HĐ1: cần hiểu nguyên nhân, nội dung, đặc điểm của chương trình khai thác.
*Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc để lại những hậu quả gì cho các nước thắng trận và bại trận?
Nhận xét-kết luận.
*Tại sao thực dân Pháp lại tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương và VN?
Kết luận và bổ sung: nhằm bù đắp lại những thiệt hại do chiến tranh gây ra.
Dùng lược đồ phóng to(H27/sgk) treo lên bảng cho HS quan sát các mặt KT được Pháp đầu tư khai thác.
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 688 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tuần 17 - Tiết 17, Bài 14: Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất - Quách Văn Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 6/12
Tiết 17.Tuần 17.
Tên bài Phần hai: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY
Chương I. VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1919 – 1930
Bài 14: VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết, hiểu:Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp trong lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, tài chính, thuế,
- Vận dụng:Sự biến đổi về mặt kinh tế , xã hội trên đất nước ta dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần trhứ hai.
2. Kỹ năng:Nhận xét sự thay đổi xã hội. Sống vượt khó, mạnh dạng đấu tranh công bằng xã hội.
3.Thái độ:
- Nhận thức rõ môi trường sống của dân ta bị bọn thực dân Pháp áp bức bóc lột dân tộc ta.
- Học sinh đồng cảm sự vất vả, cực nhọc của người lao động sống dưới chế độ thực dân phong kiến.
II.Chuẩn bị:
G: Tranh:3 tầng áp bức.
Lược đồ về nguồn lợi của TB Pháp ở VN- khai thác lần thứ hai(sgk)
H: SGK.
III.Các bước lên lớp:
1.Ổn định:Kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra vệ sinh.
2.Kiểm tra bi cũ:
- Từ 1945ànay, sự kiện nào làm cho thế giới căng thẳng?
- Xu thế của thế giới ngày nay là gì?
- Tại sao nói “Hòa bình , ổn định, hợp tác phát triển “vừa là thời cơ vừa là thách thức của các dân tộc?
3. Nội dung bài mới:
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất ,thực dân Pháp là nước thắng trận nhưng thiệt hại rất nặng nề .Từ đã tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở VN, tấn công quy mô, biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hóa ế thừa và thị trường đầu tư TB có lợi cho chúng..Với chương trình này làm cho KT,XH,VH,giáo dục biến đổi sâu sắc.
HĐ của thầy
HĐ của trò
ND ghi bảng
HĐ1: cần hiểu nguyên nhân, nội dung, đặc điểm của chương trình khai thác.
*Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc để lại những hậu quả gì cho các nước thắng trận và bại trận?
Nhận xét-kết luận.
*Tại sao thực dân Pháp lại tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương và VN?
Kết luận và bổ sung: nhằm bù đắp lại những thiệt hại do chiến tranh gây ra.
-------------------------------------------
Dùng lược đồ phóng to(H27/sgk) treo lên bảng cho HS quan sát các mặt KT được Pháp đầu tư khai thác.
*Pháp khai thác những ngành trọng yếu nào ở VN?
- Chốt lại điểm cơ bản.
*Em có nhận xét gì mức độ khai thác của Pháp ở VN?
Kinh tế Việt Nam ra sao?
--------------------------------------------
HĐ2:Cần nắm những chính sách chính trị của Pháp ở VN.
*Thực dân Pháp đã thi hành ở VN những thủ đoạn chính trị, văn hóa ,giáo dục như thế nào?
- Chốt lại những vấn đề cơ bản:
+ Chia rẽ dân tộc, tôn giáo.
+ Dựa vào PK để bóc lột, đàn áp.
------------------------------------------
+ Gây tâm lý tự ti, khuyến khích các tệ nạn XH: mê tín dị đoan, rượu chè,cờ bạc, trai gái.
+Mở 1 số trường tiểu học, trung học ở thành phố lớn(H Nội, Huế,Sài Gòn)
+Sách báo xuất bản công khai để tuyên truyền: khai hóa của thực dân Pháp, ảo tưởng với bọn cướp nước và bọn bù nhìn bán nước.
*Tất cả những thủ đoạn trên của chúng nhằm mục đích gì?
Nhận xét-kết luận: Nhằm củng cố lại bộ máy cai trị mới sợi chỉ đỏ xuyên suốt cho chính sách văn hóa nô dịch(đào tạo tay sai phục vụ cho chúng và ngu dân để dễ bề cai trị).
Em có thái độ như thế nào trong đời sống sinh hoạt Việt Nam ta?
--------------------------------------------
HĐ3: Chỉ ra được sự chuyển biến về kinh tế, xã hội VN dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai
*Do chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm cho XH Việt Nam bị phân hóa như thế nào?
-Bổ sung:
+ GCPK là đối tượng phản cách mạng, trừ 1 số bộ phận nhỏ yêu nước.
+ Địa chủ chiếm khoảng 7% có trên 50% diện tích đất.
+Nông dân chiếm 90% có 42% diện tích đất.
-------------------------------------------
*Giai cấp TS VN ra đời và phát triển như thế nào?
-Tư sản mại bản có quyền gắn chặt với đế quốc àlực lượng phản cách mạng.
-Tư sản dân tộc: kinh doanh độc lậpàthái độ chính trị cải lương, dễ thoả hiệp.
-------------------------------------------
*Giai cấp tiểu tư sản ra đời và phát triển như thế nào?
Kết luận:-Do các thành phần kinh tế phát triển, các cơ quan hành chính văn hóa , giáo dục mở rộngàtầng lớp tiểu tư sản đông lên.
