-Sau chiến tranh thế giới thứ hai,vì sao Mỹ trở thàmh nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới?
Yêu cầu:Mỹ ở xa chiến trường được hai đại dương bao bọc,không bị chiến tranh tàn phá.
Nước Mỹ yên ổn sản xuất vũ khí,hàng hoá bán cho các nước tham chiến,giàu tài nguyên.
3.Dạy bài mới:
Giới thiệu bài mới:Chiến tranh thứ hai kết thúc,kinh tế Nhật gặp nhiều khó khăn(bị thiệt hại nặng nề trong chiến tranh)nhưng Nhật Bản vẫn vươn lên nhanh chóng trở thành một siêu cường về kinh tế,đứng thứ hai thế giới(sau Mỹ).Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển “ thần
7 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 781 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tuần 11 - Tiết 11, Bài 9: Nhật Bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/10
Tiết 11.Tuần 11
Tên bài dạy:
Bài 9:NHẬT BẢN.
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
-Nhật Bản là nước phát xít bại trận,kinh tế Nhật Bản bị tàn phá nặng nề.
-Những nguyên nhân khách quan và chủ quan tạo điều kiện Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế. Nhật Bản vươn lên nhanh chóng,trở thành siêu cường kinh tế,đứng thứ hai thế giới(sau Mỹ)và trở thành cường quốc chính trị để xứng với tiềm lực kinh tế của mình.
*Trọng tâm:Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh.
2.Kỹ năng:
-Chỉ bản đồ và phương pháp tư duy ,logic trong việc đánh giá,phân tích các sự kiện lịch sử và biết so sánh ,liên hệ thực tế.
3.Thái độ:
-Ý chí vươn lên tự cường lao động hết mình ,tôn trọng kỷ luật người Nhật.
-Từ năm 1993 đến nay,mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng mở rộng nhiều mặt:chính trị,văn hoá,kinh tế với phương châm”hợp tác lâu dài ,đối tác tin cậy”.
II.Chuẩn bị:
G:Bản đồ Nhật Bản và một số tranh ảnh,tài liệu về Nhật Bản.
H:SGK.Nhận xét hình 18,19,20 SGK.
III.Các bước lên lớp:
1.Ổn định lớp:
-Kiểm tra sĩ số.
-Kiểm tra vệ sinh.
2.Kiểm tra bài cũ:
-Sau chiến tranh thế giới thứ hai,vì sao Mỹ trở thàmh nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới?
Yêu cầu:Mỹ ở xa chiến trường được hai đại dương bao bọc,không bị chiến tranh tàn phá.
Nước Mỹ yên ổn sản xuất vũ khí,hàng hoá bán cho các nước tham chiến,giàu tài nguyên.
3.Dạy bài mới:
Giới thiệu bài mới:Chiến tranh thứ hai kết thúc,kinh tế Nhật gặp nhiều khó khăn(bị thiệt hại nặng nề trong chiến tranh)nhưng Nhật Bản vẫn vươn lên nhanh chóng trở thành một siêu cường về kinh tế,đứng thứ hai thế giới(sau Mỹ).Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển “ thần kỳ”của đất nước này.
Hôm nay,chúng ta học bài 9:Nhật Bản.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY.
*Hoạt động1:Nắm được hậu quả chiến tranh và cải cách dân chủ Nhật.
-Dùng bản đồ Nhật Bản treo lên bảng cho HS chỉ vị trí nước Nhật.
-Nhận xét.
-Hỏi:Sau chiến tranh thế giới thứ hai,tình hình nước Nhật ở trong tình trạng như thế nào?
-Nhận xét-kết luận:
-Dẫn chứng:
+34% máy móc,25% công trình,80% tàu biển bị phá huỷ.
+Sản xuất công nghiệp năm1946 chỉ bằng ¼ so với trước chiến tranh.
+Các nhà máy,xí nghiệp ngừng hoạt động dẫn đến thất nghiệp.
-Hỏi:Để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khókhăn,Nhật
Bản đã thực hiện những cải cách dân chủ nào?
-Hỏi:Những cải cách này có ý nghĩa gì đối với nước Nhật Bản?
-Nhận xét.
-Chuyển ý:Nhờ ban hành hàng loạt cải cách dân chủ tiến bộ tạo điều kiện cho Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế có kết quả như thế nàota tìm hiểu phần II.
*Hoạt động 2:Sự phát triển “thần kỳ”nhanh chóng của Nhật Bản có nhiều nguyên nhân.
-Hỏi:Từ 1950 đến những năm 70 của thế kỷ XX nền kinh tế Nhật Bản được khôi phục và phát triển như thế nào.
-Nhận xét-kết luận.
-Hỏi:Nhật Bản nhờ vào đâu mà có thuận lợi phát triển “thần kỳ”như thế?(bài tập)
+Gợi ý:Nguyên nhân khách quan và chủ quan.
