Tập đọc
Hoa ngọc lan
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- HS đọc trơn cả bài, phát âm đúng các từ ngữ: hoa ngọc lan, dày, lấp ló, ngan ngát, khắp.
- Luyện đọc ngắt, nghỉ hơi sau: dấu phẩy, dấu chấm.
- Hiểu các từ ngữ : lấp ló, ngan ngát.
- Nhắc lại được các chi tiết tả nụ hoa ngọc lan, hương lan. Hiểu được tình cảm yêu mến cây hoa ngọc lan của em bé.
- Gọi đúng tên các loài hoa trong ảnh ( theo yêu cầu luyện nói).
2. Kĩ năng:
- Ôn các tiếng có vần: ăm , ăp:
- Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ăm, ăp .
3. Thái độ: Rèn khả năng tư duy cho HS.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK.
HS: - SGK, VBT.
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1302 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 27 - Trường Tiểu học Hoa Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa hổ. Hiểu trí khôn, sự rthoong minh của con người khiến con người làm chủ được muôn loài.
2. Kĩ năng:
- Bước đầu biết đổi giọng để phân biệt lời của hổ, trâu, người và lời của người dẫn chuyện.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Tranh minh họa truyện kể trong SGK.
HS: - SGK.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:( Không)
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. GV kể chuyện :Trí khôn:
- GV kể chuyện 2-3 lần với giọng diễn cảm.
+ Kể lần 1 để HS biết câu chuyện.
+ Kể lần 2-3 kết hợp với từng tranh minh họa - giúp HS nhớ câu chuyện.
Chú ý: Lời người dẫn chuyện: vào chuyện với giọng chậm rãi; nhanh hơn, hồi hộp khi kể về cuộc trò chuyện giữa hổ với bác nông dân.
Lời hổ: tò mò, háo hức.
Lời Trâu : an phận, thật thà.
Lời bác nông dân điềm tĩnh khôn ngoan.
2.3. Hướng dẫn HS kể từng đọan câu chuyện theo tranh.
Tranh 1 vẽ cảnh gì ?
- Gọi 2 HS kể lại bức tranh 1
- GV nhắc cả lớp chú ý lắng nghe bạn kể để nhận xét.
Tranh 2: Hổ và trâu nói gì với nhau ?
Tranh 3: Hổ và người nói gì với nhau ?
Tranh 4: Câu chuyện kết thúc thế nào ?
2.4. Hướng dẫn HS phân vai kể toàn truyện.
- GV tổ chức cho các nhóm HS thi kể lại toàn câu chuyện.
- Kể lần 1: GV đóng vai người dẫn chuyện. Những lần sau mới giao cả vai người dẫn chuyện cho HS.
2.5. Giúp cho HS hiểu ý nghĩa truyện:
- GV hỏi cả lớp:
+ Câu chuyện này cho em biết điều gì ?
3. Củng cố:
- GV tổng kết, nhận xét.
4.Dặn dò:
- HS về kể lại cho gia đình nghe, chuẩn bị bài mới.
- HS nghe và theo dõi
HS xem tranh 1 trong SGK, đọc câu hỏi dưới tranh, trả lời câu hỏi:
- Bác nông dân đang cày. Con trâu rạp mình kéo cày. Hổ nhìn thấy vẻ mặt ngạc nhiên.
- Mỗi tổ cử một đại diện thi kể đoạn 1
- HS tiếp tục kể theo tranh 2,3,4.
- 3 HS kể toàn bộ câu chuyện
- 3 HS đống vai: Hổ, Trâu, bác nông dân.
- Mỗi nhóm 4 em đóng các vai: Hổ, Trâu bác nông dân, người dẫn chuyện.
* Câu chuyện cho biết Hổ to xác nhưng rất ngốc, không biết trí khôn là gì. Con người nhỏ bé nhưng có trí khôn. Con người thông minh, tài trí nên tuy nhỏ vẫn buộc những con vâtf to xác như Trâu phải vâng lời, Hổ phải sợ hãi.
Thủ công
Cắt dán hình vuông
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh kẻ, cắt và dán được hình vuông theo hai cách.
2. Kĩ năng:
- Học sinh biết cắt dán được hình vuông theo 2 cách.
3. Thái độ: Rèn luyện sự khéo lẽo cho đôi tay.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV Bài mẫu hình vuông dán trên giấy.
- HS : Giấy màu, giấy vở, dụng cụ thủ công
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh, nhận xét.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
- Giáo viên giới thiệu, ghi đầu bài
+ Hình vuông có mấy cạnh ?
+ Độ dài các cạnh có bằng nhau không ? Mỗi cạnh bằng bao nhiêu ô ?
