Tập đọc
Bàn tay mẹ
A- Mục đích yêu cầu:
1. Hs đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng. Biết nghỉ hơi khi gặp dấu chấm.
2. Ôn các vần an, at; tìm được các tiếng có vần an, vần at.
3. Hiểu các từ ngữ trong bài: rám nắng, xương xương.
- Nói lại được ý nghĩ và tình cảm của bạn nhỏ khi nhìn đôi bàn tay mẹ. Hiểu tấm lòng yêu quý, biết ơn mẹ của bạn.
- Trả lời được các câu hỏi trong sgk.
B- Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài đọc.
- Bộ chữ.
80 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1191 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 26 đến 30, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước để hs quan sát:
+ Lật mặt trái của nan giấy, kẻ theo các đường kẻ để có 2 đường thẳng cách đều nhau.
+ Cắt theo các đường thẳng cách đều nhau sẽ được các nan giấy.
3. Hoạt động 3: Thực hành:
- Cho hs cắt các nan giấy theo các bước.
- Gv quan sát, giúp đỡ hs hoàn thành sp.
Hoạt động của hs:
- Hs quan sát.
- Vài hs nêu.
- Vài hs nêu.
- Hs quan sát.
- Hs tự kẻ và cắt các nan giấy.
4. Củng cố, dặn dò:
- Gv nhận xét giờ học.
- Dặn hs chuẩn bị đồ dùng cho giờ sau.
Thứ …… ngày …. tháng …. năm 2013
Toán
Bài 115: Các ngày trong tuần lễ (161)
A- Mục tiêu: Giúp hs:
- Làm quen với các đơn vị đo thời gian: ngày và tuần lễ. Nhận biết 1 tuần có 7 ngày.
- Biết gọi tên các ngày trong tuần: Chủ nhật, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy.
- Biết đọc thứ, ngày, tháng trên 1 tờ lịch bóc hằng ngày.
- Bước đầu làm quen với lịch học tập trong tuần.
B- Đồ dùng dạy học:
Một quyển lịch bóc hằng ngày và 1 bảng thời khóa biểu.
C- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv:
1. Giới thiệu các ngày trong tuần lễ:
a. Gv giới thiệu cho hs quyển lịch bóc hằng ngày, chỉ vào tờ lịch của ngày hôm nay và hỏi:
+ Hôm nay là thứ mấy?
b. Gọi hs đọc hình vẽ trong sgk.
- Một tuần có mấy ngày? Là những ngày nào?
c. Gv chỉ vào tờ lịch ngày hôm nay và hỏi: Hôm nay là ngày bào nhiêu?
2. Thực hành:
a. Bài 1: - Đọc yêu cầu.
- Yêu cầu hs tự làm bài.
- Đọc kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
b. Bài 2: - Đọc yêu cầu.
- Gv cho hs làm bài.
- Nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu hs tự kiểm tra bài.
c. Bài 3: Đọc thời khóa biểu của lớp em.
- Yêu cầu hs đọc TKB.
- Cho hs chép lại TKB vào vở.
Hoạt động của hs:
- Hs quan sát.
- Vài hs nêu.
- Vài hs đọc.
- Vài hs nêu.
- Vài hs nêu.
- 1 hs đọc.
- Hs làm bài.
- Vài hs đọc.
- Hs nêu.
- 1 hs đọc.
- Hs làm bài.
- 2 hs lên bảng làm.
- Hs nêu.
- Hs đổi chéo kiểm tra.
- 1 hs đọc yc.
- Vài hs đọc.
- Hs tự chép.
3. Củng cố, dặn dò:
- Gv nhận xét giờ học.
- Dặn hs về nhà làm bài tập.
Tập đọc
Người bạn tốt
A- Mục đích, yêu cầu:
1. Hs đọc trơn cả bài. Luyện đọc các từ ngữ: liền, sửa lại, nằm, ngượng nghịu. Biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
2. Ôn các vần uc, ut;
- Tìm được tiếng có vần uc, ut.
