Học sinh đọc trơn toàn bài, đọc đúng các tiếng có phụ âm đầu v (vở), d (dày), l (lan, là, lấp ló), n (nụ). Có âm cuối t (ngắt), các từ ngữ: ngọc lan, dày, lấp ló, ngan ngát, khắp.
Biết nghỉ hơi đúng các dấu chấm, dấu phẩy.
Ôn các vần: ăm ăp, tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ăm, ăp.
Hiểu được từ ngữ: Lấp ló, ngan ngát.
Nhắc lại các chi tiết tả hoa ngọc lan của em bé.
Gọi đúng tên các loại hoa trong ảnh.
107 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1320 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 1 Tuần 25-29, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h kỷ của Cúc, thái độ giúp đỡ hồn nhiên, chân thành của Nụ và Hà. Nụ và Hà là những người bạn tốt.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa
III. Các hoạt động dạy và học
Tiết 1
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài: Con mèo đi học
- Mèo con kiếm cớ gì để định trốn học?
- Vì sao mèo con lại đồng ý đi học?
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
- Hôm nay các em sẽ gặp 3 người bạn mới là Hà, Cúc và Nụ trong một giờ học, các em hãy nhận xét xem ai là người bạn tốt.
2. HD học sinh luyện đọc
a. GV đọc toàn bài:
- Chú ý đổi giọng đọc đoạn đối thoại
b. HS luyện đọc
- Luyện đọc tiếng, từ ngữ
- Luyện đọc câu
- Luyện đọc đoạn, bài: Đoạn 1
Đoạn 2
Luyện đọc cả bài: 3 – 4 em
3. Ôn vần uc hay ut
- Tìm tiếng trong bài có chứa vần uc, ut
- Thi nói câu chứa tiếng có vần uc, ut
- 2 em
- HS đọc cá nhân: liền, sửa lại, nằm, ngượng nghịu
- Phân tích tiếng: ngượng
ng – ương dấu nặng dưới ơ
- HS đọc nối tiếp câu cho hết bài
- Đọc nhiều lần câu đề nghị của Hà, câu trả lời của Cúc.
“Hà thấy vậy … trên lưng bạn”
và câu “Cúc đỏ mặt … cảm ơn Hà”
- Đọc theo nhóm 4: Đọc phân vai, 1 bạn dẫn chuyện, 1 bạn trong vai Nụ, 1 bạn trong vai Hà, 1 bạn trong vai Cúc
- Đọc ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy.
- Cúc, bút
- 2 em đọc câu mẫu sách giáo khoa
- Thi đọc tiếp nối
VD: Hoa cúc nở vào mùa thu
Kim phút chạy nhanh hơn kim giờ
Tiết 2
4. Tìm hiểu bài và luyện nói
a. Tím hiểu bài và luyện đọc
- Hà hỏi mượn bút, ai đã giúp Hà?
- Bạn nào giúp Cúc chữa dây đeo cặp?
- Đọc lại cả bài
- Em hiểu thế nào là người bạn tốt?
b. Luyện nói
- Đề tài: Kể về người bạn tốt của em
5. Củng cố, dặn dò
- Kể lại các việc hai bạn nhỏ đã giúp nhau như thế nào?
- 2 HS đọc đoạn 1
- 1 em nêu câu hỏi, nhiều em trả lời
- Nụ cho Hà mượn
- 2 em đọc đoạn 2
- Hà tự đến giúp Cúc sửa dây đeo cặp
- 2 – 3 em
- Là người sẵn sàng giúp đỡ bạn
- HS trao đổi theo cặp 2
- HS dựa vào tranh để kể lại
VD: Hải ốm, Hoa đến thăm và mang vở về chép giúp bạn.
___________________________________
Kể chuyện
Tiết 75: Sóc và Sói
I. Mục đích, yêu cầu
- HS hào hứng nghe giáo viên kể chuyện Sói và Sóc
- HS nhớ và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh. Sau đó phân vai kể lại toàn bộ câu chuyện.
- HS nhận ra Sóc là con vật thông minh nên đã thoát khỏi tình thế nguy hiểm.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh vẽ phóng to
- Mặt nạ Sói và Sóc
III. Các hoạt động dạy và học
A. Kiểm tra bài cũ
- Kể lại chuyện “Niềm vui bất ngờ”: 4 em
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp
2. GV kể chuyện: Sóc và Sói: 2 lần
- Lời kể thong thả, dừng lại ở các chi tiết - Sói định ăn thịt Sóc, Sóc van xin.
- Lời Sóc khi còn trong tay Sói: mềm mỏng, nhẹ nhàng
- Lời Sói thể hiện sự băn khoăn
- Lời Sóc trên cây giải thích: ôn tồn, rắn rỏi, mạnh mẽ.
3. HS kể theo từng đoạn theo tranh
- Tranh 1: HS quan sát
- Chuyện gì xảy ra khi Sóc đang truyền trên cành cây?
- Tranh 2: Sói định làm gì Sóc
- Tranh 3: Sói hỏi Sóc thế nào? Sóc đáp ra sao?
- Tranh 4: Sóc giải thích vì sao Sói buồn?