Giáo viên kết luận : Hình vuông có 4 cạnh dài bằng nhau.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hành:
- Giáo viên nhắc lại 2 cách cắt hình vuông để HS nhớ lại.
a) Cách kẻ hình vuông:
- Giáo viên thao tác mẫu từng bước thong thả. Giáo viên ghim tờ giấy kẻ ô lên bảng. Lấy 1 điểm A trên mặt giấy kẻ ô, từ A đếm xuống 7 ô theo dòng kẻ được điểm D. Từ A và D đếm sang phải 7ô theo đường kẻ ta được B và C.Nối lần lượt AgB, BgC, C với D, D với A ta được hình vuông ABCD.
b) Cắt và dán hình vuông :
- Cắt theo cạnh AB, BC, CD, DA được hình vuông.
- Bôi hồ,dán cân đối.
- Cho học sinh thực hành, giáo viên quan sát.
c) Cách kẻ thứ 2 :
- Tận dụng 2 cạnh của tờ giấy làm 2 cạnh của hình vuông có độ dài cho trước, như vậy chỉ còn cắt 2 cạnh còn lại.
- Giáo viên cho học sinh thực hành kẻ,cắt hình vuông theo hai cách.
- GV theo dõi giúp đỡ HS yếu
3. Củng cố :
- GV nhận xét tinh thần,thái độ của học sinh.
4.Dặn dò:
- Chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết sau.
- Học sinh đặt đồ dùng học tập lên bàn.
- Học sinh quan sát hình vuôn mẫu và trả lời câu hỏi.
+ Hình vuông có 4 cạnh.
+ Độ dài các cạnh bằng nhau. Mỗi cạnh 7 ô
- Học sinh nghe và nhớ lại.
- Học sinh thực hành kẻ và cắt trên giấy thủ công và dán sản phẩm vào vở thủ công.
- HS nhận nhiệm vụ.
Thứ sáu ngày 18 tháng 3 năm 2011
Mĩ thuật
Đ/ C Khiểm soạn – dạy.
Tập đọc
Mưu chú sẻ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS đọc trơn cả bài, phát âm đúng các từ ngữ: chộp, hoảng lắm, tức giận, sạch sẽ.
- Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần uôn, ương .
- Hiểu các từ ngữ : chộp, lễ phép.
- Hiểu sự thông minh nhanh trí của Sẻ đã khiến chú tự cứu được mình thoát nạn.
2. Kĩ năng:
- Luyện đọc ngắt, nghỉ hơi sau: dấu phẩy, dấu chấm.
- Ôn các tiếng có vần: uôn, ương:
3. Thái độ: Rèn khả năng tư duy cho HS.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK.
HS: - VBT; SGK.
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV yêu cầu HS đọc: Ai dậy sớm và nêu câu hỏi:
+ Khi dậy sớm điều gì chờ đón em ở ngoài vườn,trên cánh đồng, trên đồi ?
- GV nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- GV cho HS quan sát tranh.
- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng
3.2. Hướng dẫn HS luyện đọc:
a. GV đọc mẫu lần 1:( giọng kể hồi hộp, căng thẳng ở 2 câu đầu; nhẹ nhàng, lễ độ ( lời của Sẻ.); thoải mái ( Mèo mắc mưu, Sẻ thoát nạn.
b. Luyện đọc:
* Luyện đọc tiếng, từ:
- GV định hướng cho HS tìm và luyện đọc tiếng, từ.
- GV đọc mẫu từ.
* Luyện đọc câu:
- GV chỉ bảng cho HS đọc.
* Luyện đọc đoạn, bài:
- GV chia đoạn: 3 đoạn: mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn
Đoạn 1: 2 câu đầu
Đoạn 2: câu nói của Sẻ
Đoạn 3: Còn lại
3.3. Ôn các vần an, at
a, Tìm tiếng trong bài có vần uôn.
- Y/c HS tìm tiếng trong bài có vần .
- Y/c HS đọc và phân tích tiếng có vần đó.
b, Tìm tiếng ngoài bài có vần uôn, ương
- GV cho HS quan sát tranh , gọi HS đọc mẫu từ
c, Nói câu chứa tiếng có vần uôn, ương
- GV cho HS quan sát tranh trong SGK, gọi HS đọc mẫu câu.
- GV tổ chức trò chơi: thi nói câu chứa tiếng có vần: uôn, ương
- GV tính điểm thi đua.
- GV củng cố bài tiết 1, chỉ bảng cho HS đọc đảo trật tự câu
Tiết 2
- Cho HS mở SGK đọc: câu, đoạn ,cả bài
- GV theo dõi chỉnh sửa phát âm
3.4. Tìm hiểu bài đọc và Luyện nói.
a. Tìm hiểu bài đọc:
+ Khi Sẻ bị Mèo chộp được, Sẻ đã nói gì với Mèo? Chọn ý trả lời đúng
+ Sẻ làm gì khi Mèo đặt nó xuống đất ?
