Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 35, Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954) - Năm học 2012-2013

Những hiểu biết về âm mưu mới của Pháp - Mĩ ở Đông Dương trong kế hoạch Na Va 5/1953 nhằm giành một thắng lợi quân sự quyết định hòng “kết thúc chiến tranh danh dự”

- Chủ trương kế hoạch tác chiến Đông - Xuân 1953 - 1954 của ta nhằm phá “kế hoạch Na Va” của Pháp - Mĩ và chiến dịch Điện Biên Phủ 5/1954 giành thắng lợi quyết định.

2. Về kĩ năng: Rèn các kĩ năng:

- Phân tích, nhận định đánh giá âm mưu thủ đoạn chiến tranh của Pháp - Mĩ chủ trương kế hoạch chiến đấu của ta.

- Tường thuật diễn biến các chiến dịch nhất là chiến dịch Điện Biên Phủ theo lược đồ

3. Về tư tưởng: Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tình đoàn kết quốc tế, niềm tự hào dân tộc.

 

doc11 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 789 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 35, Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954) - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n lược của ta ntn? (SGK-120, phần in nhỏ) - Phương châm: ‘tích cực chủ động, cơ động, linh hoạt”; “đánh ăn chắc, đánh chắc thắng” Với những chủ trương, phương châm như vậy ta đã mở các cuộc tiến công trên khắp các chiến trường ntn...chúng ta tìm hiểu... GV: Thực hiện những chủ trương trên ta đã tiến công địch vào những hướng sau: Quan sát trên bản đồ: - Đầu tháng 12 ta đánh địch ở Lai Châu (Trừ Điện biên Phủ) Na - Va phải điều 6 tiểu đoàn, quân ở Đồng bằng Bắc Bộ nhảy dù chốt giữ Điện Biên Phủ- ĐBP trở thành nơi tập trung quân thứ hai của địch. - 12/ 1953 liên quân Việt -Lào tấn công địch ở Trung Lào giải phóng Tỉnh Thà Kẹt bao vây uy hiếp Sê- Nô buộc địch tập trung quân ở sê- nô. (Nơi tập trung quân thứ 3 của địch) - 1/ 1954 Liên quân Việt Lào tấn công Thượng Lào giải phóng Phong -xa- lì, sợ mất Luông Pha Băng buộc địch tăng thêm quân cho Luông Pha Băng (Nơi tập trung quân thứ 4 của địch) - Cuối tháng 1-> đầu tháng 2 /1954 ta đánh địch ở Tây Nguyên giải phóng Kon Tum, uy hiếp PLây - cu buộc địch tập trung lực lượng ở Plây- cu (Nơi tập trung quân thứ 5 của địch) Như vậy là.. ?Qua các đợt tấn công ta đã đạt được kết quả ntn? Kết quả đó khẳng định điều gì? (Chủ trương của ta là đúng đắn linh hoạt, sáng tạo, ta đã làm chủ chiến trường ĐD) GV: Vậy để tiếp tục giành quyền chủ động trên chiến trường ta quyết chiến với giặc tại Điện Biên Phủ cụ thể ntn chúng ta cùng... Quan sát lược đồ: Em hãy cho biết về vị trí của Điện biên phủ ntn? - Điện Biên Phủ thuộc tỉnh Lai Châu, là một thung lũng rộng lớn, nằm ở phía Tây, vùng rừng núi Tây Bắc Việt Nam, Thượng Lào và Tây Nam (Trung Quốc) có vị trí chiến lược quan trọng. ? Quân địch ở điện biên phủ được bố trí ntn? ? Căn cứ vào đâu mà khẳng định ĐBP là tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ĐD? Quan sát lược đồ : + Phân khu Bắc có cứ điểm Độc Lập, Bản Kéo và Him Lam. + Phân khu trung Tâm có sở chỉ huy và sân bay Mường Thanh. + Phân khu Nam có trận