Học vần
BÀI 77 : ăc âc
I. Mục tiêu:
- HS đọc được : ăc, âc, mắc áo, quả gấc ; từ và câu ứng dụng.( HS khá, giỏi biết đọc trơn, bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh hoạ trongSGK).
- Viết được : ăc, âc, mắc áo, quả gấc ( HS tối thiểu viết được 1/2 số dòng quy định trong vở tập viết 1, tập 1. HS khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định.)
- Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề: Ruộng bậc thang.
- HS khuyết tật: em Ánh viết đúng chiều cao của các con chữ cao 2 dòng ly, em Anh đọc và viết được vần ăc, âc.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ ( hoặc các mẫu vật) các từ khoá: mắc áo, quả gấc.
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng; phần luyện nói: Ruộng bậc thang.
- Sách Tiếng Việt 1, tập một, vở tập viết 1, tập một.
- Vở BTTV1, tập một.
101 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 922 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 19 đến 25, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yếu
1. KTBC: 2 HS lên bảng làm lại bài tập 2.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Ghi tên bài lên bảng.
b) Giảng bài:
GV tổ chức hướng dẫn cho HS làm lần lượt từng bài tập
Bài 1: - HS nêu yêu cầu của bài.
- HS tự làm bài vào vở.
- 3 HS lên bảng làm và nêu rõ cách đặt tính, cách tính.
Bài 2: - 2 HS nêu yêu cầu của bài.
a) GV hướng dẫn các em nhận xét các phép tính để nhận ra tính chất giáo hoán của phép cộng.
b) Khuyến khích HS khá, giỏi làm. Lưu ý các em viết kết quả phải kèm theo cm.
- HS nêu miệng kết quả.
Bài 3: - HS đọc bài toán (2 em).
- HS thảo luận nhóm để tìm ra cách tóm tắt và cách giải.
- HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng chữa bài.
Bài 4: - GV tổ chức thành trò chơi: “Nối đúng, nối nhanh”.
- GV phổ biến luật chơi, HS cử đại diện thi tài.
- GV cùng HS nhận xét, tính điểm thi đua.
3. Củng cố - dặn dò: - HS nêu lại cách cộng các số tròn chục.
- GV nhận xét giờ học, khen những em có ý thức học tốt.
Thể dục ( tiết 24)
Bài thể dục. đội hình đội ngũ
I. Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện năm động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình, bụng, toàn thân của bài thể dục phát triển chung.
- Bước đầu biết cách thực hiện động tác điều hoà của bài thể dục phát triển chung.
- Biết cách điểm số đúng hàng dọc theo tổ và lớp.
II. Địa điểm, phương tiện:- Trên sân trường, còi, dọn VS nơi tập
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
1. Phần mở đầu :
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, y/c giờ học: 1- 2 phút
- Đứng tại chỗ , vỗ tay và hát: 1 - 2 phút
* Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp: 1 - 2 phút
- Chạy nhẹ theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên 50 - 60m
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu
- Chơi trò chơi do HS thích
2. Phần cơ bản :
* Học động tác điều hoà: 3 - 4 lần, 2 x 4 nhịp
- GV nêu tên động tác, làm mẫu, giải thích động tác cho HS tập bắt chước
- Sau mỗi lần tập GV nhận xét uốn nắn sửa sai cho HS. Lần 3 - 4 cán sự hô nhịp, một số HS tập tốt lên làm mẫu.
+ Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang rộng bằng vai, đồng thời đưa 2 tay ra trước, bàn tay sấp. Lắc hai bàn tay.
+ Nhịp 2: Đưa hai tay dang ngang, bàn tay sấp. Lắc hai bàn tay
+ Nhịp 3: Đưa hai tay về trước , bàn tay sấp. Lắc hai bàn tay.
+ Nhịp 4: Về TTCB
+ Nhịp 5, 6, 7, 8 như trên nhưng ở nhịp 5 bước chân phải sang ngang.
- Ôn toàn bộ bài TD đã học: 1 - 2 lần, mỗi động tác 2 x 8 nhịp
(GV vừa làm mẫu, vừa hô nhịp cho HS tập theo)
*Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số hàng dọc theo tổ: 2 lần ( lần 1 GV điều khiển, lần 2 giúp cán sự điều khiển.
* Trò chơi “Nhảy đúng, nhảy nhanh”: 3 - 4 phút
3. Phần kết thúc :
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát
- Đi thường theo nhịp 2 hàng dọc và hát
- HS chơi trò chơi hồi tĩnh
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương HS. Giao BT về nhà cho HS
Thứ sáu ngày 27 tháng 2 năm 2009
Tập viết
Tập viết tiết 20: hoà bình, hí hoáy,...
