Giáo viên khái quát tình hình lịch sử Việt Nam ở lớp 8 và yêu cầu học sinh đọc mục I trong sgk.(học sinh giỏi tự khái quát) ? Nguyên nhân nào khiến thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai đối với nước ta ?
Sau chiến tranh thế giới Pháp là con nợ của Mỹ 300 tỷ Phrăng, sau năm 1917 mất thị trường lớn ở Nga.
9 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tuần 19 - Tiết 19, Bài 14: Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đông đảo. Đến năm 1929, chỉ tính riêng công nhân trong các doanh nghiệp của người Pháp đã là 221.050 người. Ngoài ra, có khoảng vài vạn công nhân lam việc trong các doanh nghiệp của tư sản Việt Nam và tư sản ngoại kiều, chưa kể số công nhân làm theo mùa, theo thời vụ. Về số lượng, giai cấp công nhân Việt Nam chiếm trên 1 % dân số .Tỷ lệ đó là nhỏ bé, nhưng một nước thuộc địa con số đó cũng rất đáng kể.
Nhìn trên tổng thể, công nhân được phân bố trên 2 vùng rõ rệt tuỳ theo điều kiện tự nhiên : miền Bắc tập trung công nhân công nghiệp, miền Nam tập trung công nhân nông nghiệp. Đại bộ phận công nhân công nghiệp tập trung ở Hòn Gai, Hải Phòng, Hà Nội , Nam Định, Vinh, Sài Gòn, Chợ Lớn.
Điều kiện sống và làm việc của công nhân rất cực khổ. Họ phải làm việc trung bình từ 10 giờ đến 14 giờ / ngày với đồng lương rẻ mạt, thường xuyên bị cúp phạp và bị đối xử bất nhân. Trước khi họ trở thành công nhân, họ đã là người dân một nước nô lệ. Vì thế, trong họ đã có sẵn mối thù dân tộc. Khi họ trở thành công nhân, làm thuê cho một ông chủ nào đó, bị giới chủ bóc lột, áp bức nặng nề, họ mang thêm một mối thù thứ hai – mối thù giai cấp. Mối thù dân tộc có trước thôi thúc mối thù giai cấp chín sớm. Do vậy, giai cấp công nhân Việt Nam sớm giác ngộ ý thức giai cấp và nhanh chóng vươn lên nắm lấy ngọn cờ giải phóng dân tộc.
* Giai cấp tiểu tư sản
Cùng với sự gia tăng của cuộc khai thác thuộc địa, sự xuất hiện hệ thống thành thị kiểu phương Tây và nền giáo dục Pháp-Việt phát triển, giai cấp tiểu tư sản ngày càng trở nên đông đảo. Nó được kết hợp một cách lỏng lẻo bởi ba bộ phận: trí thứ, tiểu thương và thợ thủ công. Điểm chung của họ là thi dân, sở hữu một ít tư liệu sản xuất (vốn, chất xám).
Trí thức (trong đó có học sinh, sinh viên) là bộ phận quan trọng nhất của giai cấp tiểu tư sản. Đến năn 1929, đội ngũ trí thức đã lên tới gần 40 vạn người (12.000 giáo viên, 335.545 học sinh, 23.000 viên chức và hàng trăm sinh viên các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề).
Tiểu thương: Biên độ của đội ngũ này khá rộng, từ người buôn thúng bán mẹtt đến những người có cửa hàng, cửa hiệu nhưng vốn liếng (doanh só) chưa đạt tới ngưỡng một nhà tư sản. Đội ngũ những người buôn bán nhỏ có đóng thuế môn bài thường xuyên là 130.000 người.
Thợ thủ công: Vào giữa những năm 30 của thế kỷ này, có khoảng 21,6 thợ thủ công chuyên nghiệp, đông đảo nhất là Bắc Kỳ. So với hai bộ phận trên, bộ phận này có đời sống bấp bênh nhất bởi với sự xuất hiện các doanh nghiệp lớn đe doạ thủ công nghiệp phá sản.
* Giai cấp tư sản
Tư sản Việt Nam,, sau chiến tranh, gặp những điều kiện thuận lợi nên hoạt động kinh doanh của họ càng trở nên sôi nổi hơn, đa dạng hơn. Họ kinh doanh trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, từ xay xát, nhuộm. dệt, in ấn, vận tải đến sản xuất nước mắm, đường, xà phòng, sơn, đồ gốm v.v... Một số đã có trong tay một sản nghiệp lớn như mỏ, đồn điền, công ty vận tải sông biển, các công ty thương mại... Cuối những năm 1920 tư sản Việt Nam đã gia tăng về số lượng, đã đạt từ con số 20.000 người, chiếm khoảng 0,1% dân số cả nước. Tư sản Việt Nam đã từ một tầng lớp trở thành một giai cấp xã hội thực sự sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Do điều kiện kinh doanh, giai cấp tư sản Việt Nam tự phân thành hai bộ phận : tư sản mại bản và tư sản dân tộc.
