? Đảng hoạt động công khai, đổi tên Đảng có ý nghĩa gì?
? Ý nghĩa của đại hội Đảng toàn quốc lần II?
HS: Dựa vào sgk trả lời.
-Tổng kết kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng và đề ra phương hướng đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi nhanh chóng.
-Đại hội quyết định đổi tên Đảng lao động Việt Nam hoạt động công khai.
-Bầu ban chỉ huy trung ương Đảng.
-Ý nghĩa: Đánh dấu sự trưởng thành của Đảng; thúc đẩy cuộc kháng chiến nhanh chóng thắng lợi.
IV/ Phát triển hậu phương kháng chiến về mọi mặt.
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình Phát triển hậu phương kháng chiến về mọi mặt.
HS Thảo luận nhóm 3 phút:
? Trình bày những công việc và thành tựu trên các lĩnh vực?
HS: Dựa vào sgk trả lời.
2 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 532 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tuần 26 - Tiết 31, Bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - Năm học 2013-2014 - Võ Thị Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn: 26
Tieát: 31
Ngày soạn: 23/ 02/ 2014
Ngày dạy: / / 2014
BAØI 26. BÖÔÙC PHAÙT TRIEÅN MÔÙI CUÛA
CUOÄC KHAÙNG CHIEÁN CHOÁNG THÖÏC DAÂN PHAÙP (tt)
I/Mục tiêu bài học
1/ Về kiến thức: Học sinh hiểu được:
-Giai đoạn phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc từ chiến dịch Biên Giới 1950 àcuộc kháng chiến của ta được đẩy mạnh ở tiền tuyến và hậu phương àgiành thắng lợi toàn diện.
- Những kết quả chính đã dạt được trong công cuộc xây dựng hậu phương về mọi mặt từ 1951 đến 1953, ý nghĩa của những sự kiện đó.
- Đặt quan hệ ngoại giao với các nước.
2/ Về tư tưởng:
Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tình đoàn kết ba nước Đông Dương, niềm tin vào Đảng, tự hào dân tộc.
3/ Về kĩ năng: Rèn cho học sinh
-Kỹ năng phân tích, đánh giá, nhận định, đánh giá âm mưu thủ đoạn của Pháp, Mĩ.
-Sử dụng bản đồ, tranh ảnh.
II/Chuẩn bị
1/ Giáo viên:
- Giáo án.
- Lược đồ chiến dịch đồng bằng trung du miền núi.
2/ Học sinh:
- Đọc sách giáo khoa trước ở nhà
- Trình bày chiến dịch Biên Giới năm 1950
III / Tiến trình dạy và học :
1/ Kiểm tra bài cũ:
Trình bày chiến dịch Biên Giới năm 1950
2/ Giới thiệu bài mới:
Sau chiến dịch Biên giới, thực lực của ta và địch đã thay đổi. Ta tiếp tục phát triển hậu phương và giành thế chủ động trên chiến trường.
3/ Bài mới:
III/ Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng (2/1951)
Hoạt động 1: Tìm hiểu Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng (2/1951)
? Đại hội được tiến hành với những nội dung nào?
HS: Dựa vào sgk trả lời.
? Đảng hoạt động công khai, đổi tên Đảng có ý nghĩa gì?
? Ý nghĩa của đại hội Đảng toàn quốc lần II?
HS: Dựa vào sgk trả lời.
-Tổng kết kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng và đề ra phương hướng đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi nhanh chóng.
-Đại hội quyết định đổi tên àĐảng lao động Việt Nam àhoạt động công khai.
-Bầu ban chỉ huy trung ương Đảng.
-Ý nghĩa: Đánh dấu sự trưởng thành của Đảng; thúc đẩy cuộc kháng chiến nhanh chóng thắng lợi.
IV/ Phát triển hậu phương kháng chiến về mọi mặt.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình Phát triển hậu phương kháng chiến về mọi mặt.
HS Thảo luận nhóm 3 phút:
? Trình bày những công việc và thành tựu trên các lĩnh vực?
HS: Dựa vào sgk trả lời.
?Ý nghĩa của từng lĩnh vực?
Chính trị:
Kinh tế:
Văn hóa – Giáo dục:
GV kể tên các anh hùng: Anh hùng La Văn Cầu, Nghì Gia Khảm, Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Diên, Hoàng Thanh, Cù Chính Lan.
1/Chính trị:
-Tháng 3/1951 Mặt trận Liên – Việt được họp nhất ở trung ương.
-11/3/1951 liên minh Việt – Miên – Lào ra đời.
2/Kinh tế:
-Vận động tăng gia sản xuất.
-Chấn chỉnh thuế khóa, ngân hàng.
-Tiến hành cải cách ruộng đất.
3/Văn hóa – Giáo dục:
- Tiến hành cải cách giáo dục, số học sinh đại học và phổ thông tăng nhanh.
-Văn hóa : + Thi đua yêu nước.
+ Ngày 1/5/1952 đại hội thi đua toàn quốc (7 anh hùng quân đội và lao động)
V/ Giữ vững quyền chủ động đánh địch trên chiến trường.(đọc thêm)
4/ Củng cố:
-Học sinh lên bản đồ xá định các hướng tiến quân của ta.
-Đánh giá sự tương quan lực lượng giữa ta và địch.
5/ Hướng dẫn học tập ở nhà:
- Học bài kết hợp vở ghi và sgk.
- Các nhóm chuẩn bị tìm hiểu: Kế hoạch Na-va, Chiến cuộc Đông Xuân (1953-1954), Chiến dịch Điện Biên Phủ.
IV. Ruùt kinh nghieäm:
File đính kèm:
- TUAN 26 SU 9 TIET 31 2013 2014.doc