I. Mục tiêu:
- Viết đúng các chữ: hoà bình, hí hoáy,.... kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở tập viết 1, tập một.
- HS viết đẹp, đúng mẫu, cỡ chữ, đúng khoảng cách ( HS khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở tập viết 1,tập một
- HS khuyết tật: em ánh viết đúng chiều cao của các con chữ cao 2 dòng ly, em Anh đọc và viết được một vài chữ trong bài.
II.Chuẩn bị:
- GV: chữ viết mẫu.
- HS: Bảng, phấn, vở viết, chì.
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới:
- Một HS đọc toàn bài viết.
? Bài viết yêu cầu mấy dòng? Là những dòng nào?
- GV hướng dẫn HS viết: hoà bình.
+ GV vừa viết vừa hướng dẫn.
+ HS nêu độ cao của các con chữ, khoảng cách giữa các chữ con chữ, giữa các tiếng trong từ.
+ HS viết bảng con: hoà bình.
+ GV nhận xét, chỉnh sửa chữ viết cho HS.
- Tiến hành tương tự với: hí hoáy,...
- HS viết bài trong vở tập viết.
GV nhắc nhở, yêu cầu HS ngồi viết đúng tư thế.
- GV chấm và nhận xét 1 số bài viết của HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những em viết chữ đẹp.
- Dặn HS học lại bài, tự luyện viết thêm ở nhà
Tập viết
Tập viết tiết 21: tàu thuỷ, giấy pơ-luya....
I. Mục tiêu:
- Viết đúng các chữ: tàu thuỷ, giấy pơ-luya..... kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở tập viết 1, tập một.
- HS viết đẹp, đúng mẫu, cỡ chữ, đúng khoảng cách ( HS khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở tập viết 1,tập một
- HS khuyết tật: em ánh viết đúng chiều cao của các con chữ cao 2 dòng ly, em Anh đọc và viết được một vài chữ trong bài.
II.Chuẩn bị:
- GV: chữ viết mẫu.
- HS: Bảng, phấn, vở viết, chì.
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới:
- Một HS đọc toàn bài viết.
? Bài viết yêu cầu mấy dòng? Là những dòng nào?
- GV hướng dẫn HS viết: tàu thuỷ
+ GV vừa viết vừa hướng dẫn.
+ HS nêu độ cao của các con chữ, khoảng cách giữa các chữ con chữ, giữa các tiếng trong từ.
+ HS viết bảng con: tàu thuỷ.
+ GV nhận xét, chỉnh sửa chữ viết cho HS.
- Tiến hành tương tự với: giấy pơ-luya,...
- HS viết bài trong vở tập viết.
GV nhắc nhở, yêu cầu HS ngồi viết đúng tư thế.
- GV chấm và nhận xét 1 số bài viết của HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những em viết chữ đẹp.
- Dặn HS học lại bài, tự luyện viết thêm ở nhà.
Toán ( tiết 96)
trừ các số tròn chục
I. Mục tiêu:
- Biết đặt tính, làm tính, trừ nhẩm các số tròn chục.
- Biết giải toán có phép cộng.
II. Đồ dùng dạy- học: GV, HS: Bộ đồ dùng học toán
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. KTBC: 2 HS lên bảng làm lại bài tập 2.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Ghi tên bài lên bảng.
b) Giảng bài:
** Giới thiệu cách trừ các số tròn chục (theo cột dọc)
Bước 1: Hướng dẫn HS thao tác trên que tính
- HS lấy ra 50 que tính ( 5 bó chục) để nhận biết được 50 có 5 chục và 0 đơn vị
( viết 5 ở cột chục, viết 0 ở cột đơn vị ).
- HS tách ra 20 que tính ( 2 bó chục ) để nhận ra 20 gồm 2 chục và 0 đơn vị (viết 2 ở cột chục, viết 0 ở cột đơn vị ).
- Số que tính còn lại gồm 3 bó chục và 0 que tính rời ( viết 3 ở cột chục, viết 0 ở cột đơn vị ).
Bước 2: Hướng dẫn kĩ thuật làm tính
+ Đặt tính: Viết 50 rồi viết 30 sao cho chục thẳng với cột chục, 50 đơn vị thẳng cột với đơn vị , 20 viết dấu trừ ở giữa hai số, viết dấu gạch ngang dưới số thứ hai. + Tính: Từ phải sang trái : 50 0 trừ 0 bằng 0, viết 0
20 5 trừ 2 bằng 3, viết 3
30 Vậy 50 - 20 = 30
GV gọi một số HS nêu lại cách trừ
** Thực hành
Bài 1: - HS tự làm bài rồi chữa bài .Khi làm xọng các em đổi chéo vở để kiểm tra
- HS đọc kết quả bài làm.