-Họ bị thực dân Pháp bạc đãi, khinh miệt,vào con đường thất nghiệp, trong đó bộ phận trí thức, học sinh, sinh viên là lực lượng quan trọng nhất, họ tiếp thu những tư tưởng văn hóa tiến bộàhọ là lực lượng cách mạng.
------------------------------------------
*Giai cấp nông dân VN phát triển như thế nào? Thái độ chính trị họ ra sao?
Kết luận:
+ Chiếm 90% dân số.
+ Bị đế quốc Pháp và PK áp bức ,bóc lột nặng nề, sưu cao, thuế nặng, phu phen, tạp dịch, bị cướp đất dẫn đến họ bị phá sản trên quy mô lớnàhọ l lực lượng cách mạng hùng hậu.
------------------------------------------
*Giai cấp công nhân phát triển như thế nào? Thái độ chính trị của họ như thế nào?
-Kết luận:+Phát triển nhanh chóng về số lượng, chất lượng, sống tập trung ở các đô thị, khu công nghiệp:H Nội, Hải Phòng, Nam Định, Sài Gòn.
+ Có đặc điểm chung của giai cấp công nhân thế giới và có đặc điểm riêng:chịu 3 tầng áp bức.
-Minh hoạ thêm:
+ Công nhân đồn điền chiếm 36,8%; Công nhân mỏ 24%; công nhân các ngành khác 39,7%
=>Dưới sự tác động của chương trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, kinh tế VN phát triển ở mức độ nhất định(ngòai ý chủ quan của thực dân Pháp) điều đó làm cho VN phân hóa XH sâu sắc hơn.
Đáp-nhận xét: bị thiệt hại rất lớn sức người, sức của.
Đáp-nhận xét.
----------------------------
Đáp-nhận xét.
Nhận xét.
Kiệt quệ.
-----------------------------
Đp sgk.
-----------------------------
Nhóm trao đổi-phát biểu
Pháp dùng nhiều biện pháp thâm độc gây mất đoàn kết dân tộc, ngu muội dân ta, làm dân ta vô cùng căm phẩn, đứng lên đấu tranh.
-----------------------------
Trình bày theo nội dung sgk.
----------------------------
Đp sgk.
-----------------------------
Đáp sgk.
---------------------------
Đp sgk.
-----------------------------
Xem tranh 3 tầng áp bức
,nhận xét.
I.Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp:
1.Nguyên nhân:
Pháp là nước thắng trận nhưng bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế kiệt quệ.
-----------------------------------
2.Nội dung:
- Nông nghiệp:Tăng cường đầu tư vốn vào đồn điền cao su, diện tích tăng lên.
- Công nghiệp:Chú trọng khai thác mỏ, số vốn tăng, nhiều công ty mới ra đời.Mở thêm 1 số cơ sở chế biến.
- Thương nghiệp phát triển,
Pháp độc quyền định thuế hàng hóa các nước vào VN.
- Giao thông vận tải: đầu tư phát triển thêm.
- Ngân hàng: Chi huy các ngành kinh tế Đông Dương.
3.Đặc điểm :
Diễn ra nhanh với quy mô lớn chưa từng thấy từ trước đến nay.
------------------------------------
II.Các chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục:
1.Chính trị:
- Mọi quyền lực nằm trong tay Pháp, vua quan làm bù nhìn, tay sai.
- Dân bị mất tự do , đàn áp.
- Chính sách “chia để trị”.
------------------------------------
2.Văn hóa, giáo dục:
- Khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội
- Hạn chế mở trường học.
------------------------------------
III. Xã hội VN bị phân hóa:
1.Giai cấp địa chủ PK:
- Cấu kết chặt chẽ với thực dân Pháp và làm tay sai cho Pháp.
- Chiếm đoạt ruộng đất của nông dân.
- Tăng cường áp bức bóc lột.
- Một bộ phận nhỏ có tinh thần yếu nước.
------------------------------------
2.Giai cấp tư sản:
- Tầng lớp TS mại bản làm tay sai cho Pháp.
- Tầng lớp TS dân tộc ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc và PK.
------------------------------------
3.Tầng lớp tiểu tư sản tăng nhanh về số lượng nhưng bị chèn ép, bạc đãi, đời sống bấp bênh . Bộ phận trí thức thức,sinh viên,học sinh yêu nước là lực lượng cách mạng .
-----------------------------------
4.Giai cấp nông dân:
- Chiếm trên 90% dân số.
- Bị thực dân Pháp và PK bóc lột,đàn áp, họ là lực lượng hùng hậu của cách mạng.
-----------------------------------
5.Giai cấp công nhân:
Hình thành từ TK XX, chịu 3 tầng áp bức: đế quốc, PK, tư sản. Công nhân phát triển nhanh, gắn bó nông dân, có truyền thống yêu nước vươn lên thành giai cấp lãnh đạo cách mạng.
4.Củng cố:
- Nêu nội dung chương trình khai thác lần thứ hai của Pháp ở VN?
- Thủ đoạn của chúng là gì?
- Xã hội VN bị phân hóa như thế nào? Ai là lực lượng cách mạng, phản cách mạng?
- Môi trường sống dân Việt Nam ta ra sao? Em làm gì?
5.Hướng dẫn về nhà:
Học bài, chuẩn bị bài 15.
IV.Rút kinh nghiệm:
- Ưu: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Khuyết: -------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Định hướng lần sau: ----------------------------------------------------------------------------------------
Tân Phong, ngày 7 tháng 12 năm 2013
TT.
QUCH KIM XIẾU.
File đính kèm:
- TUẦN 17, TIẾT 17.doc