Tư sản mại bản là một bộ phận những nhà đại lý cho tư bản nước ngoài, những nhà thầu khoán và những tư sản hùn vốn kinh doanh với tư sản Pháp và những nhà doanh nghiệp có quan hệ buôn bán với nước ngoài. Vì lợi ích kinh tế của bộ phận này gắn chặt với lợi ích kinh tế của tư bản thực dân.
Ngoài bộ phận trên, phần lớn các nhà tư sản Việt Nam đều là tư sản dân tộc. Họ có mặt trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt trong thương nghiệp. Nhiều xí nghiệp kinh doanh của họ được mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư về kỹ thuật như xưởng sản xuất sơn của Nguyễn Sơn Hà, công ty vận tải sông biển của Bạch Thái Bưởi, xưởng dệt của Lê Phát Vĩnh. Nhiều đồn điền ở Nam Kỳ rộng hàng nghìn mẫu thu hút hàng trăm công nhân. Sau chiến tranh, xuất hiện những cơ sở kinh doanh mới như Nhà máy gạch Hưng Ký ở Đáp Cầu (Bắc Ninh), xí nghiệp dệt Vĩnh An ở Huế. Lợi ích kinh tế của bộ phận tư sản dân tộc không đồng nhất với lợi ích kinh tế của chính quyền thực dân. Họ bị chèn ép từ nhiều phía, từ tư sản Pháp đến các nhà tư sản ngoại kiều. Vì thế, để tồn tại và phát triển, bộ phận này đã cố kết với nhau trong kinh doanh và do đó ít nhiều họ có tinh thần dân tộc.
Nhìn chung, sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp tư sản Việt Nam lớn mạnh và trưởng thành. Đại diện cho thế lực kinh tế của giai cấp xã hội đang lên này là những nhà doanh nghiệp sáng giá như Trương Văn Bền, Bạch Thái Bưởi;, Nguyễn Sơn Hà, Lê Phát Vĩnh.
Dẫu vậy, giai cấp tư sản Việt Nam còn rất ít về số lượng cũng như vốn liếng. Tổng số vốn kinh doanh của họ chỉ bằng khoảng 5% số vốn của tư bản nước ngoài. Tư sản Việt Nam chủ yếu kinh doanh trong thương nghiệp, ít kinh doanh trong khu vực sản xuất. Trên thương trường, giai cấp tư sản Việt Nam lại đụng độ không cân sức với hai đối thủ : tư sản Pháp và tư sản Hoa kiều.
b) Sự hình thành hệ thống đô thị kiểu phương Tây
Quá trình hình thành hệ thống thành thị kiểu phương Tây ở nước ta gắn chặt với công cuc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, được đẩy mạnh và hoàn thiện trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai. Trong những năm 20 và 30 của thế kỷ này, một hệ thống thành thị kiểu phương Tây đã hình thành với 3 cấp độ: Thành phố cấp 1 : (Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng) ; thành phố cấp 2: (Hải Dương, Nam Định, Vinh, Đà Nẵng, Chợ Lớn) ; thành phố cấp 3 (những thị xã trực thuộc tỉnh như Bắc Ninh, Hưng Yên, Đồng Hới...) và dưới đó là hàng trăm thị trấn và thị tứ. Cùng với sự lớn mạnh của các đô thị, số thị dân tăng nhanh. Năm 1928, thành phố Hà Nội đã có 130.000 dân, Huế - 41.600 dân, Sài Gòn - 125.000 dân, Cho đến những năm 1930, dân số thành phố đã chiếm 8% - 10% dân số cả nước.
Trong quá trình sinh tồn, thị dân đã tạo ra một lối sống riêng, một phong tục tập quán riêng, vừa kế thừa những giá trị truyền thống, nhưng đồng thời cũng có những nét khác với lối sống của nông dân. Một hệ thống thành thị phát triển, thị dân trở nên đông đúc là những tiền đề, những điều kiện để tiếp nhận văn hóa phương Tây. Từ đó, trong các dạng thức sinh hoạt chính trị và văn hóa chúng ta mới có các đảng phái chính trị, các nhà xuất bản, các dòng báo chí, các thể loại văn học nghệ thuật mới như kịch nói, điện ảnh .. xuất hiện những quan niệm mới về bố trí không gian sống và nghỉ ngơi trong kiến trúc vv... Tóm lại, với sự hình thành và hoàn thiện một hệ thống thành thị kiểu phương Tây, trong xã hội Việt Nam đã xuất hiện nền văn minh đô thị, một nền văn minh tiên tiến thúc đẩy xã hội Việt Nam vươn lới.
