Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tuần 27 - Tiết 34: Ôn tập (Từ chương II đến chương V) - Năm học 2013-2014 - Dương Thị Oanh

1.Kiểm tra bài cũ:

- Trình bày nội dung hiệp định Giơ-ne-vơ? Ý nghĩa?

- Nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi?

2. Giới thiệu bài:

 Thời gian qua chúng ta đã tìm hiểu qua các chặn đường lịch sử từ khi thực dân Pháp bắt đầu khai thác thuộc địa lần thứ hai đến chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội khắp năm châu bốn bể. Vậy để nhớ kỹ và khắc sâu hơn các kiến thức đã học, hôm nay cố và các em sẽ tiến hành củng cố các kiến thức đã học qua tiết ôn tập từ chương II đến chương V.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 479 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tuần 27 - Tiết 34: Ôn tập (Từ chương II đến chương V) - Năm học 2013-2014 - Dương Thị Oanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 NS: 02 /03/2014 Tiết 34 NG: 06/03/2014 ÔN TẬP (TỪ CHƯƠNG II ĐẾN CHƯƠNG V) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức: - Ôn lại các kiến thức đã học qua các giai đoạn lịch sử tiêu biểu: + 1930 – 1945. + 1945 – 1954. 2. Tư tưởng: - Giáo dục HS lòng yêu quê hương đất nước, căm ghét chủ nghĩa thực dân đế quốc. - Hiểu được nổi thống khổ, bần cùng của nhân dân ta dưới hai tầng áp bức Nhật – Pháp. - Sự lãnh đạo của Đảng, chủ tịch Hồ Chí Minh. - Tinh thần chiến đấu kiên cường bất khuất của quân và dân ta. 3. Kỹ năng: - Rèn cho HS kỹ năng phân tích, so sánh, nhận định sự kiện lịch sử. - Cách tìm hiểu sự kiện lịch sử qua lược đồ. - Cách sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan đến sự kiện lịch sử. II. CHUẨN BỊ : 1. GV:Bảng phụ tóm tắt các sự kiện chính. 2. HS: Học bài, ôn lại các bài đã học từ chương II đến chương V. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1.Kiểm tra bài cũ: - Trình bày nội dung hiệp định Giơ-ne-vơ? Ý nghĩa? - Nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi? 2. Giới thiệu bài: Thời gian qua chúng ta đã tìm hiểu qua các chặn đường lịch sử từ khi thực dân Pháp bắt đầu khai thác thuộc địa lần thứ hai đến chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội khắp năm châu bốn bể. Vậy để nhớ kỹ và khắc sâu hơn các kiến thức đã học, hôm nay cố và các em sẽ tiến hành củng cố các kiến thức đã học qua tiết ôn tập từ chương II đến chương V. 3. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt - Hoạt động 1: GV: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời trong hoàn cảnh nào? Ai là người thống nhất 3 tổ chức cộng sản? Ý nghĩa của quá trình thành lập Đảng? HS trả lời. GV: Phong trào cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng ra đời? HS trả lời. GV: Nêu những việc làm của chính quyền Xô Viết? Tại sao nói đây là “ Chính quyền kiểu mới”? HS trả lời. GV: Nêu tình hình trong và ngoài nước những năm 1936 – 1939? HS trả lời. GV: Tình hình Việt Nam trong những năm 1939 – 1945? HS trả lời. GV: Trước tình hình đó, Việt Nam có những hoạt động gì? HS trả lời. GV: Cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra như thế nào? Đảng ta có chủ trương gì? HS trả lời. GV: Tình hình Nhật – Pháp lúc này ra sao? HS trả lời. GV: Hoạt động của ta? HS trả lời. GV: Cách mạng tháng Tám (1945) diễn ra như thế nào? HS trả lời. GV: Tại sao nói đây là cơ hội “ Nghìn năm có một”? HS trả lời. GV: Nêu công cuộc giành chính quyền của nhân dân ta? HS trả lời. GV: Nêu ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi? HS tự thảo luận. GV: Những khó khăn của nước ta sau cách mạng tháng Tám 1945. HS trả lời. GV: Chủ trương của Đảng ta tiêu diệt các thứ giặc ấy như thế nào? HS trả lời. GV: Nguyên nhân à kháng chiến toàn quốc bùng nổ? HS trả lời. GV: Chủ trương