+ Xếp các ô chữ thành câu nói đúng về chú Sẻ trong bài.
- GV đọc mẫu
- GV theo dõi, nhận xét, ghi điểm
4. Củng cố:
- GV gọi HS đọc toàn bài
5. Dặn dò:
-Về đọc bài, xem trước bài: Cái Bống.
- Hát , báo cáo sĩ số
- 3 HS đọc và trả lời câu hỏi
- HS quan sát , nhận xét.
- HS nghe, xác định câu (6 câu)
Tổ 1: Tìm tiếng có âm: l, n, ch (1, 2)
Tổ 2: Tìm tiếng có vần: ach (3): oa (4)
- HS luyện đọc tiếng, từ: cá nhân, dãy cả lớp đọc đồng thanh.
- HS đọc tiếp nối 2 em đọc 1 câu lần lượt đến hết bài.
- HS tiếp nối mỗi em đọc 1 câu.
- HS tiếp nối 2 em đọc một đoạn.
- HS tiếp nối đọc mỗi em một đoạn.
- 4 HS đọc cả bài.
- Lớp đọc đồng thanh.
- HS thi đua tìm nhanh tiếng trong bài có vần: muộn
- HS đọc, phân tích các tiếng có vần: uôn.
- HS quan sát tranh nêu nhận xét, đọc mẫu:
chuồn chuồn buồng chuối
- HS thi nói tiếng có vần uôn, ương
- HS quan sát tranh nêu nhận xét, đọc mẫu
Bé đưa cho mẹ cuộn len. Bé lắc chuông.
- HS thi nói câu theo nhóm.
+ uôn: Bạn Lan ăn bánh cuốn., ...
+ ương: Con đường thẳng tắp. , ...
- 4 HS đọc
- Lớp đọc đồng thanh
- HS nối tiếp nhau đọc bài: cá nhân, nhóm, cả lớp - Lớp đọc đồng thanh
- 2 HS đọc đoạn 1, 2 của bài và trả lời:
+ Ý a, Sao anh không rửa mặt .
- HS đọc đoạn cuối và trả lời:
+ Sẻ vụt bay đi.
+ Sẻ thông minh
- 3 HS thi đọc diễn cảm.
- HS đọc toàn bài
- HS nghe, nhận nhiệm vụ.
Âm nhạc
Tiết 27: Học hát: Hòa bình cho bé ( Tiếp theo)
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hát đúng và thuộc bài
2. Kĩ năng:
- HS biết một số động tác vận động phụ họa.
- HS được giới thiệu về cách đánh nhịp.
3. Thái độ: GD học sinh yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy – học:
GV:- Thuộc bài hát - Động tác vận động phụ họa.
HS: - Thanh phách.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS hát bài Hòa bình cho bé
- GV theo dõi nhận xét
2.Bài mới:
2.1: Ôn tập bài hát
- GV hướng dẫn ôn tập
2.2: Tập vận động phụ họa:
- GV hướng dẫn mẫu
- GV theo dõi
2.3: Biểu diễn
- GV cho HS biểu diễn
- GV cùng cả lớp nhận xét
2.4: Giới thiệu cách đánh nhịp
- GV làm mẫu đánh nhịp 2/4
3. Củng cố:
- GV nhận xét tiết học
4.Dặn dò:
- Về nhà ôn bài hát.
- 3 HS hát
- Cả lớp hát 3 lượt
- Các nhóm hát luân phiên
- Các nhóm hát nối tiếp từng câu hát
Phối hợp hát với gõ đệm
- HS tập theo GV
- HS hát kết hợp với vận động phụ họa
- HS biểu diễn trước lớp
- HS làm theo
- Cả lớp vừa hát vừa vỗ tay theo phách
Sinh hoạt
Nhận xét tuần
I. Nhận xét ưu nhược, điểm trong tuần 27:
- Có ý thức thực hiện các quy định về nề nếp
- Thực hiện tốt 15 phút đầu giờ.
- Đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào nhanh thẳng, trật tự.
- Mặc đồng phục đúng ngày quy định.
- Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Đã học bài và làm bài tập.
- Có tinh thần giúp đỡ bạn cùng tiến bộ.
+ Nhược : Duy, Nông – Thắng cần cố gắng đọc, viết đúng tốc độ.
II. Phương hướng tuần 28:
- Duy trì tốt nền nếp học tập; chuyên cần của HS.
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm còn tồn tại.
File đính kèm:
- Tuan 27(3).doc