc làm đó đúng hay sai ? Vì sao ?
* Ta có nên làm theo bạn không ?
* Bạn ngồi đọc sách như thế đúng hay sai ? Vì sao ?
* Xem ti vi ngồi sát màn hình đúng hay sai ? Vì sao ?
- Khuyến khích HS đặt câu hỏi cho nhau để trả lời
2/ Gọi một số HS lên trả lời câu hỏi trước lớp
- GV & HS nhận xét bổ sung
3/ Liên hệ:
- Khi bị bụi bẩn vào mắt em đã làm gì để bảo vệ mắt ?
- Có nên dụi tay vào mắt không ? Vì sao ?...
Hoạt động 2: Làm việc với SGK
- Mục tiêu: HS biết việc gì nên làm và việc gì không nên làm để bảo vệ tai.
- Phương pháp: Quan sát , động não, nhóm
- Đồ dùng: tranh SGK/ tr 11
1/ HS quan sát tranh theo nhóm 6
- Gv giúp các nhóm đặt câu hỏi trả lời ( tiến hành như hoạt động 1 )
2/ Hoạt động tập thể
- Hai bạn váy tai cho nhau việc làm đó có nên không ? Vì sao ?
- Bạn gái đến bác sĩ khám tai đúng hay sai ? Vì sao ?
- Vì sao bạn gái phải lấy tay che tai ?
- Khi âm thanh nói to bên tai có lợi hay có hại ? vì sao?
- Khi bị nước vào tai ta phải làm gì ? vì sao ?
3/ Liên hệ thực tế:
- Hảy kể những việc mình đã làm khi tắm ?
- Có nên nhờ người khác ngoáy tai không ? vì sao ?
Ta nên làm theo những việc đúng để bảo vệ mắt và tai cho tốt
Hoạt động 3: Kể chuyện đã làm
- Mục tiêu: Luyện kỉ năng nói trong việc bảo vệ mắt và tai
- Phương pháp: Đàm thoại
1/ Hoạt động tập thể
- Em hãy kể những việc đã làm ở nhà để bảo vệ mắt và tai của mình ?
2/ GV khuyến khích nhiều em nói trước lớp Bổ sung nhận xét sau mỗi lần HS phát biểu
Củng cố dặn dò:
- GV & HS hệ thống lại bài
SINH HOẠT
1/ Nhận xét tình hình học tập của học sinh trong tuần qua :
- Về học tập ( tinh thần học tập, thái độ học tập, kết quả học tập )
2/ Vệ sinh trường lớp
- Học sinh đã biết giữ vệ sinh nơi công cộng chưa ?
- Đổ rác đã đúng nơi quy dịnh chưa ?
- Học sinh đã thực hiện tốt việc trực nhật trước khi vào học chưa ? đã biết hợp tác với nhóm để thực hiện tốt công việc được giao chưa ?
- Ý thức nhắc nhỡ bạn cùng tham gia như thế nào?
3/ Tinh thần đoàn kết với mọi người:
- Học sinh đối xử với học sinh, học sinh đối xử với giáo viên ?
- Phong trào đôi bạn cùng tiến đã thực sự đi vào nề nếp chưa ?
- Hiệu quả học tập như thế nào ?...
- Giáo viên hướng học sinh hoà nhập vào môi trường học tập thân thiện…Biết sống đoàn kết với mọi người , không nói tục , chửi bậy…Cư xử với mọi người trong gia đình xứng đáng là con ngoan trò giỏi…
4/ HS báo cáo những việc làm tốt trong tuần
Lần lượt từng nhóm báo cáo
5/ HS tự nhận khuyết điểm trước lớp
6/ Nhận xét tuyên dương những em đạt nhiều bông hoa điểm 10 trong tuần, những em
tinh thần xây dựng bài tốt…
Nhắc nhỡ những em còn rụt rè trong học tập, kết quả học tập chưa cao…Cần cố gắng
vươn lên để có nhiều điểm tốt như bạn .
File đính kèm:
- GIAO AN LOP 1 T3+4.doc