4. HS kể từng đoạn trước lớp theo các vai
ý nghĩa câu chuyện: Sóc thông minh, nhờ vậy Sóc đã thoát khỏi nanh vuốt của Sói sau khi trả lời. Sói độc ác và ngu dốt nên đã bị lừa.
5. Củng cố, dặn dò
- HS kể lại câu chuyện cho bố, mẹ, anh, chị nghe.
- HS lắng nghe
- HS kể theo nhóm 4
- Sóc rơi trúng đầu 1 lão Sói đang ngồi ngủ
- Sói định ăn thịt Sóc, Sóc đã van nài xin tha
- Vì sao bọn sóc các ngươi cứ nhảy nhót vui đùa suốt ngày, còn ta lúc nào cũng buồn bực
- Sóc nói: “ thả tôi ra đã, tôi sẽ nói”
- Anh buồn vì anh đọc ác, sự độc ác thiêu đốt tim gan anh
- Kể theo nhóm 4 em
- 3 – 4 nhóm lên kể
- 1 – 2 em kể lại cả câu chuyện
__________________________________________
Toán
Tiết 96: Phép trừ trong phạm vi 100 (trừ không nhớ)
I. Mục tiêu
- Bước đầu giúp học sinh biết đặt tính rồi làm tính trừ (không nhớ) trong phạm vi 100
(Dạng 57 – 23)
- Củng cố về cách giải toán
II. Đồ dùng dạy học
- Que tính
III. Các hoạt động dạy và học
1. Giới thiệu các làm tính trừ
( dạng 57 – 23)
- Dựa vào phép cộng không nhớ giáo viên vận dụng giới thiệu vào bài.
57 – 23 = ?
57 gồm mấy chục? Mấy đơn vị?
23 gồm mấy chục? Mấy đơn vị?
- Nêu cách đặt tính
Vậy 57 – 23 = 34
2. Luyện tập
Bài 1: Bảng con: 1 em lên bảng
- Củng cố kỹ năng trừ nhẩm: 1 em lên bảng
- Củng cố kỹ năng đặt tính
Bài 2: Đúng ghi (đ), Sai ghi (s)
- 2 em lên bảng
- HS làm vào sách
Bài 3: HS giải vào vở
- Phân tích bài toán
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết còn phải đọc bao nhiêu trang nữa ta làm thế nào?
4. Củng cố, dặn dò
- Nêu lại cách trừ nhẩm
- Về nhà xem lại bài
Gồm 5 chục 7 đơn vị
Gồm 2 chục 3 đơn vị
- Số đơn vị thẳng số đơn vị
- Số chục thẳng số chục
- Dấu trừ đặt giữa hai số
7 trừ 3 bằng 4, viết 4
5 trừ 2 bằng 3, viết 3
34
4 – 5 em nhắc lại cách trừ nhẩm
a. Tính: 85 49 98 35
64 25 72 15
b. Đặt tính rồi tính
67 – 22 56 – 16 94 – 92
42 – 42 99 – 96
a. 87 68 95
35 21 24
52 46 61
b. 57 74 88
23 11 80
87 68 95
2 – 3 em đọc đề
Tóm tắt
Có: 64 trang
Đã đọc: 24 trang
Còn phải đọc: ….. trang?
Bài giải.
Lan còn phải đọc số trang nữa là.
64 – 24 = 40 (trang)
Đáp số: 40 trang
____________________________________________________________________
Thứ sỏu ngày thỏng năm 2006
Âm nhạc
Bài hỏt: Đi tới trường
I. Mục tiờu
- HS hỏt đỳng giai điệu lời ca
- HS biết hỏt do nhạc sỹ Đức Bằng sỏng tỏc dựa trờn lời thơ trong sỏch HV lớp 1
- HS biết gừ đệm theo phỏch
II. Chuẩn bị
- Nhạc cụ, tranh minh hoạ
III. Cỏc hoạt động dạy và học
1. Hoạt động 1
a. Dạy hỏt bài: Đi tới trường
- GT bài hỏt
- GV hỏt mẫu
- GT tranh minh hoạ
b. Dạy hỏt
- GV dạy từng cõu một
2. Hoạt động 2
- Vỗ tay hoặc gừ đệm theo phỏch
- Hướng dẫn gừ đệm theo phỏch
4. Củng cố, dặn dũ
- Nhận xột giờ học
- HS hỏt đồng thanh lời ca
- HS hỏt tiếp khẩu
- Hỏt múc xớch 2 cõu một
- Từ nhà sàn xinh sắn đú
x x x x
- HS dựng thành phỏch gừ
- Hỏt theo tổ, cả lớp hỏt, cỏ nhõn
____________________________________________
Đạo đức
Chào hỏi và tạm biệt (tiết 2)
I. Mục tiêu
- Cần phải chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay.
- ý nghĩa của lời chào hỏi, tạm biệt
- Thái độ: Tôn trọng, lễ phép đối với mọi người. Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống hàng ngày. Biết đóng vai trong các tình huống.
