HĐ1:Sự hình thành trật tự thế giới mới - Trật tự hai cực I-an-ta sau Chiến tranh thứ hai
*Hội nghị Ianta ra đời trong hoàn cảnh nào?
-Nhận xét-giảng.
*Nêu nội dung chủ yếu của hội nghị?
- Giới thiệu 3 nguyên thủ quốc gia: Liên Xô, chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Xtalin; Mỹ:Tổng thống Ru-dơ-ven; Anh:Thủ tướng Sớc-sin.
- Dùng bản đồ chính trị thế giới trình bày việc phân chia lại khu vực ảnh hưởng của hai cường quốc đứng đầu.
*Hội nghị Ianta có những quyết định nào và hệ quả của các quyết định đó?
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tuần 13 - Tiết 13, Bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai - Quách Văn Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:8/11.
Tiết 13.Tuần 13.
Tên bài dạy:
CHƯƠNG IV
QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY.
BÀI 11:TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI.
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Hiểu: những nội dung cơ bản của quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến năm 1991.
- Hiểu, vận dụng: Sự hình thành trật thế giới mới và sự thành lập tổ chức Liên hợp quốc.Những đặc điểm của quan hệ quốc tế từ năm 1991 đến nay.
2.Kỹ năng:
Phân tích , nhận định những vấn đề lịch sử. Sống, tồn tại cần hợp tác kinh tế
3.Thái độ:
Cuộc đấu tranh gay gắt vì mục tiêu của loài người :Hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ hợp tác phát triển.
II.Chuẩn bị:
G: SGK. Hình 22,23.
H:sgk.
III.Các bước lên lớp:
1.Ổn định:KTVS.KTSS.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tình hình các nước Tây Âu từ 1945 đến nay có gì nổi bật?
- Tại sao các nước Tây Âu phải liên kết khu vực ?
- Em hiểu gì về liên minh châu Âu (EU)hiện nay?
3. Nội dung bài mới:
Giới thiệu: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới mới hình thành, Liên Xô và Mỹ là hai siêu cường quốc đại diện cho hai cực, chạy đua vũ trang .Từ đối đầu sang đối thoại và việc thành lập tổ chức mới Liên hợp quốc. Tìm hiểu bài mới.
HĐ của thầy.
HĐ của trò.
ND ghi bảng.
HĐ1:Sự hình thành trật tự thế giới mới - Trật tự hai cực I-an-ta sau Chiến tranh thứ hai
*Hội nghị Ianta ra đời trong hoàn cảnh nào?
-Nhận xét-giảng.
*Nêu nội dung chủ yếu của hội nghị?
- Giới thiệu 3 nguyên thủ quốc gia: Liên Xô, chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Xtalin; Mỹ:Tổng thống Ru-dơ-ven; Anh:Thủ tướng Sớc-sin.
- Dùng bản đồ chính trị thế giới trình bày việc phân chia lại khu vực ảnh hưởng của hai cường quốc đứng đầu.
*Hội nghị Ianta có những quyết định nào và hệ quả của các quyết định đó?
----------------------------------------------
HĐ 2: Biết được sự hình thành, mục đích và vai trò cuả tổ chức Liên hợp quốc.
*Liên hợp quốc ra đời trong hoàn cảnh nào?
*Mục đích chủ yếu của Liên hợp quốc là gì?
- Nhận xét-kết luận.
- Giới thiệu hình 23.
- 9/1997,VN tham gia Liên hợp quốc.Thành viên thứ 149
Vai trò của Liên hợp quốc là gì?
*Em hãy nêu lên những việc làm của Liên hợp quốc giúp nhân VN mà em biết?
-Nhận xét-mở rộng.
-----------------------------------------------
HĐ3.Những biểu hiện của chiến tranh lạnh và những hậu quả của nó.
*Hoàn cảnh nào Mỹ đề ra “Chiến tranh lạnh”?
-Nhận xét.
*Em hiểu thế nào là”chiến tranh lạnh”?
-Nhận xét-giảng.
* Hãy cho biết biểu hiện chiến tranh lạnh của Mỹ?
-Kết luận:Tăng cường ngân sách quốc phòng gây chiến tranh; thành lập các khối quân sự: NATO(Bắc ĐạiTâyDương); SEATO (ĐNÁ); CENTO (Trung cận Đông)à bao vây, cấm vận kinh tế, cô lập chính trị Liên Xô và các nước XHCN.
-----------------------------------------------
*Với thực trạng trên dẫn đến hậu quả như thế nào?
-Nhận xét-giảng.
-----------------------------------------------
HĐ4: Đặc điểm trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh
Vì sao chiến tranh lạnh chấm dứt?
*Sau chiến tranh, tình hình thế giới có những chuyển biến quan trọng gì?
- Chốt lại những điểm cơ bản.
- Liên hệ thực tế ngày nay: Hoà bình ,ổn định và hợp tác phát triển kinh tế. Đây là thời cơ, thách thức các dân tộc TK XX. Việt Nam cũng nằm trong tình trạng này.
- Đáp: giai đoạn cuối, chiến tranh sắp kết thúc, các nước thắng trận chia quyền lợi dẫn đến hội nghị.
-Trình bày theo sgk(chữ in nhỏ).
-Xem hình 22 (sgk).
-Nghe-quan sát bản đồ.