của Đảng và Hồ chủ tịch? HS trả lời. GV: Vì sao Pháp tấn công Việt Bắc? Mục đích? HS trả lời. GV: Chiến dịch Việt Bắc diễn ra như thế nào? Kết quả? HS trả lời. GV: Tại sao ta mở chiến dịch Biên Giới? Nhằm mục đích gì? Kết quả? HS trả lời. GV: Nêu những thắng lợi của ta trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954? HS trả lời. GV: Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra như thế nào? Kết quả? HS trả lời. GV: Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của 9 năm kháng chiến chống Pháp? HS: Tự nhắc lại, GV nhận xét, kết luận. I. Giai đoạn 1930 – 1945: 1. Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời: - Ba tổ chức hoạt động riêng rẻ, công kích nhau, yêu cầu bức thiết là phải thống nhất thành một tổ chức duy nhất. - Ngày 3 – 2 – 1930: thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. 2. Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 – 1931: - Phát triển mạnh, phạm vi rộng lớn mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 – 1931. 3. Phong trào dân tộc dân chủ 1936 - 1939: - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 à Chủ nghĩa tư bản > < gay gắt à Chủ nghĩa phát xít xuất hiện đe dọa nền hòa bình thế giới. - Phong trào đấu tranh với nhiều hình thức lớn nhất là cuộc mít tin ngày 1 – 5 – 1938 tại khu Đấu Xảo Hà Nội. 4. Việt Nam trong những năm 1939 - 1945: - Nhật – Pháp cấu kết chặt chẽ nhau để thống trị Đông Dương. - Nhân dân nổi dậy đấu tranh: Khởi nghĩa Bắc Sơn ( 27 – 9 – 1940 ) + Khởi nghĩa Nam Kì ( 23 – 11 – 1940 ). 5. Cao trào kháng Nhật cứu nước: - Thành lập mặt trận Việt Minh (19-5 – 1945). + Xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang. - Nhật hất cẳng Pháp (19-3-1945) để độc chiếm Đông Dương. - Phát động phong trào kháng Nhật cứu nước. + Thành lập khu giải phóng Việt Bắc (4- 6- 1945) + “ Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”. 6. Cách mạng tháng Tám 1945 và sự thắng lợi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa: - Nhật đầu hàng, Đảng chớp thời cơ lãnh đạo nhân dân tiến hành tổng tiến công khởi nghĩa. - 2/9/1945: Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh cho nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. III. Giai đoạn 1945 – 1954: 1. Nước ta sau cách mạng tháng Tám 1945. Sau cách mạng Tháng Tám, nước ta đứng trước tình thế “Nghìn cân treo sợi tóc”: Giặc đói Giặc dốt Giặc ngoại xâm 2/ Kháng chiến toàn quốc bùng nổ: - Pháp muốn cướp nước ta một lần nữa. - Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19.12.1946). - Đêm 19.12.1946 kháng chiến toàn quốc bùng nổ. 3/ Chiến dịch Việt Bắc 1947: - Mục đích: - Chúng tạo thế gọng kìm bao vây Việt Bắc bằng 3 cánh quân: Bộ- Thủy- nhảy dù (7.10 à 19.12.1947) - Ta bẽ gãy từng gọng kìm buộc chúng rút khỏi Việt Bắc. 4/ Chiến dịch Biên Giới 1950: - Ta mở chiến dịch để khai thông biên giới Việt – Trung nối liền Việt Bắc với Liên Khu III và IV à Ta thắng lợi lớn (16.9 à 22.10.1950) địch rút khỏi trục đường số 4. 5/ Cuộc chiến Đông Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954. - Ta phân tán lực lượng địch và giam chân chúng ở vùng rừng núi: Điện Biên Phủ, Xê Nô, Luông Pha Bang, Plây cu. - Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương với 3 phân khu, 49 cứ điểm, 16.200 quân. - Ta mở 3 đợt tấn công tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, buộc Pháp phải ký hiệp định Giơ-ne-vơ (21.7.1954) để lập lại hòa bình cho 3 nước Đông Dương 4. Củng cố: 5. Hướng dẫn về nhà: - Ôn lại toàn bộ nội dung đã học. - Tìm hiểu về lịch sử địa phương Lâm Đồng trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945- 1954). * Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docSu 9 tuan 27 tiet 34.doc
Giáo án liên quan