II. Các hoạt động dạy và học
1. Khởi động: HS hát tập thể bài “Con chim vành khuyên”
Hoạt động 1: HS làm bài tập 2
- Hãy ghi lời bạn nhỏ trong tranh cần nói trong mỗi trường hợp dưới đây.
- GV chốt ý chính
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 3
- GV hướng dẫn:
- Em sẽ chào hỏi như thế nào trong các tình huống sau?
a. Em gặp người quen trong bệnh viện.
b. Em nhìn thấy bạn trong nhà hát , rạp chiếu bóng lúc đang giờ biểu diễn
- GV chốt ý
Hoạt động 3: Đóng vai theo bài tập 1
- Tranh 1 vẽ gì?
- Tranh 2 vẽ những gì?
- Khi gặp người lớn tuổi em phải làm gì?
- Khi chia tay em cần nói gì?
- Hướng dẫn đóng vai
Tranh 1
Tranh 2
Hoạt động 4: HS tự liên hệ
- Ra đường gặp người trên em đã chào hỏi chưa?
- Khách ra về em đã chào tạm biệt chưa?
- HS đọc yêu cầu của bài
- Tranh 1: Ghi chúng em chào cô ạ
- Tranh 2: Ghi còn chào tạm biệt khách
- HS đọc lại bài làm
- Lớp nhận xét, bổ xung
- Bài tập 3
- Đọc yêu cầu của bài
- Không nên hỏi một cách ồn ào
- Em có thể chào bạn bằng cách gật đầu, mỉm cười và giơ tay vẫy.
- Đại diện các nhóm lên trình bầy
- Lớp nhận xét, bổ sung
- HS thảo luận trước khi đóng vai
- Các bạn đang đi, gặp cụ già , hai bạn dừng lại đứng nghiêm chào bà.
- Các bạn đi học về, về gần tới nhà các bạn giơ tay chào tạm biệt
- Chào hỏi lễ phép
- Nói lời tạm biệt
- HS đóng vai
- Một bạn trong vai người bà, 2 bạn học sinh đi học về
- 3 bạn là học sinh cùng lớp đi học về
- Rút kinh nghiệm về cách đóng vai của các nhóm, về cách xưng hô, ứng xử, thể hiện trong mỗi tình huống.
- HS tự liên hệ và nêu
- GV khen những học sinh thực hiện tốt bài học
_____________________________________
Tự nhiên xã hội
Tiết 29: Nhận biết cây cối và con vật
I. Mục tiêu
- Giúp học sinh nhớ lại những bài kiểm tra đã học về thực vật và động vật
- Biết động vật có khả năng di chuyển, còn thực vật thì không.
- Tập so sánh, nhận ra một số điểm khác nhau (giống nhau) giữa các cây, các con vật.
- Có ý thức bảo vệ cây và các con vật có ích
II. Đồ dùng dạy học
- Hình ảnh sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy và học
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp
2. Hoạt động 1: Làm việc với các vật mẫu tranh ảnh
MT: HS ôn lại các cây và con vật đã học
- Nhận biết một số cây và con vật mới.
Cách tiến hành
Bước 1: Chia lớp thành 6 nhóm
- GV phát mỗi nhóm một tờ giấy A3
- GV hướng dẫn học sinh trình bầy trên giấy.
Bước 2: Trò chơi: Đố bạn cây gì? Con gì?
MT: Nhớ lại những điểm chính của cây và các con vật đã học.
- HS tự đặt câu hỏi
- GV treo tấm bìa có vẽ con cá (mèo), cây rau (hoa) đeo ở đằng sau lưng, học sinh phải đoán được tên con vật hoặc cây đó.
Bước 3: Cho học sinh chơi thử 2 lần
Bước 4: Cho học sinh chơi theo nhóm để nhiều em đặt câu hỏi.
4. Củng cố
- Chỉ và nói tên các lọai cây, các con vật có ích, có hại trong sách giáo khoa
- Những con vật có ích ta phải làm gì?
- Những con vật có hại ta phải làm gì?
- HS bày các hình ảnh, con vật, thực vật trên bàn.
- HS dán hình ảnh các con vật, thực vật vào đó.
- Dán lên bảng, trình bầy các con vật, các loại cây đã tìm được.
- HS tìm ra được sự giống và khác nhau giữa các con vật và cây cối
- HS phải nói được
- Đó là cây rau phải không?
- Đó là cây thân gỗ?
- Con đó có 4 chân?
- Con đó có cánh không?
- Con đó kêu meo meo?
HS tự nêu
_____________________________________
Sinh Hoạt Lớp
Nhận xét lớp
I Ưu điểm
Thực hiện tốt các nề nếp: xếp hàng ra vào lớp. truy bài trật tự. Thể dục, vệ sinh thực hiện đều đặn.
Học tập sôi nổi, hăng hái phát biểu, chuẩn bị bài tốt
Vệ sinh lớp học, cá nhân sạch đẹp.
II Tồn tại.
Một số em chưa có ý thức trong học tập
- Một số em hay quên đồ dùng, sách vở học tập….
- Một số em còn nói tự do ………………………………………………………….….
3. Tuyên dương
………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- Tuan 25-29.doc