Giáo án lớp 1 buổi sáng, chiều tuần 25

Tập đọc

BÀI: TRƯỜNG EM

I. Mục tiêu:

- Đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ ngữ :cô giáo, dạy em, điều hay, mái trường

- Hiểu nội dung bài: Ngôi trường là nơi gắn bó , thân thiết với bạn học sinh

- Rèn cho HS đọc trơn và trả lời câu hỏi trong bài :Trường em thành thạo .

- Giáo dục HS biết yêu quý Ngôi trường của mình.

*Ghi chú: HS khỏ giỏi tìm được tiếng ,nói được câu chứa tiếng có vần ai, ay ,

II. Đồ dùng dạy- học:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, bảng con.

- Bộ ghép vần của GV và học sinh.

III. Các hoạt động dạy- học:

1.Ổn địnhtổ chức: Lớp hát

2.Kiểm tra bài cũ:

 

docx38 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1924 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 1 buổi sáng, chiều tuần 25, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Mục tiêu: - Đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ ngữ :quyển vở, nắn nót , viết, ngay ngắn, khen - Rèn cho HS đọc trơn bài Cái nhãn vở thành thạo . - Giáo dục HS biết được tác dụng của cái nhãn vở. *Ghi chú: HS khá giỏi biết tự viết được nhãn vở II. Đồ dùng dạy-học: - Bảng nam châm. - Bộ chữ của GV và học sinh. - Một số bút màu để học sinh tự trang trí nhãn vở. III.Các hoạt động dạy- học : 1.Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: Hỏi bài trước. Gọi 3,4 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ: Tặng cháu và trả lời câu hỏi 1 và 2 trong SGK. Nhận xét học sinh đọc và cho điểm. 3.Bài mới: - GV giới thiệu tranh, rút ra bài học và ghi bảng. - Hướng dẫn học sinh luyện đọc: Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng chậm rói, nhẹ nhàng). Tóm tắt nội dung bài: Đọc mẫu lần 2 ( chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1. Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó: Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu. Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ. Nhãn vở: (an ¹ ang) Trang trí: (tr ¹ ch) Nắn nót: (ot ¹ oc) Giảng từ: Nắn nót: Ngay ngắn: (ăn ¹ ăng) : Gọi đọc lại các từ đó trên bảng. Luyện đọc câu: Bài này có mấy câu ? Luyện đọc lại bài: Cái nhãn vở. Câu 1: Gọi đọc từ đầu - > vở mới Câu 2: Tiếp - > rất đẹp. Câu 3: Tiếp - > nhãn vở. Câu 4: Còn lại. Nhận xét học sinh ngắt nghỉ các câu và sửa sai. Gọi học sinh đọc nối tiếp câu theo dãy. Luyện đọc đoạn: Đoạn 1 gồm 3 câu đầu. Đoạn 2 gồm câu còn lại. Cho điểm động viên học sinh đọc tốt đoạn. Thi đọc đoạn. Đọc cả bài. Luyện tập: GV treo bảng yêu cầu: Bài tập 1: Tìm tiếng trong bài có vần ang ? GV nhận xét. Bài tập 2: Tìm tiếng ngoài bài có vần: ang, ac? Gọi học sinh đọc bài, giáo viên nhận xét. * Củng cố tiết 1: Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đó học. Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi: Nhắc lại bài Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng. Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung. 5, 6 em đọc các từ trên bảng, cùng giáo viên giải nghĩa từ. Học sinh giải nghĩa: Nắn nót: Viết cẩn thận cho đẹp. Ngay ngắn: Viết cho thẳng hàng và đẹp mắt. Có 4 câu. 2 em đọc. 3 em đọc. 3 em đọc. 2 em đọc. 2 em đọc. 2 em thuộc 2 dãy đại diện thi đọc đoạn 1 Lớp đồng thanh. Giang, trang. Đọc từ trong bài. Cái bảng, con hạc, bản nhạc. Học sinh đọc câu mẫu trong bài, hai nhóm thi tìm câu có vần có tiếng mang vần ang, ac. 2 em đọc. Nhắc tên bài và nội dung bài học. 1 học sinh đọc lại bài. Lắng nghe TIẾT 2 a.Tìm hiểu bài đọc, luyện đọc Đọc mẫu toàn bài Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: bạn Giang viết những gì lên nhãn vở? Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: bố Giang khen bạn ấy thế nào ? Đọc cả bài, trả lời câu hỏi: Nhãn vở có tác dụng gì ? Thi đọc trơn cả bài Học sinh tham gia thi đọc Cùng học sinh nhận xét, ghi điểm b.Hướng dẩn học sinh tự làm, tự trang trí nhãn vở Yêu cầu mỗi học sinh tự cắt một nhãn vở có kích thước tuỳ ý GV dán nhãn vở mẫu trên bảng Yêu cầu cả lớp trình bày nhãn vở của mình GV cùng cả lớp nhận xét 4.Củng cố: - Nhận xét giờ học. 5.Dặn dò: - Về nhà thực hành làm nhãn vở. Lắng nghe Hai em đọc đoạn 1, trả lời: bạn viết tên trường, tên lớp, tên vở, họ và tên của bạn, năm học. Hai em đọc đoạn 2, trả lời: - bạn đó tự viết được nhãn vở Hai em đọc cả bài, trả lời: nhãn vỡ cho ta biết đó là vở gì, của ai. Bốn em tham gia thi đọc Học sinh tự cắt nhãn vở và trang trí, viết đầy đủ những điều cần có trên nhãn vở Quan sát Học sinh dán nhãn vở lên bảng Lắng nghe Toán KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA KỲ 2 ( Nhà trường ra đề ) Thủ công CẮT DÁN HÌNH CHỮ NHẬT I. Mục tiêu: - Giúp HS kẻ được hình chữ nhật. - Kẻ,cắt ,dán được hình chữ nhật .Có thể kẻ,cắt được hình chữ nhật theo cách đơn giản - Đường cắt tương đối thẳng , hình dán tương đối phẳng. - Rèn cho HS kẻ, cắt ,dán hình chữ nhật thành thạo. - Giáo dục HS tính cẩn thận *Rèn HS khéo tay: Kẻ và cắt dán được hình chữ nhật theo hai cách, đường cắt thẳng, hình dán phẳng II.Đồ dùng dạy-học: - Chuẩn bị tờ giấy màu hình chữ nhật dán trên nền tờ giấy trắng có kẻ ô. - Học sinh: Giấy màu có kẻ ô, úỳt chì, vở thủ công, hồ dán … . III.Các hoạt động dạy - học : 1. Ổn định tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh theo yêu cầu giáo viên dặn trong tiết trước. Nhận xét chung về việc chuẩn bị của học sinh. 3.Bài mới:Giới thiệu bài - Giáo viên nhắc lại cách kẻ hình chữ nhật theo 2 cách. Gọi học sinh nhắc lại lần nữa. Hướng dẫn học sinh thực hành cắt và dán vào vở thủ công. Dặn học sinh ướm thử cho vừa số ô trong vở thủ công, tránh tình trạng hình chữ nhật quá lớn không dán được vào vở thủ công. Bôi 1 lớp hồ mỏng và dán cân đối, phẳng. Học sinh thực hành kẻ, cắt và dán vào vở thủ công. Giáo viên theo dõi, uốn nắn giúp đỡ các em yếu, giúp các em hoàn thành sản phẩm tại lớp. Thu vở, chấm một số em. 4.Củng cố: - Nhận xét, tuyên dương các em kẻ đúng và cắt dán đẹp, phẳng. 5. Dặn dò : - Về nhà thực hành . Học sinh mang dụng cụ để trên bàn cho giáo viên kểm tra. Vài HS nêu lại Học sinh quan sát hình mẫu trên bảng, nêu lại cách kẻ hình, cắt và dán. Học sinh thực hành trên giấy màu. Cắt và dán hình chữ nhật. Học sinh nhắc lại cách kẻ, cắt, dán hình chữ nhật. -Lắng nghe để chuẩn bị đồ dùng học tập tiết sau. Chiều Thủ công LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Biết cách cắt, dán hình chữ nhật theo cách thứ 2 - Biết kẻ HCN và cắt, dán hình chữ nhật - Giữ gìn đồ dùng học tập, vệ sinh lớp II. Đồ dùng dạy-học: - HCN mầu trên nền giấy trắng có kẻ ô. - Giấy màu, giấy kẻ ô, bút chì, thước kẻ, hồ dán. III. Các hoạt động dạy- học : 1.Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3.Bài mới: - Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài. * Thực hành - Nhắc lại cách kẻ HCN ( 2 cách ) - Cho HS thực hành cắt dán HCN theo cách 2. - Quan sát, hướng dẫn HS yếu. - Trước khi dán sản phẩm cần ướm thử vị trí dán sao cho cân đối, khi dán phải miết phẳng. - Đánh giá sản phẩm của HS - Thu dọn vệ sinh lớp học. 4.Củng cố: - Nhận xét giờ học. 5.Dặn dò: - Về nhà thực hành bài học. -Nhận xét sự chuẩn bị của bạn -Nắm yêu cầu bài -Hoạt động cá nhân -Vài em nêu -Thực hành trên đồ dùng của mình -Theo dõi và thực hành -HS trưng bày sản phẩm Toán LUYỆN TẬP I.Mục tiêu: - Củng cố kĩ năng làm tính cộng, trừ các số tròn chục; đơn vị đo là xăngti met - Giải bài toán có lời văn và cách xác định điểm ở trong, điểm ở ngoài 1 hình. - HS tính toán nhanh, đúng. - Lòng say mê học Toán II. Đồ dùng dạy-học: - VBT III. Các hoạt động dạy- học: 1.Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới: * Bài 1: Tính Cho HS làm bảng con GV nhận xé chốt bài * Bài 2: Tính nhẩm GV hướng dẫn sau đó cho HS làm bài vào phiếu cá nhân Cho HS đổi phiếu chấm điểm GV nhận xét. * Bài 3: Cho HS đọc bài toán Tóm tắt Trồng : 10 cây bưởi Và : 30 cây chuối Trồng tất cả : … cây? GV chấm một số bài nhận xét * Bài 4: Vẽ 3 điểm ở trong hình tròn Vẽ 4 điểm ở ngoài hình tròn Cho HS làm VBT GV cho HS đổi vở nhận xét GV nhận xét chốt bài 4.Củng cố : - Nhận xét tiết học. 5.Dặn dò: - Về ôn lại bài. HS làm bảng con – giơ bảng sau mỗi phép tính 20 50 70 10 60 40 30 40 80 30 HS làm bài – đổi bài chấm điểm 40 + 30 = 30cm + 20cm = 80 – 40 = 70 + 10 – 20 = HS đọc bài toán – tóm tắt và làm bài vào VBT Bài giải Bác Thanh đã trồng được tất cả số cây là : 10 + 30 = 40 (cây) Đáp số : 40 cây HS làm bài – đổi vở nhận xét An toàn giao thông BÀI 5: KHÔNG CHƠI GẦN ĐƯỜNG RAY XE LỬA I. Mục tiêu: - Giúp học sinh nhận thức được sự nguy hiểm khi chơi ở gần đường ray xe lửa ( đường sắt) Tạo ý thức cho HS biết chọn nơi an toàn để chơi, tránh xa nơi có các loại phương tiện giao thông (ô tô, xe máy, xe lửa…) chạy qua. - Ôn lại những kiến thức đã được học ở các bài trước. - HS quan sát tranh để nhận biết sự nguy hiểm khi chơi gần đường ray xe lửa. - HS ghi nhớ ý nghĩa của bài học. II. Đồ dùng dạy-học: - GV: Đĩa “ Pokêmon cùng em học ATGT”, đầu DVD, TV. - HS: Cuốn chuyện tranh “ Pokêmon cùng em học ATGT” ( bài 5) - Phiếu bốc thăm dùng để thực hành trong giờ học. III. Phương pháp Quan sát thảo luận Đàm thoại HS tập sắm vai. IV. Các hoạt động dạy- học : Hoạt động 1: Giới thiệu bài Bước 1: Giáo viên nêu lên một tình huống có nội dung tương tự như câu chuyện trong sách Pokêmon ( bài 5), sau đó đặt câu hỏi Bước 2: HS phát biểu Bước 3 GV nhận xét, đưa ra kết luận rồi giới thiệu tên bài học Không chơi gần đường ray xe lửa Hoạt động 2: Quan sát tranh , trả lời câu hỏi Bước 1 Chia lớp thành 4 nhóm, GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm - Nhóm 1, 2, 3 quan sát và nêu lên nội dung của mỗi bức tranh theo thứ tự 1, 2, 3 - Nhóm 4: Nêu lên nội dung cuả cả 3 bức tranh - Các nhóm HS thảo luận về nội dung các bức tranh rồi cử đại diện trình bày ý kiến của nhóm. Bước 2: GV hỏi: - Việc hai bạn Nam và Bo chơi thả diều ở gần đường ray xe lửa có nguy hiểm không? Nguy hiểm như thế nào? - Các em phải chọn chỗ nào để vui chơi cho an toàn Bước 3 - HS phát biểu trả lời - Các em khác nhận xét bổ sung Bước 4 GV kết luận: Không chọn cách vui chơi là trèo qua dải phân cách đường giao thông Hoạt động 3 Thực hành theo nhóm Bước 1 GV hướng dẫn Nêu cho 4 nhóm mỗi nhóm 1 câu hỏi tình huống Các nhóm thảo luận và tìm cách giải quyết tình huống đó * Tình huống 1: Nhà Long ở rất gần trường, chỉ đi ngang qua đường là tới. Nhưng tối qua các chú công nhân đã dựng lên một dải phân cách ngăn đôi mặt đường hoặc sát mép đường ( Nếu không có hè phố, lề đường) tới chỗ rẽ hay trèo qua dải phân cách cho nhanh? Em chọn cách nào? * Tình huống 2: Tan học về Long và Thành thấy giữa đường quốc lộ được các chú công nhân dựng lên một dải phân cách màu xanh, đỏ thật là đẹp. Long rủ Thành đến đó xem và chơi bằng cách trèo qua dải phân cách sang bên kia. Bạn Thành không đồng ý vì sợ ngã. Các em đồng ý với bạn nào? Vì sao? Bước 2 - Các nhóm cử đại diện trình bày ý kiến - Các nhóm khác nghe và nhận xét, bổ sung Bước 3 GV nhận xét, khen ngợi những HS có câu trả lời đúng

File đính kèm:

  • docxGiao an lop 12 buoiTuan 25.docx