-Nhận xét và khẳng định:
+Khách quan:Nhờ đơn đặt hàng của Mỹ trong 2 chiến tranh:Triều Tiên(1950
1953),Việt Nam(những năm 60 của thế kỷ XX)được coi là hai “ngọn gió thần”thổi vào nền kinh tế Nhật Bản;ứng dụng khoa học-kỹ thuật hiện đại của thế giới
+Chủ quan:Truyền thống văn hoá;tổ chức quản lý;vai trò nhà nước;yếu tố con người.
-GV cho HS đọc kết quả đạt được của nước Nhật Bản.
-GV giới thiệu hình18,19,20 Nhật Bản ứng dụng khoa học- kỹ thuật.
-Hỏi:Phần lớn Nhật gặp thuận lợi để phát triển,bên cạnh đó có khó khăn gì?
-Hỏi:Những biểu hiện nào cho thấy điều này?
*Chuyển ý:Sau chiến tranh thế giới thứ hai,Nhật là nước bại trận, hoàn toàn bị lệthuộc vào Mỹ về chính trị và an ninh .Nhật Bản có những đối sách gì ta sang phần thứ III.
-Hoạt động 3:Sự khôn khéo trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản.
-Hỏi:Hãy nêu nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản?
-Chốt lại vấn đề:Tránh xa những rắc rối quốc tế,ngày 8/9/1951,Nhật ký với Mỹ “Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật”,Nhật dành 1% chi cho quân sự ,còn lại tập trung sức vào phát triển kinh tế đối ngoại như trao đổi ,buôn bán,tiến hành đầu tư,viện trợ các nước,đặc biệt là khu vực các nước Đông Nam Á.
-Hỏi:Em có nhận xét gì chính sách đối ngoại của Nhật từ những thập niên qua ?
-Nhận xét-kết luận.
-Hỏi:Em hãy nêu đôi nét về sự phát triển của quan hệ Nhật Bản-Việt Nam từ những năm 1970 đến nay?
-Dự kiến:
+Chính trị:Năm 2002,lãnh đạo cấp cao hai nước thống nhất xây dựng quan hệ Việt Nam – Nhật Bản theo phương châm”đối tác tin cậy,ổn định lâu dài”.Trong chuyến thăm Việt Nam 7/2004 của ngoại trưởng Nhật Bản,hai bên đã kýTuyên bố chung”Vươn tới tầm cao mớicủa đối tác bền vững” .Nhật Bản ủng hộ đường lối đổi mới,mở cửa của Việt Nam;hỗ trợ Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới(vào APEC,WTO,ASEM ,ARF,) Việt Nam ủng hộ Nhật làm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc mở rộng,Nhật ủng hộ Việt Nam ứng cử làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009.
+Quan hệ kinh tế:Về mậu dịch;đầu tư trực tiếp(11/2003, số vốn là78 triệu USD);về tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam,từ 2002-2003 đạt khoảng 8,7 tỉ USD;về hợp tác lao động(16000 tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật);
giáo dục(viện trợ 9,5 tỉ yên để xây dựng 195 trường tiểu học ở các tỉnh miền núi và vùng biển hay bị thiên tai.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ.
-Học sinh lên bảng chỉ vị trí nước Nhật.
-Nhận xét cách đọc,chỉ,xác định vị trí.
-Đáp-nhận xét:
+Là nước bại trận.
+Bị Mỹ chiếm đóng.
+Bị mất hết thuộc địa.
+Kinh tế bị tàn phá nặng nề.
+Nạn thất nghiệp nghiêm trọng.
+Thiếu lương thực,thực phẩm.
+Lạm phát nặng nề.
-Đáp theo nội dung SGK:
+Cải cách ruộng đất.
+Xoá bỏ chủ nghĩa quân phiệt.
+Trừng trị tội phạm chiến tranh.
+Giải giáp các lực lượng vũ trang.
+Giải thể các công ty độc quyền lớn.
+Thanh lọc các phần tử phát xít ra khỏi chính phủ.
+Ban hành các quyền tự do dân chủ.
-Đáp-nhận xét:Nó đem lại luồng sinh khí mới cho nhân dân Nhật,giúp Nhật Bản phát triển về sau.
-Đáp-nhận xét và bổ sung:
+Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng nhanh chóng.Gọi là giai đoạn “thần kỳ”của Nhật Bản.
-Nhóm trao đổi và đại diện phát biểu tại chỗ.
-Đại diện các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
-Đọc đoạn”về tổng sản phẩmsau Pêru”.
-Khai thác kênh hình để làm rõ sự phát triển kinh tế nước Nhật Bản.