- Nói câu chứa tiếng chứa vần uc hoặc ut.
3.- Hiểu nội dung bài: Nụ và Hà là những người bạn tốt, luôn giúp đỡ bạn rất hồn nhiên và chân thành.
- Trả lời câu hỏi 1, 2 (SGK)
B- Các KNSCB:
- Xác định giá trị.
- Tự nhận thức về bản thân.
- Hợp tác.
- Ra quyết định.
- Phản hồi, lắng nghe tích cực.
C- Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa bài đọc.
D- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv:
I- Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng bài Mèo con đi học và trả lời các câu hỏi:
+ Mèo con kiếm cớ gì để định trốn học?
+ Vì sao Mèo con lại đồng ý đi học?
- Gv nhận xét, cho điểm.
II- Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Gv nêu.
2. Luyện đọc:
a. Gv đọc mẫu bài.
b. Hs luyện đọc:
- Luyện đọc các từ ngữ: liền, sửa lại, nằm, ngượng nghịu.
+ Cho hs ghép từ: ngượng nghịu.
- Luyện đọc các câu trong bài.
- Đọc câu dề nghị của Hà và câu trả lời của cúc.
- Tập đọc câu: Hà thấy vậy... trên lưng bạn và câu: Cúc đỏ mặt... cảm ơn Hà.
- Luyện đọc cả bài:
+ Đọc nối tiếp các đoạn trong bài.
+ Gọi hs đọc cả bài.
+ Đọc đồng thanh cả bài.
3. Ôn các vần uc, ut.
a. Tìm tiếng trong bài có vần uc, ut.
b. Nói câu chứa tiếng có vần uc, vần ut.
Tiết 2
4. Tìm hiểu bài và luyện nói:
a. Tìm hiểu bài:
- Cho hs đọc đoạn 1
+ Hà hỏi mượn bút, ai đã giúp Hà?
- Cho hs đọc đoạn 2.
+ Bạn nào giúp Cúc sửa dây đeo cặp?
- Gọi hs đọc lại bài.
+ Em hiểu thế nào là người bạn tốt?
b. Luyện nói:
- Nêu yêu cầu luyện nói: Kể về người bạn tốt của em.
- Cho hs tập kể theo cặp.
- Gọi hs kể trước lớp.
Hoạt động của hs:
- 2 hs đọc và trả lời câu hỏi.
- Vài hs đọc.
- Hs tự ghép.
- Hs đọc nt từng câu.
- Vài hs đọc.
- Vài hs đọc.
- Vài hs đọc.
- 3 hs đọc.
- Cả lớp đọc.
- 1 vài hs nêu.
- Hs các tổ thi đua nêu.
- 1 hs đọc.
- Cả lớp đọc thầm.
- 1 vài hs nêu.
- 1 hs đọc.
- Vài hs nêu.
- 1 hs đọc.
- Vài hs nêu.
- 1 hs nêu.
- Hs kể theo cặp.
- Vài hs kể trước lớp.
III. Củng cố, dặn dò:
- Cho hs đọc lại cả bài.
- Gv nhận xét giờ học.
- Dặn hs về nhà, nhìn tranh minh họa, kể lại các việc 2 bạn nhỏ đã giúp nhau như thế nào.
Thứ …… ngày …. tháng …. năm 2013
Chính tả
Mèo con đi học
I- Mục đích, yêu cầu:
- Hs chép lại đúng 6 dòng đầu bài thơ Mèo con đi học, trong khoảng 10- 12 phút.
- Điền đúng vần iên hay in và các chữ r, d hay gi vào chỗ trống.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viêt sẵn 6 dòng thơ đầu của bài Mèo con đi học.
- Bảng phụ viết
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv:
1. Giới thiệu bài: Gv nêu.
2. Hướng dẫn hs tập chép.
- Đọc bài viết.