4. Tình hình văn hóa tư tưởng
Cùng với sự đầu tư khai thác thuộc địa gia tăng sau chiến tranh, đời sống kinh tế và xã hội nước ta có những chuyển biến mạnh mẽ. Một nền kinh tế với kiến trúc đa ngành đã xuất hiện. Một hệ thống đô thị đã hình thành và phát triển. Một nền giáo dục Pháp – Việt, sau nhiều lần cải cách và tìm kiếm những mô hình hợp lý, đã phát huy tác dụng. Các cơ sở in ấn, xuất bản đã xuất hiện ở các thành phố lớn. Hàng loạt những tờ báo, tạp chí chữ Pháp và Quốc ngữ đã ra đời. Đó chính là những tiền đề để tiếp nhận những trào lưu tư tưởng mới, những thành tựu khoa học - kỹ thuật, những loại hình vãn học – nghệ thuật phương Tây tràn vào. Chính vì vậy, thập kỷ 20 trong lịch sử nước ta được xem như là giai đoạn giao thoa, đan xen giữa các giá trị văn hoá truyền thống và văn hoá ngoại nhập, giữa nền văn hoá thực dân, nền văn hoá chính thống và nền văn hoá mới, văn hoá tiến bộ, cách mạng định hình. Đó chính là cuộc chiến đấu không tuyên bố trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Chính quyền thực dân sớm có ý thức sử dụng văn hoá như một thứ vũ khí được quảng bá cho tư tưởng "Pháp – Việt đề huề", "Pháp - Nam hợp tác", đang tạo ra một bầu không khí chính trị ổn định có lợi cho việc gọi vốn đầu tư vào Đông Dương. Nhằm mục đích đó Pháp đã cho phép Phạm Quỳnh ra tờ Nam Phong tạp chí 1917) và cho lập Hội Khai trí Tiến Đức (1919) để tập hợp lực lượng trong giới thượng lưu. Trên các phương tiện thông tin đại chúng lúc đó xuất hiện những bài viết của các học giả thân Pháp tán dương chủ trương "Pháp-việt đề huề", trình bày các chủ thuyết cai trị như thuyết "Trực trị" và thuyết "Quân chủ lập hiến". Cùng với việc trên, báo chí thực dân đã bắt đầu tung ra những bài viết bôi nhọ chủ nghĩa cộng sản, lãnh tụ LêNin và Cách mạng tháng Mười Nga. Nói một cách khác, trên bình diện tư tưởng, báo chí thực dân đã tiến hành chủ nghĩa chống cộng khi ở xứ này chưa có chủ nghĩa cộng sản, thậm chí là mầm mống.
Đối lập với nền văn hoá thực dân, văn hoá nô dịch đó là nền văn hoá mới tiến bộ, cách mạng. Khởi đầu là dòng báo chí tiến bộ với tờ báo La Cloche fêlée (Chuông rạn) và L’Annam (Nước Nam) của Nguyễn An Ninh và Phan Văn Trường. Tiếp đó, xuất hiện các Thư xã (Nhà xuất bản) Sài Gòn, Huế, Hà Nội; nhờ đó mà các tác phẩm văn học mới được dân thành thị đón nhận. Với sự xuất hiện tác phẩm Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách (1925), lần đầu tiên trên văn đàn nước ta, lối kết cấu theo chương hồi được thay bằng lối kết cấu theo quy định luật tâm lý, lễ giáo phong kiến bị đả kích, tự do cá nhân được đề cao. Năm 1922 vở kịch nói đầu tiên Chén thuốc độc của Vũ Đình Long được công diễn thành công tại Nhà hát lớn Hà Nội. Tiếp đến, Nguyễn Hữu Kim với Bạn và vợ, Vi Huyền Đắc với Hoàng Mộng Điệp, Nam Xương với Chàng Ngốc(3). Có thể nói các tác phẩm văn học sau chiến tranh đã hướng tới việc phê phán xã hội đương thời bằng cách bóc trần cảnh lầm than, tủi nhục của những người lao động, mô tả những xung đột bi kịch giữa lễ giáo phong kiến đã lỗi thời và tự do cá nhân tư sản ; đồng thời công khai bóc lộ tình cảm yêu nước thương nòi. Tất cả những điều đó là sư chuẩn bị ch cho nền văn học hiện thực phê phán xuất hiện.
Nguồn: Nguyễn Quang Ngọc 2006, Chương IX – Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1930, Tiến trình Lịch sử Việt Nam, Hà Nội, Giáo Dục, Tr.246 – 254
File đính kèm:
- SU 9 TUAN 19.doc