Giáo án lớp 1 tuần 23

Đạo đức

ĐI BỘ ĐÚNG QUY ĐỊNH (Tiết 1)

I.Mục tiêu: -Học sinh hiểu được đi bộ đúng quy định là đi trên vĩa hè,theo đèn tín hiệu giao thông (đèn xanh), đi theo vạch sơn quy định; ở những đường giao thông khác thì đi sát lề đường phía tay phải.

 -Đi bộ đúng quy định là đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác, không gây cản trở việc đi lại của mọi người.

 -Có thái độ tôn trọng quy định về đi bộ theo luật định và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.

 -Học sinh thực hiện việc đi bộ đúng quy định trong cuộc sống hàng ngày.

II.Chuẩn bị: Tranh minh hoạ phóng to theo nội dung bài.

 -Bìa các tông vẽ đèn tín hiệu màu xanh, màu đỏ.

 -Mô hình đèn tín hiệu giao thông (đỏ, vàng, xanh) vạch dành cho người đi bộ

 

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1545 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1.Ổn Định : + Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập 2.Kiểm tra bài cũ : + Sửa bài 3/21 / Vở Bài tập : Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại bài toán. Gọi 2 em lên bảng. 1 em ghi tóm tắt bài toán, 1 em trình bày bài giải. + Học sinh nhận xét, sửa sai chung. + Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1 :Luyện tập thực hành Mt :Rèn kỹ năng cộng trừ nhẩm, so sánh các số trong phạm vi 20 .Vẽ Đoạn thẳng có độ dài cho trước. Giải bài toán có lời văn có nội dung hình học - Giáo viên cho học sinh mở SGK Bài 1 : -Khuyến khích học sinh tính nhẩm -Khi sửa bài nên cho học sinh đọc các phép tính và kết quả tính . Chẳng hạn : 11 + 4 + 2 = 17 đọc là : mười một cộng bốn bằng mười lăm, mười lăm cộng hai bằng mười bảy Bài 2 : -Yêu cầu học sinh nêu nhiệm vụ phải làm Bài 3 : -Khi chữa bài có thể cho học sinh đổi vở cho nhau để kiểm tra độ dài đoạn thẳng, vẽ được có đúng bằng 4 cm không ? Bài 4 : -Vì bài toán được tóm tắt bằng hình vẽ, nên theo hình vẽ của SGK thì độ dài đoạn thẳng AC bằng tổng độ dài của đoạn thẳng AB và BC . Đọc đó có bài giải như sau : Bài giải : Độ dài đoạn thẳng AC là : 3 + 6 = 9 ( cm ) Đáp số : 9 cm -Học sinh mở sách -Học sinh nêu yêu cầu : “ Tính “. Học sinh tự làm bài. -1 học sinh lên bảng chữa bài . -Học sinh tự nêu nhiệm vụ (đọc “ lệnh “)rồi làm và chữa bài -Khi chữa bài học sinh khoanh vào 18 10 a) Số lớn nhất b) Số bé nhất -Học sinh tự nêu nhiệm vụ phải làm rồi tự làm - 1 em lên bảng chữa bài -Cho học sinh tự làm bài và chữa bài 4.Củng cố dặn dò : - Nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh ngoan - Xem lại bài học . Làm bài tập vở Bài tập toán - Chuẩn bị bài : Các số tròn chục 5. Rút kinh nghiệm : ============================= NGLL Chủ đề: Mừng Đảng – Mừng xuân TÊN HOẠT ĐỘNG: TÌM HIỂU VÀ GIỮ GÌN TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ DÂN TỘC I. YÊU CẦU GIÁO DỤC: 1. Về nhận thức: Hs nắm được một số truyền thống của dân tộc ở địa phương nơi các em đang sinh sống. 2. Về thái độ, tình cảm: Biết được trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn truyền thống văn hoá của dân tộc. 3. Về kĩ năng hành vi: Thực hiện tốt việc giữ gìn truyền thống văn hoá dân tộc. II. NỘI DUNG- HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 1. Nội dung: -Vài nét về truyền thống văn hoá của dân tộc. - Một số câu hỏi về giữ gìn truyền thống văn hoá dân tộc. 2. Hình thức: - Trao đổi, thảo luận. III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: 1. Phương tiện hoạt động: a. Giáo viên: -Một vài nội dung về truyền thống văn hoá dân tộc. - Một số câu hỏi để thảo luận: Trên đất nước Việt Nam có bao nhiêu dân tộc anh em? Ở địa phương em đang ở có những dân tộc nào sinh sống? Dân tộc tại chỗ ở địa phương em là dân tộc nào? Nghề truyền thống của dân