- Đáp: Những thoả thuận quy định trên đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới.Gọi là trật tự hai cực Ianta do Mỹ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực.
----------------------------------
- Đáp theo nội dung trên.
Đáp:Tại hội nghị Ianta (2/1945) các đại biêu củng nhất trí thành lập 1 tổ chức Liên hợp quốc từ ngày 24à26/4/1945, đại biểu của 50 nước họp ở Xanphơ-ran-xi-xcô(Mỹ) để thông qua Hiến chương Liên hợp quốc và thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
- Đáp –sgk.
-Nghe.
Đáp:
+ Giúp VN hàng trăm triệu đôla và cử nhiều chuyên gia giúp VN xây dựng đất nước.
+ Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF giúp khoảng 300 triệu USD, quỹ dân số thế giới UNFPA 86 triệu USD.
----------------------------------
Đáp: - Sau chiến tranh, Mỹ và Liên Xô từ đồng minh chống phát xít đã nhanh chóng chuyển sang đối đầu gay gắt.
- 3/1947, Mỹ chính thức phát động “chiến tranh lạnh”.
Đáp:Là chính sách thù địch về mọi mặt của Mỹ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô,các nước XHCN.
- Đáp:sgk.
---------------------------------
- Nêu hậu quả-bổ sung.
-------------------------------
- Hai bên tốn kém quá nhiều, trong khi đó các nước Tây Âu, Nhật phát triển nhanh.
- Đáp sgk.
Từ đối đầucác tranh chấp.
Nhưng Mỹ thế giới.
Các nước 7/1945
Nguyên nhân trẻ em.
I.Sự hình thành trật tự thế giới mới:
4->11/2/1945, Hội nghị đã thông qua những quyết định quan trọng về phân chia khu vực ảnh hưởng châu Âu và châu Á giữa hai cường quốc Liên Xô và Mỹ mà lịch sử gọi là Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.
-------------------------------
II.Sự thành lập Liên hợp quốc(10/1945):
- Mục đích:
+ Duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
+ Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền các dân tộc. Thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế ,văn hoá ,xã hội và nhân đạo.
-Vai trò:
+ Giữ gìn hoà bình, an ninh quốc tế.
+ Đấu tranh chống thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
+ Giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, văn hoá, giáo
dụckhoa học-kỹ thuật
(Á,Phi,Mỹ la-tinh).
- Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc từ tháng 9-1977, thành viên thứ 149.
------------------------------
III. “Chiến tranh lạnh”
1.Những biểu hiện của tình trạng” chiến tranh lạnh”:
- Mỹ và các nước đế quốc chạy đua vũ trang, thành lập các khối quân sự, chiến tranh cục bộ.
- Tăng cường ngân sách quân sự bao vây LX và các nước XHCN.
- Tiến hành nhiều cuộc chiến tranh, đàn áp các phong trào đấu tranh GPDT.
--------------------------------
2.Hậu quả:
- Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng .
- Các cường quốc chi cho quân sự số tiền khổng lồ-chế tạo vũ khí huỷ diệt.
- Hàng tỉ người còn đang bị đói, bệnh dịch
--------------------------------
IV.Thế giới sau chiến tranh lạnh:
- 12/1989, Mỹ và Lxô chấm dứt “chiến tranh lạnh”.
- Biến chuyển của thế giới:
+ Xu thế hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế.
+ Xác lập trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm kinh tế.
+ Các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng tâm.
+ Nhiều khu vực xảy ra cuộc xung đột quân sự, nội chiến
4.Củng cố:
- Nêu lên xu thế phát triển của thế giới ngày nay? Nhiệm vụ to lớn VN ta là gì?
(các nước trên thế giới đang cạnh tranh các hàng hoá; tích cực tham gia vào các tổ chức kinh tế:EU,WTO, APEC, ASEAN, ARF.
- Thách thức doanh nghiệp VN:Các mặt hàng chủ lực đang vấp phải hàng rào bảo hộ (dệt may đang bị hạn chế bởi hạn ngạch,thuỷ hải sản đang kiện bán phá giá);năng lực cung và khả năng tiếp thị xuất khẩu của VN còn yếu,đặc biệt quy mô sản xuất nhỏ ,nên khó đáp ứng các đơn đặt hàng lớn của Mỹ;VN mới thâm nhập vào thị trường còn non trẻ,trong khi đó các nước khác đã có bạn hàng nhập khẩu và phân phối thị trường này từ lâu;nhiều mặt hàng của VN nhập khẩu vào Mỹ phải chịu mức thuế nhập khẩu cao hơn so với các nước được hưởng GSP; cước phí vận chuyển hàng từ VN sang Mỹ thường cao so với các nước khác; hệ thống pháp luật thương mại và hàng rào kỷ thuật của Mỹ rất phức tạp; VN chưa có thành viên tổ chức thương mại thế giới(WTO)và vẫn bị Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.
5.Hướng dẫn về nhà:
Học bài.
Chuẩn bị bài 12.
IV.Rút kinh nghiệm:
- Ưu:....................
- Khuyết:.....
- Kinh nghiệm lầnsau:.....
Tân Phong, ngày 9 tháng 11 năm 2013
TT.
QUÁCH KIM XIẾU.
File đính kèm:
- TUẦN 13, TIẾT 13.doc