I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU
Cần nói lời xin lỗi, nhận trách nhiệm về mình, không đổ lỗi cho người khác
Dũng cảm nhận lỗi, chịu trách nhiệm về hành vi không đúng của mình.
Đồng tình với những hành vi đúng, không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm
Phân biệt đựơc đâu là hành vi tốt, đâu là hành vi không tốt gây hậu quả ả.hưởng xấu đến ng khác.
Biết t.hiện những hành vi đúng, chịu tr.nhiệm trc những hành vi không đúng của mình
*GD KNS:
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm (khi làm điều gì sai biết nhận và sửa chữa)
- Kĩ năng kiên định bảo vệ những ý kiến, việc làm đúng của bản thân.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC: Thảo luận nhóm, xử lý tình huống, đóng vai
III-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Phiếu bài tập.
- Bảng phụ
4 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1205 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lồng ghép lớp 4, 5 - Tuần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG TRÌNH TUẦN 3:
Khối 5: Có trách nhiệm về việc làm của mình(tiết 1)
Khối 4: Vượt khó trong học tập (tiết 1)
KHỐI 5: Ngày dạy:07.09.2010
TIẾT 3: Có trách nhiệm về việc làm của mình
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU
Cần nói lời xin lỗi, nhận trách nhiệm về mình, không đổ lỗi cho người khác
Dũng cảm nhận lỗi, chịu trách nhiệm về hành vi không đúng của mình.
Đồng tình với những hành vi đúng, không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm
Phân biệt đựơc đâu là hành vi tốt, đâu là hành vi không tốt gây hậu quả ả.hưởng xấu đến ng khác.
Biết t.hiện những hành vi đúng, chịu tr.nhiệm trc những hành vi không đúng của mình
*GD KNS:
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm (khi làm điều gì sai biết nhận và sửa chữa)
- Kĩ năng kiên định bảo vệ những ý kiến, việc làm đúng của bản thân.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC: Thảo luận nhóm, xử lý tình huống, đóng vai
III-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Phiếu bài tập.
Bảng phụ
IV-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG 1 : T.hiểu chuyện của bạn Đức
-HS tranh luận cặp đôi, trả lời câu hỏi:
1-Đức đã gây ra chuyện gì?
2-Đức đã vô tình hay cố ý gây ra chuyện đó?
3-Sau khi gây ra chuyện, Đức và Hợp đã làm gì? Việc làm của hai bạn đúng hay sai?
4-Khi gây ra chuyện, Đức cảm thấy thế nào?
GD KNS: Theo em, Đức nên làm gì?
Kết luận : Khi chúng ta làm điều có lỗi, dù là vô tình chúng ta cũng nên dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi, dám chịu trách nhiệm về việc làm của mình.
-Đức đá bóng vào một người đang gánh đồ.
-Đức vô tình gây ra chuyện.
-Sau khi gây ra chuyện, Hợp ù té chạy mất, còn Đức chạy vội về nhà. Việc làm ấy sai.
-Khi về đến nhà, Đức cảm thấy ân hận và xấu hổ.
-Hai bạn nên chạy ra xin lỗi và giúp bà Doan thu dọn đồ. Chúng ta phải có trách nhiệm về việc làm của mình.
-HS nêu ghi nhớ SGK.
HOẠT ĐỘNG 2 : Thế nào là người sống có trách nhiệm
-GV yêu cầu HS thực hiện vào phiếu bài tập .
-Nội dung phiếu bài tập :
*Đánh dấu cộng (+) vào trứơc những biểu hiện của người sống có trách nhiệm và dấu trừ (-) vào trứơc biểu hiện vô trách nhiệm .
a-Đã nhận việc gì thì làm việc đó đến nơi đến chốn.
b-Trước khi làm việc gì cũng phải suy nghĩ cẩn thận.
c-Thấy việc dễ thì làm , việc khó thì từ chối.
đ-Khi làm gì sai sẵn sàng nhận lỗi và chịu trách nhiệm về việc làm của mình.
e-Thích thì làm, không thích thì bỏ.
g-Việc tốt thì nhận công của mình, việc thất bại thì đổ lỗi cho người khác
h-Làm việc hỏng thì xin làm lại cho tốt.
i-Chỉ nói nhưng không làm.
k-Không làm theo những việc xấu.
GD KNS: Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có những hành động vô trách nhiệm?
a-(+)
b-(+)
c-(-)
đ-(+)
e-(-)
g-(-)
h-(+)
i-(-)
k-(+)
-Chúng ta sẽ gây hậu quả tai hại cho bản thân, cho gia đình và những người xung quanh. Chúng ta không được mọi người quý trọng, se trở thành người hèn nhát. Chúng ta sẽ không tiến bộ, không lam được việc gì cả.
HOẠT ĐỘNG 3 : Liên hệ bản thân
-GV yêu cầu HS:
GD KNS: Kể về một việc làm mà em đã thành công và nêu ra lí do dẫn đến sự thành công đó với bạn.
+Kể về một việc làm không thành công và nêu rõ tại sao không thành công.
Kết luận : Trước khi làm việc gì, chúng ta cần suy nghĩ thật kĩ, đưa ra quyết định một cách có trách nhiệm. Sau đó, chúng ta phải kiên trì thực hiện quyết định của mình đến cùng.
-HS trình bày ý kiến.
HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn thực hành
-Yêu cầu HS về nhà sưu tầm những câu chuyện, bài báo kể về những bạn có trách nhiệm về việc làm của mình.
-Tìm hiểu xung quanh em những người có trách nhiệm với việc mình làm.
-HS lắng nghe.
KHỐI 4: Ngày dạy: 09.09.2010
TIẾT 3: Vượt khó trong học tập
I/ Mục tiêu:
Nhận thức được mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập. Cần phải có quyết tâm và tìm cách vượt qua khó khăn.
Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục, quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn.
Qúy trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập.
*GD KNS:
- Kĩ năng lập kế hoạch vượt khó trong học tập
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC: Giải quyết vấn đề
III. Tài liệu và phương tiện:
SGK Đạo đức 4
Các mẩu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập.
IV. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KTBC: GV: Yêu cầu HS nêu nôị dung ghi nhớ SGK.
Dạy học bài mới:
* Giới thiệu bài: “Vượt khó trong học tập”
Hoạt động 1: Tìm hiểu câu chuyện
- GV (hoặc 1HS): Đọc câu chuyện kể: “Một học sinh nghèo vượt khó”.
- GV: Yêu cầu HS thaỏ luận nhóm đôi:
?+ Thảo gặp những khó khăn gì?
?+ Thảo đã khắc phục như thế nào?
?+ Kết quả học tập của bạn ra sao?
- GV khẳng định: Thảo gặp nhiều khó khăn trong học tập như nhà nghèo, bố mẹ luôn đau yếu, nhà xa trường nhưng Thảo vẫn cố gắng đến trường, vừa học vừa làm giúp đỡ bố mẹ. Thảo vẫn học tốt, đạt kết quả cao, làm giúp bố mẹ, giúp cô giáo dạy học cho các bạn khó khăn hơn mình.
?+ Trước những khó khăn trong học tập, Thảo có chịu bó tay, bỏ học hay không?
?+ Nếu bạn Thảo không khắc phục được khó khăn, chuyện gì có thể xảy ra?
GD KNS: Vậy, trong cuộc sống, chúng ta đều có những khó khăn riêng, khi gặp khó khăn trong học tập, chúng ta nên làm gì?
+ Khắc phục khó khăn trong học tập có tác dụng gì?
- Kết luận: Trong cuộc sống, mỗi người đều có những khó khăn riêng. Để học tốt, chúng ta cần cố gắng, kiên trì vượt qua khó khăn như tục ngữ có câu: “Có chí thì nên”
- HS: Nhắc lại đề bài.
- HS: Lắng nghe.
- HS: Thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi, HS theo dõi nhận xét, bổ sung.
- HS: Trả lời.
- HS: Tìm cách khắc phục khó khăn để tiếp tục học.
- Giúp ta tiếp tục học cao, đạt kết quả tốt.
- 2-3 HS nhắc lại.
Hoạt động 2: Em sẽ làm gì?
- GV: Cho HS thảo luận theo nhóm, nội dung:
Bài tập: Khi gặp khó khăn, theo em, cách giải quyết nào là tốt, cách giải quyết nào là chưa tốt? (Đánh dấu (+) vào cách giải quyết tốt, dấu (-) vào cách giải quyết chưa tốt). Với những cách giải quyết chưa tốt hãy giải thích.
a) 1 Nhờ bạn giảng bài hộ em
b) 1 Chép bài giải của bạn
c) 1 Tự tìm hiểu, đọc thêm sách tham khảo để làm
d) 1 Xem sách giải & chép bài giải
e) 1 Nhờ người khác giải hộ
g) 1 Nhờ bố mẹ, cô giáo, người lớn hướng dẫn
h) 1 Xem cách giải trong sách rồi tự giải bài
i) 1 Để lại, chờ cô giáo chữa
k) 1 Dành thêm thời gian để làm
- GV: Cho HS làm việc cả lớp, sau đó yêu cầu 2HS lên bảng điều khiển các bạn trả lời: 1 em nêu từng cách giaỉ quyết & gọi đại diện 1nhóm trả lời, 1 em ghi lại kết quả lên bảng theo 2 nhóm (+) & (-).
- GV: Yêu cầu HS nhận xét & bổ sung.
- GV: Yêu cầu các nhóm giaỉ thích các cách giải quyết không tốt.
- GV: Nhận xét & động viên kết quả làm việc của HS.
- Hỏi kết luận: Khi gặp khó khăn trong học tập, em sẽ làm gì?
Hoạt động 3: Liên hệ bản thân.
- GV: Cho HS làm việc nhóm đôi:
+ Mỗi HS kể ra 3 khó khăn của mình & cách giải quyết cho bạn nghe. (Nếu khó khăn đó chưa tự khắc phục được thì cùng suy nghĩ tìm cách giải quyết).
- GV: Yêu cầu 1 vài HS nêu khó khăn & cách giaỉ quyết, sau đó yêu cầu HS khác gợi ý cho cách giaỉ quyết (nếu có).
- GD KNS: Vậy, bạn đã biết khắc phục khó khăn trong học tập chưa? Trước khó khăn của bạn bè, chúng ta có thể làm gì?
- GV kluận: Nếu gặp khó khăn, nếu chúng ta biết cố gắng quan tâm thì sẽ vượt qua được. Và chúng ta cần biết giúp đỡ các bạn bè xung quanh vượt khó khăn.
*Hướng dẫn thực hành: Y/c HS về nhà tìm hiểu những câu chuyện, truyện kể về những tấm gương vượt khó của các bạn HS & tìm hiểu xung quanh mình những gương bạn bè vượt khó trong học tập mà em biết.
- HS: Thảo luận theo nhóm.
- HS: Thảo luận, đưa ra kết quả:
(+) : Câu a, c, g, h, k.
(-) : Câu b, d, e, i.
- HS: Giải thích
- HS: Sẽ tìm cách khắc phục hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác nhưng không dựa dẫm vào người khác.
- HS: Thảo luận nhóm đôi.
- HS: Ta có thể giúp đỡ bạn, động viên bạn.
- HS: Đọc nội dung ghi nhớ SGK.
File đính kèm:
- Dao duc lop 4, 5 tuan 3.doc