tộc ở địa phương là nghề gì? b. Học sinh: -Một số tiết mục văn nghệ về Đảng và mùa xuân. 2. Tổ chức: - Gv thông báo cho cả lớp về nội dung và hình thức hoạt động. IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: 1. Khởi động: Cả lớp cùng hát bài hát “ Bầu trời xanh” a. Tuyên bố lí do: Các em thân mến! Đất nước chúng ta vốn có truyền thôùng tốt đẹp. Chúng ta cần phát huy và giữ gìn những truyền thống tốt đẹp đó. Đó chính là lí do của buổi sinh hoạt hôm nay. b. Giới thiệu chương trình hoạt động: - Nghe giới thiệu. - Thảo luận. - Văn nghệ. 2. Các hoạt động: a. Hoạt động 1: nghe giới thiệu. - Gv giới thiệu những truyền thống và bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. b. Hoạt động 2: Thảo luận. -Gv lần lượt nêu câu hỏi thảo luận. -Hs vận dụng những kiến thức vừa được nghe để trả lời câu hỏi. - Cả lớp bổ sung. c. Hoạt động 3: văn nghệ. - Lần lượt hs lên biểu diễn các tiết mục văn nghệ đã chuẩ bị - Tuyên dương những tiết mục văn nghệ tốt. V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: Nhận xét kết quả hoạt động và dặn chuẩ bị cho chủ điểm tháng sau. ================================== Thứ sáu ngày 21 tháng 02 năm 2014 Tiếng Việt Vần: UM, UP, UÔM, UOOP (t1+2) ============== Toán CÁC SỐ TRÒN CHỤC I. MỤC TIÊU : + Bước đầu giúp học sinh : -Nhận biết về số lượng, đọc viết các số tròn chục ( từ 10 đến 90 ) -Biết so sánh các số tròn chục II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : + 9 bó que tính mỗi bó có 1 chục que tính III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1.Ổn Định : + Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập 2.Kiểm tra bài cũ : + Sửa bài 3/22/ Vở Bài tập .2 em lên bảng vẽ hình và ghi số đo trên mỗi hình : a) b) A A 4 cm B 3 cm C 5 cm 3 cm 4 cm B C +Giáo viên kiểm tra đúng sai + Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1 :Giới thiệu các số tròn chục Mt :Học sinh nhận biết số tròn chục từ 10 đến 90 1. Giới thiệu số tròn chục : - Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy 1 bó ( 1 chục ) que tính và nói :” có 1 chục que tính “ -Giáo viên hỏi : 1 chục còn gọi là bao nhiêu ? -Giáo viên viết : 10 lên bảng -Giáo viên hướng dẫn học sinh nói : “Có 2 chục que tính “ - 2 chục còn gọi là bao nhiêu ? -Giáo viên viết 20 lên bảng - 3 chục còn gọi là bao nhiêu ? -Giáo viên viết 30 lên bảng -Cho học sinh quan sát hình trong SGK để nêu được -Giáo viên hướng dẫn học sinh lần lượt tương tự như trên đến 90 Hoạt Động 2 : Mt : biết thứ tự các số tròn chục, so sánh các số trìon chục -Giáo viên hướng dẫn học sinh đếm theo chục từ 1 chục đến 9 chục và đọc theo thứ tự ngược lại -Yêu cầu học sinh đọc các tròn chục theo thứ tự từ 10 đến 90 và ngược lại -Giáo viên giới thiệu : Các số tròn chục từ 10 đến 90 là những số có 2 chữ số . Chẳng hạn : 30 có 2 chữ số là 3 và 0 Hoạt Động 3 : Thực hành Mt: Học sinh thực hành làm tính : đọc số , viết số , so sánh số Bài 1 : Hướng dẫn học sinh nêu cách làm bài rồi làm bài và chữa bài trên bảng lớp -Giáo viên cho học sinh chữa bài trên bảng lớp Bài 2 : Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét dãy số tròn chục theo thứ tự từ bé đến lớn ( a) và thứ tự lớn đến bé (b) Bài 3 : So sánh các số tròn chục -Giáo viên lưu ý các trường hợp 40 60 80 > 40 60 < 90 -Học sinh lấy 1 bó que tính và nói có 1 chục que tính -10 ( mười ) - 20 ( hai mươi ) - Học sinh tiếp tục lấy 3 bó que tính rồi nói có 3 chục que tính - ( ba mươi ) 30 - Gọi học sinh đọc lại ba mươi -Có 4 bó chụ que tính; 4 chục còn gọi là bốn mươi. Bốn mươi được viết số 4 trước số 0 sau ,đọc là bốn mươi -Cá nhân - đt -10 em đọc – đt -Học sinh nêu yêu cầu bài 1: Viết (theo mẫu) đọc số ,viết số -Học sinh nêu yêu cầu : Viết số tròn