- Tìm và viết những chữ khó trong bài
- Gv nhận xét, sửa sai.
- Gv cho hs chép bài vào vở.
- Gv đọc lại bài cho hs soát lỗi.
- Yêu cầu hs tự kiểm tra bài.
- Gv chấm bài, nhận xét.
3. Hướng dẫn hs làm bài tập.
a. Điền vần: iên hay in?
- Yêu cầu hs làm bài: (Đàn kiến đang đi. Ông đọc bảng tin.)
- Nhận xét bài làm.
- Đọc lại bài làm.
b. Điền chữ: r, d hay gi?
- Yêu cầu hs tự làm bài: (Thầy giáo dạy học. Bé nhảy dây. Đàn cá rô lội nước.)
- Nhận xét bài làm.
- Đọc lại bài làm đúng.
Hoạt động của hs:
- Vài hs đọc.
- Hs viết bảng con.
- Hs tự viết bài vào vở.
- Hs tự soát lỗi.
- Hs đổi chéo kiểm tra.
- 1 hs nêu yêu cầu.
- Hs làm bài tập.
- 2 hs lên bảng làm.
- Hs nêu.
- Vài hs đọc.
- 1 hs nêu yêu cầu.
- Hs làm bài tập.
- 3 hs lên bảng làm.
- Hs nêu.
- Vài hs đọc.
4. Củng cố, dặn dò:
- Gv nhận xét giờ học.
- Dặn hs về nhà viết lại bài cho đúng, đẹp hơn.
Toán
Bài 116: Cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100 (162)
A- Mục tiêu: Giúp hs:
- Củng cố kĩ năng làm tính cộng và tính trừ các số có 2 chữ số trong phạm vi 100.
- Rèn luyện kĩ năng làm tính nhẩm đơn giản.
- Nhận biết bước đầu về quan hệ giữa 2 phép tính cộng và trừ.
- Giải được bài toán có lời văn trong phạm vi các phép tính đã học.
- HS làm các bài tập 1 (bỏ cột 2); 2 (bỏ cột 2), 3, 4.
B- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
C- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv:
I- Kiểm tra bài cũ:
- 1 tuần lễ có mấy ngày? Là những ngày nào?
- Gv nhận xét, cho điểm.
II- Bài mới:
1. Bài 1: Tính nhẩm: (Bỏ cột 2)
- Yêu cầu hs tự làm bài.
- Nêu cách trừ nhẩm.
- Đọc kq và nhận xét.
2. Bài 2: Đặt tính rồi tính: (Bỏ cột 2)
- Cho hs tự làm bài.
3. Bài 3: Đọc đầu bài.
- Nêu tóm tắt bài toán.
- Yêu cầu hs tự giải bài toán.
Bài giải:
Số que tính hai bạn có là:
35 + 43 = 78 (que tính)
Đáp số: 78 que tính
4. Bài 4: Đọc bài toán.
- Nêu tóm tắt bài toán.
- Yêu cầu hs giải bài toán.
Bài giải:
Lan hái được số bông hoa là:
68 – 34 = 34 (bông hoa)
Đáp số: 34 bông hoa
- Cho hs nhận xét.
Hoạt động của hs:
- 2 hs nêu.
- 1 hs nêu yc.
- Hs làm bài.
- 2 hs lên bảng làm.
- 1 hs nêu
- Hs đọc và nêu.
- 1 hs đọc yêu cầu.
- Hs làm bài.
- 3 hs lên bảng làm bài.
- 1 hs đọc.
- 1 hs nêu.
- Hs tự giải bài toán.
- 1 hs đọc.
- 1 hs nêu.
- Hs tự giải bài toán.
- Hs nêu.
III- Củng cố, dặn dò:
- Gv nhận xét giờ học.
- Dặn hs về nhà làm bài tập.