Bài 2: - HS nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS cách trừ nhẩm một số tròn chục với một số tròn chục
Vd: 50 - 30 = ? Ta nhẩm: 5 chục trừ 3 chục bằng 2 chục. Vậy 50 - 30 = 20
Bài 3: - HS tự đọc đề toán.
- HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng chữa bài.
- Dưới lớp nhận xét bài trên bảng và nêu câu lời giải khác.
Bài 4: Khuyến khích HS khá, giỏi làm
- HS làm vào bảng con, mỗi nhóm 1 phép tính.
- HS nêu rõ cách làm từng phép tính.
3. Củng cố - dặn dò: - HS nêu lại cách trừ các số tròn chục.
- GV nhận xét giờ học , khen những em có ý thức học tốt
Thủ công( tiết 24 + 25)
cắt, dán hình chữ nhật
I. Mục tiêu:
- Biết cách kẻ, cắt, dán hình chữ nhật.
- Kẻ, cắt, dán được hình chữ nhật. Có thể kẻ, cắt được hình chữ nhật theo cách đơn giản. Đường dán tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng.
- Với HS khéo tay: kẻ và cắt, dán được hình chữ nhật theo hai cách. Đường cắt thẳng, hình dán phẳng. Có thể kẻ, cắt được thêm hình chữ nhật có kích thước khác.
II. Đồ dùng dạy học: - GV: Hình chữ nhật mẫu bằng giấy màu dán trên nền tờ giấy màu trắng kẻ ô. Tờ giấy kẻ ô có kích thước lớn.
- HS: Giấy màu có kẻ ô, một tờ giấy vở HS có kẻ ô, bút chì , thước kẻ, kéo, hồ dán, vở thủ công.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
1. KTBC: GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
2. Các hoạt động:
* HĐ1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- GV hướng dẫn HS quan sát hình chữ nhật mẫu. GV gợi ý bằng các câu hỏi:
+ Hình chữ nhật có mấy cạnh?
+ Độ dài các cạnh như thế nào?
* HĐ2: GV hướng dẫn mẫu.
* GV hướng dẫn cách kẻ hình chữ nhật ở giữa tờ giấy.
- GV hỏi: Để kẻ hình chữ nhật ta phải làm thế nào?
- GV thao tác mẫu từng bước thong thả, yêu cầu HS quan sát:
+ GV gim tờ giấy kẻ ô lên bảng.
+ Lấy 1 điểm A trên mặt giấy kẻ ô. Từ điểm A đếm xuống dưới 5 ô theo đường kẻ ta được điểm B và C.
+ Từ A và D đếm sang phải 7 ôtheo đường kẻ ta được điểm B và C.
+ Nối lần lượt các điểm A đ B; B đ C; C đ D; D đ A, ta được hình chữ nhật ABCD.
* GV hướng dẫn cắt rời hình chữ nhật và dán:
+ Cắt theo cạnh AB, BC, CD, DA được hình chữ nhật.
+ Bôi một lớp hồ mỏng, dán cân đối, phẳng.
- GV thao tác mẫu từng bước cắt và dán để HS quan sát
- GV cho HS kẻ, cắt hình chữ nhật trên giấy vở HS có kẻ ô
* GV hướng dẫn cách kẻ hình chữ nhật ở góc tờ giấy.
- GV chỉ ra cho HS thấy còn có cách kẻ hình chữ nhật khác nữa là kẻ hình chữ nhật ở góc tờ giấy.
- GV hướng dẫn HS cách kẻ.
- GV hướng dẫn cách cắt: chỉ cần cắt 2 cạnh ta sẽ được hình chữ nhật.
- GV cho HS kẻ, cắt hình chữ nhật trên giấy vở HS có kẻ ô
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét chung tiết học, khen những học sinh có ý thức học tốt.
- Dặn dò chuẩn bị cho tiết sau: 1 tờ giấy màu, vở thủ công để giờ sau thực hành.
Tiết 2
( Dạy tuần 25)
1. KTBC: GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
2. Các hoạt động:
* HĐ1: HS thực hành.
- GV nhắc lại cách kẻ hình chữ nhật theo 2 cách.
- HS thực hành gấp kẻ, cắt, dán hình chữ nhật theo hai cách sau đó dán sản phẩm vào vở thủ công.
Trong khi HS thực hành, GV quan sát và hướng dẫn những HS còn lúng túng.
* HĐ2: Trưng bày sản phẩm
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm, chọn sản phẩm đẹp ra trưng bày trước lớp.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét chung tiết học, khen những học sinh có sản phẩm đẹp.
- Dặn dò chuẩn bị cho tiết sau: 1 tờ giấy vở HS có kẻ ô, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán để học bài: cắt, dán hình vuông.
File đính kèm:
- giao an buoi 1 tuan 1924.doc