chục thích hợp vào ô trống -gọi vài học sinh đọc lại bài làm của mình (kết hợp giữa đọc số và viết số ) -Học sinh nêu yêu cầu :Điền dấu , =vào chổ trống -cho học sinh tự làm bài -3 em lên bảng chữa bài 4.Củng cố dặn dò : - Nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh hoạt động tốt - Dặn học sinh tập viết số , đọc số . Làm bài tập ở vở Bài tập - Chuẩn bị bài hôm sau : Luyện tập 5. Rút kinh nghiệm : ==================== BÀI THỂ DỤC Trò chơi: “Nhảy đúng nhảy nhanh” I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh - Biết cách thực hiện năm động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình, bụng của bài thể dục phát triển chung. - Bước đầu biết cách thực hiện đ.tác phối hợp của bài TD phát triển chung. - Biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi: “ Nhảy đúng nhảy nhanh” II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: Địa điểm : Sân trường , 1 còi . tranh thể dục III. Nội dung và phương pháp lên lớp. NỌI DUNG PHƯƠNG PHAP TỔ CHỨC A.Phần mở đầu: +GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số sức khỏe học sinh. Từ HKII GV để cán sự tập hợp lớp. Trước đó GV chỉ đạo giúp đỡ . +Phổ biến nội dung yêu cầu giờ học ngắn gọn, dể hiểu cho hs nắm. +Khởi động: -Xoay cổ tay, chân, hông, gối …… -Chạy nhẹ nhàng về trước. (2 x 6 m) B.Phần cơ bản. 1/ Bài thể dục phát triển chung: a. Ôn phối hợp 5 động tác Mỗi động tác HS thực hiện 1 x 8 nhịp - GV nêu tên động tác, và làm mẫu cho hs xem, HS tập theo giáo viên. b. Học động tác phối hợp (2 x 8 nhịp) - Nhịp 1: Bước chân trái ra trước, khụy gối,hai tay chống hông,thân người thẳng,mắt nhìn phía trước - Nhịp 2: Rút chân trái về,đồng thời cúi người,chân thẳng,hai bàn tay hướng vào 2 bàn chân,mắt nhìn theo tay. - Nghịp 3: Đứng thẳng hai tay dang ngang,bàn tay ngửa,mặt hướng phía trước - Nhịp 4: Về TTCB - Nhịp 5,6,7,8 : như trên nhưng ở nhịp 5 bước chân phải ra trước + HS luyện tập theo tổ đt phối hợp. GV quan sát từng tổ kết hợp sửa chữa cho HS - HS trình diễn theo từng tổ. GV và HS cùng theo dõi để nhận xét * Ôn 6 động tác thể dục đã học Mỗi động tác thực hiện 2x8 nhịp Nhận xét c. Trò chơi: “Nhảy đúng,nhảy nhanh -GV nêu tên trò chơi, luật chơi, các trường hợp phạm qui cho hs nắm, có thể gọi 1 – 2 em thị phạm mẫu, nhẫn xét. Sau đó tổ chức cho các em tham gia trò chơi. C.Phần kết thúc. -Thả lỏng: HS đi thường theo nhịp và hát -GV cùng HS hệ thống bài. -Nhận xét: Nêu ưu – khuyết điểm tiết học. -Dặn dò HS: Về nhà ôn lại các động tác đã học * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * TỔ 1 TỔ 2 * * * * * * * * * * TỔ 3 * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * =============== SINH HOẠT LỚP I. Mục tiêu: - Học sinh thấy được ưu, khuyết điểm của mình trong tuần. - Học sinh biết sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm vươn lên trong học tập. - GD HS ngoan ngoãn, lễ phép, chăm chỉ học tập. II. Nội dung sinh hoạt: 1. Kiểm điểm nề nếp trong tuần. - Các tổ trưởng nhận xét tình hình chung của tổ về các mặt qua sổ theo dõi. + Đồ dùng học tập. + Nề nếp học tập trong giờ. + Nề nếp tự quản. + Nề nếp thể dục vệ sinh. + Ý thức giữ gìn của công. + Đồ dùng học tập. - GV đánh giá, nhận xét tình hình của lớp. + Tuyên dương, khen ngợi những tập thể, cá nhân có cố gắng trong tuần. + Nhắc nhở động viên những học sinh chậm tiến bộ. 2. Phương hướng tuần 24: - Thực hiện tốt các nội quy quy định. - Khắc phục những nhược điểm trong tuần, phát huy ưu điểm vươn lên trong học tập. 3. Sinh hoạt văn nghệ: - Các tổ thi đua biểu diễn các tiết mục văn nghệ. - GV nhận xét giờ sinh hoạt, dặn học sinh chuẩn bị tốt việc học tập cho tuần 24.

File đính kèm:

  • docGA 1 tuan 23 Thai hong.doc
Giáo án liên quan