Kể chuyện
Sói và Sóc
A- Mục đích, yêu cầu:
- Hs hào hứng nghe gv kể chuyện Sói và Sóc.
- Hs nhớ và kể lại được 1 đoạn câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh.
- Hs hiểu ra Sóc là con vật thông minh nên thoát khỏi tình thế nguy hiểm.
B- Các KNSCB:
- Xác định giá trị bản thân.
- Thể hiện sự tự tin.
- Lắng nghe tích cực.
- Ra quyết định.
- Thương lượng.
- Tư duy phê phán.
C- Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa truyện trong sgk.
D- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv:
I- Kiểm tra bài cũ:
- Kể chuyện Niềm vui bất ngờ.
- Nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- Gv nhận xét, cho điểm.
II- Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Gv nêu.
2. Gv kể chuyện.
- Gv kể lần 1 để hs biết câu chuyện.
- Gv kể lần 2, 3 kết hợp với tranh minh họa.
3. Hướng dẫn hs kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- Quan sát tranh 1, đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh.
- Gọi hs kể đoạn 1.
- Các tranh 2, 3, 4 thực hiện tương tự nt.
- Nhận xét phần kể chuyện của bạn.
4. Giúp hs hiểu ý nghĩa truyện.
- Sói và Sóc, ai là người thông minh? Hãy nêu 1 việc chứng tỏ sự thông minh đó.
- Gv chốt lại: Sóc là nhân vật thông minh...
Hoạt động của hs:
- 2 hs kể.
- 1 hs nêu.
- Hs lắng nghe.
- Hs nghe để nhớ câu chuyện.
- Hs tập kể theo cặp.
- Hs đại diện 3 tổ thi kể.
- Hs nêu.
- Vài hs nêu.
III. Củng cố, dặn dò:
- Gv nhận xét giờ học.
- Dặn hs về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Tập viết
Tô chữ hoa P
A- Mục đích, yêu cầu:
- Hs biết tô chữ hoa P.
- Viết các vần ưu, ươu; các từ ngữ: con cừu, ốc bươu- kiểu chữ thường, cỡ chữ theo vở TV. (Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần).
* HSKG: Viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết hết bài trong vở TV.
B- Đồ dùng dạy học: Chữ mẫu.
C- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv:
I- Kiểm tra bài cũ:
- Viết các từ: chải chuốt, cuộc thi, rét buốt, thuộc bài.
- Gv nhận xét, cho điểm.
II- Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Gv nêu.
2. Hướng dẫn tô chữ cái hoa.
- Gv cho hs quan sát chữ hoa P.
- Hướng dẫn HS tô chữ hoa P:
+ Nét 1: Đặt bút trên Đk 6, hưi lượn bút sang trái để viết nét móc ngược trái (đầu móc cong vào phía trong); dừng bút trên ĐK 2.
+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên ĐK 5 (bên trái nét móc) viết tiếp nét cong trên, cuối nét lượn vào trong, dừng bút gần ĐK 5.
- Nêu lại cách viết các nét của chữ P.
3. Hướng dẫn hs viết vần, từ ứng dụng.
- Đọc các vần, từ ứng dụng trong bài
- Nêu cách viết các vần và từ ứng dụng.
- Luyện viết trên bảng con.
- Gv nhận xét, sửa sai.
4. Hướng dẫn hs viết vở tập viết.
- Cho hs tô chữ hoa P và viết bài.
- Luyện viết các vần, từ ứng dụng.
Hoạt động của hs:
- 2 hs viết bảng.
- Hs quan sát.
- Hs quan sát.
- Vài hs nêu.
- Vài hs đọc.
- Vài hs nêu.
- Cả lớp viết.
- Hs tự viết.
III. Củng cố, dặn dò:
- Gv chấm, chữa bài cho hs.
- Gv nhận xét giờ học.
- Dặn hs về nhà viết bài.
File đính kèm:
- Tuan 26- 30.doc