-Đáp:Năng lượng,nguyên liệu đều phải nhập từ nước ngoài;sự cạnh tranh ,chèn ép của Mỹ và nhiều nước khác.Đặc biệt vào những năm 90 của thế kỷ XX,nền kinh tế Nhật lâm vào cuộc suy thoái kéo dài chưa từng thấy từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
-Đọc “tốc độ tăng trưởngnhư mong muốn”
-Trình bày chính sách đối ngoại của Nhật Bản(SGK)
-Nhận xét-bổ sung.
-Trình bày một khía cạnh đã biết về quan hệ Nhật –Việt Nam.
NỘI DUNG GHI BẢNG.
I.Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh:
-Bị tàn phá nặng nề,nước ngoài chiếm đóng,khó khăn bao trùm cả nước Nhật.
-Ban hành hàng loạt cải cách dân chủ mang màu sắc mới.
II.Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh:
-1950-1970,kinh tế Nhật Bản tăng trưởng nhanh chóng liên tục,gắn liền cách mạng khoa học-kỹ thuật hiện đại.
Trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế –tài chính thế giới.
III.Chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh:
-Về đối ngoại:
+Thi hành một chính sách đối ngoại mềm mỏng về
chính trị và lấy kinh tế làm trọng tâm.
+Hiện nay,Nhật đang vươn lên thành cường quốc chính trị để tương xứng với siêu cường kinh tế.
4.Củng cố:
*Phát phiếu học tập cho học sinh.
-Bài tập 1:Trình bày những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phát triển”thần kỳ”của nền kinh tế Nhật Bản theo mẫu sau:
Nguyên nhân khách quan.
Nguyên nhân chủ quan.
1. ..
2. ..
3
.
1.
2.
3.
4. ..
.
-Đáp án:
+Nguyên nhân khách quan:
Nhờ đơn đặt hàng của Mỹ:Mỹ gây chiến tranh xâm lược Triều Tiên ;chiến tranh xâm lược Việt Nam;ứng dụng khoa học – kỹ thuật hiện đại.
+Nguyên nhân chủ quan:Truyền thống văn hoá;tổ chức quản lý;vai trò của nhà nước;yếu tố con người.
-Bài tập 2:Hãy khoanh tròn đầu chữ cái in hoa,xác định là câu đúng: nói về chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
A. Chấp nhận sự bảo hộ về quân sự của Mỹ để tập trung nguồn lực vào phát triển kinh tế.
B. Ủng hộ các nước Tây Âu cùng chống lại Mỹ.
C. Ủng hộ Mỹ trong việc chống lại phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
D. Thực hiện chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị ,mở rộng quan hệ buôn bán,đầu tư và viện trợ cho các nước,đặc biệt là các nước Đông Nam Á.
-Đáp án: A và D.
5.Hướng dẫn về nhà:
-Học bài.
-Chuẩn bị bài 10:Các nước Tây Âu.
-Soạn bài theo câu hỏi SGK(chú ý :các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai có những chuyển biến gì mới).
IV.Rút kinh nghiệm:
-Thành công:..........
-Thất bại:............
-Kinh nghiệm lần sau:........
Tân Phong,ngày 22 tháng 10 năm 2011.
TT.
QUÁCH KIM XIẾU.
PHIẾU HỌC TẬP-SỬ 9.
Bài 9:NHẬT BẢN.
*Khoanh tròn đầu chữ cái in hoa cho là đúng.
Bài tập1:Sau chiến tranh thế giới thứ hai,nước Nhật ở trong tình trạng :
A.Nhật Bản là nước bại trận,bị quân đội nước ngoài chiếm đóng;
B.Là nước thắng trận,Nhật Bản đã thu nhiều quyền lợi;
C.Nước Nhật bị mất hết thuộc địa,kinh tế bị tàn phá nặng nề;
D.Nạn thất nghiệp diễn ra trầm trọng.Lương thực,thực phẩm và hàng tiêu dùng rất thiếu thốn,lạm phát nặng nề.
Bài tập 2:Vì sao nói vào những năm 60 của thế kỷ XX ,nền kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng”thần kỳ”? Hãy nêu dẫn chứng.
- .
- .
Bài tập 3:Trình bày những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phát triển “thần kì”của nền kinh tế Nhật Bản theo mẫu sau:
Nguyên nhân khách quan.
Nguyên nhân chủ quan.
1. ..
2. ..
3
.
1.
2.
3.
4. ..
.
Bài tập 4:Hãy khoanh tròn đầu chữ cái in hoa,xác định là câu đúng: nói về chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
A. Chấp nhận sự bảo hộ về quân sự của Mỹ để tập trung nguồn lực vào phát triển kinh tế.
B. Ủng hộ các nước Tây Âu cùng chống lại Mỹ.
C. Ủng hộ Mỹ trong việc chống lại phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
D. Thực hiện chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị ,mở rộng quan hệ buôn bán,đầu tư và viện trợ cho các nước,đặc biệt là các nước Đông Nam Á.
File đính kèm:
- TUẦN11,TIẾT 11.doc