Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng(1945-1946) của nhân dân Lâm Đồng.
? Sau Cách mạng tháng tám năm 1945 tỉnh Lâm Đồng chúng ta có tên là gì?
HS: 2 tỉnh là Lâm Viên Và Đồng Nai Thượng
? Hãy nêu lại tình hình nước ta sau cách mạng tháng tám?
GV: Lâm đồng cũng năm trong tình hình chung của đất nước.
? Vậy theo các em nhân dân Lâm Đồng phải làm gì để xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng?
GV: đọc phần tư liệu cho HS nghe
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Lâm Đồng (1946-1954)
GV: đọc phần tư liệu cho HS nghe
HS: nghe và ghi bài
GV nhấn mạnh:
- Ðầu năm 1954, cuộc tiến công chiến lược Ðông Xuân 1953 - 1954 mà đỉnh cao là chiến dịch Ðiện Biên Phủ đã giành được thắng lợi quan trọng. Phối hợp với các chiến trường chính, lực lượng vũ trang tỉnh Lâm Ðồng cùng với trung đoàn 812 mở trận tập kích diệt gọn các đồn La Dày, Gia Bắc, Tánh Linh trong đêm 6 rạng ngày 7-4-1954, giải phóng một vùng rộng lớn với hàng ngàn dân.
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 1028 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tuần 28 - Tiết 35: Lâm Đồng trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 -1954) - Năm học 2013-2014 - Võ Thị Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/03/2014
Ngày dạy: 12/03/ 2014
Tuaàn: 28
Tieát: 35
+
LÒCH SÖÛ ÑÒA PHÖÔNG
LÂM ĐỒNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1954)
I. Mục tiêu bài hoc:
1.Kiến thức: Học sinh cần nắm được:
- Nhân dân Lâm Đồng tiến hành xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng (1945-1946).
- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Lâm Đồng (1946-1954).
2. Tư tưởng:
Bồi dưỡng lòng yêu nước , tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc trong tỉnh, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
3. Kỹ năng:
Phân tích, nhận định,tổng hợp, đánh giá sự kiện lịch sử.
II.Chuẩn bị:
1. Giáo viên:Dư địa chí Lâm Đồng. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng.
2. Học sinh:Sưu tầm về lịch sử địa phương Lâm Đồng. Vở bài soạn, vở bài học.
III. Tiến trình dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra bài tập về nhà.
? Trình bày nội dung của hiệp định Giơ-ne-vơ.
? Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược từ 1945-1954.
2. Giới thiệu bài mới: Chúng ta đã tìm hiểu xong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp, vậy cụ thể nhân dân Lâm Đồng chống thực dân Pháp xâm lược như thế nào -> Vào bài.
3. Dạy và học bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng(1945-1946) của nhân dân Lâm Đồng.
? Sau Cách mạng tháng tám năm 1945 tỉnh Lâm Đồng chúng ta có tên là gì?
HS: 2 tỉnh là Lâm Viên Và Đồng Nai Thượng
? Hãy nêu lại tình hình nước ta sau cách mạng tháng tám?
GV: Lâm đồng cũng năm trong tình hình chung của đất nước.
? Vậy theo các em nhân dân Lâm Đồng phải làm gì để xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng?
GV: đọc phần tư liệu cho HS nghe
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Lâm Đồng (1946-1954)
GV: đọc phần tư liệu cho HS nghe
HS: nghe và ghi bài
GV nhấn mạnh:
- Ðầu năm 1954, cuộc tiến công chiến lược Ðông Xuân 1953 - 1954 mà đỉnh cao là chiến dịch Ðiện Biên Phủ đã giành được thắng lợi quan trọng. Phối hợp với các chiến trường chính, lực lượng vũ trang tỉnh Lâm Ðồng cùng với trung đoàn 812 mở trận tập kích diệt gọn các đồn La Dày, Gia Bắc, Tánh Linh trong đêm 6 rạng ngày 7-4-1954, giải phóng một vùng rộng lớn với hàng ngàn dân.
- Ngày 7-5-1954, chiến dịch Ðiện Biên Phủ toàn thắng và ngày 20-7- 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, thừa nhận chủ quyền, độc lập và thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, vĩ tuyến 17 chỉ là ranh giới quân sự tạm thời trong hai năm. Theo sự chỉ đạo của Ban cán sự Ðảng Cực Nam Trung Bộ, toàn bộ cán bộ, chiến sĩ tỉnh Lâm Ðồng tập trung về chiến khu Lê Hồng Phong thuộc tỉnh Bình Thuận để học tập tinh thần Hiệp định, thực hiện việc chuyển quân, tập kết ra Bắc.
I. Xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng(1945-1946)
- Từng bước ổn định đời sống, giữ gìn trật tự an ninh.
- Lập phòng tuyến ở một số nơi, đua nhân dân ở thành phố, thi xã, thị trấn tản cư về vùng nông thôn.
- Thành lập ủy ban kháng chiến.
- Tiến hành bầu Đại biiểu quốc hội, Ở Lâm Viên, đồng chí Ngô Huy Diễn và ở Ðồng Nai Thượng, đồng chí Hồ Nhã Tránh (tức Hồng Nhật) trúng cử đại biểu Quốc hội khoá I.
II. Kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954)
1. Chuẩn bị:
- Chính phủ ta và Chính phủ Pháp đã tổ chức hội nghị trù bị ở Ðà Lạt từ ngày 17-4 đến ngày 12-5-1946. Hội nghị được tiến hành tại trường trung học Yersin (nay là Trường Cao đẳng Sư phạm Ðà Lạt
- Ngày 22-2-1951, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Nghị định số 73/Ttg về việc hợp nhất hai tỉnh Lâm Viên và Ðồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Ðồng.
2.Diễn biến: (tham khảo địa chí Lâm Đồng)
3. Ý nghĩa: Trải qua 9 năm kháng chiến, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, nhân dân các dân tộc Lâm Ðồng đã nêu cao tinh thần đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, ác liệt, từng bước đưa phong trào cách mạng địa phương phát triển, góp phần cùng cả nước kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
4. Củng cố:
GV: đọc dư địa chí Lâm Đồng cho HS nghe.
HS: nghe và ghi nhớ
5. Hướng dẫn học tập ở nhà:
- Tham khảo thêm tư liệu lịch sử địa phương Lâm Đồng.
- Chuẩn bị bài 28
IV. Ruùt kinh nghieäm:
File đính kèm:
- TUAN 28 SU 9 TIET 352013 2014.doc