địa pháo và sân bay Hồng Cúm. Mỗi cụm cứ là một hệ thống hỏa lực nhiều tầng, có chiến hào ngang dọc, có hàng rào dây thép gai, bãi mìn dày đặc với lưới dây điện sát mặt đất, một số cứ điểm có cả hầm ngầm cố thủ, lực lượng ở đây lúc cao nhất lên tới 16.200 quân. Tướng Na-va đưa cố vấn Mĩ đi thăm pháo đài Điện Biên Phủ, cố vấn Mĩ rất tâm đắc và cho rằng, một pháo đài bất khả xâm phạm (một con chuột cũng khó có thể vượt qua) Trước sự bố trí của quân địch như vậy ta có Chủ trương gì? Mục đích: + Tiêu hao sinh lực địch + Giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào. ? Quân dân ta đã chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ như thế nào? Hình ảnh minh họa. 1-Công việc mở đường ra trận địa được tiến hành khẩn trương trong “mưa bom báo đạn” của địch. 2- Vượt qua những chặng đường bộ và thủy bằng mọi phương tiện, bất chấp mọi khó khăn, thiếu thốn bởi sự chống phá của kẻ thù, suốt ngày đêm quân dân ta liên tục chở lương thực, thực phẩm súng đạn, thuốc men...Cơ giới ít, chủ yếu vận chuyển thô sơ sức người là chính. Tiêu biểu có anh Ma Văn Thắng xe đạp thồ chở 175 kg; Bà Nguyễn Thị Ngải gánh gạo 56 ngày đêm; (trung bình mỗi người gánh từ 25-30kg, chặng dường gian lao... có người đến nơi chỉ còn 1 kg vậy mà góp đủ cho tiền tuyến) chiến sĩ Lương Văn Coi vác hòm vũ khí nặng 100 kg... ra tiền tuyến. 3- Kéo pháo (đèo cao, vực sâu) chẳng may bị dây cáp đứt - Gương hi sinh Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo để đồng đội kịp thời kéo pháo lại. (Trong bài thơ hoan hô chiến sĩ ĐB - Tố Hữu) “ Có đồng chí chèn lưng kéo pháo Nát thân mắt nhắm còn ôm” 4- Không kể ngày đêm Đoàn dân công đã thồ hàng ra trận địa phục vụ chiến đấu với một lòng quyết tâm cho trận chiến cuối cùng: ” Dốc phia đin chị gánh anh thồ Đèo Lũng Lô anh hò chị hát Dù bom đạn xương tan thịt nát Không sờn lòng không tiếc tuổi xuân” Hay: ” Ra đi quyết giữ lời thề Điện biên còn giặc trưa về quê hương” =>Như vậy Sự chuẩn bị rất chu đáo về sức người sức của cho trận chiến này đã hoàn tất =>Vậy diễn biến của chiến dịch diễn ra ntn chúng ta cùng tìm hiểu ... Diễn biến của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ bắt đầu... GVtường thuật trên lược đồ. Đợt 1: Ngày 13/3 quân ta tấn công cụm cứ điểm Him Lam, có pháo bắn yểm trợ, bộ binh ta tiến lên chiếm các cứ điểm, các chiến sĩ bộc phá được lệnh tiến lên trước, địch bắn ráo riết, tuy bị thương vong nhiều nhưng các chiến sĩ bộc phá vẫn tiến lên phá đượng 4 hàng rào và một mảng Lô cốt số 1. anh Phan Đình Giót đã bị thương, xong Lô cốt số 3 vẫn phụt lửa như mưa, Anh quyết định bò lên dưới làn mưa bom bão đạn, đến tận chân tường Lô cốt số 3 rồi vươn mình lên lấp lỗ châu mai, hỏa lực của địch tắt hẳn, quân ta ào ạt xông lên. Nửa giờ sau lá cờ chiến thắng của ta phất cao trên cứ điểm Him Lam, rồi tiến đánh căn cứ Độc Lập, buộc quân địch ở Bản Kéo ra hàng, uy hiếp trực tiếp sân bay Mường Thanh. Tên chỉ huy pháo binh Pi-rốt tự dùng lựu đạn tự tử. Đợt 2: Từ (30/3 -> 26/4/1954) tấn công vào Đông Mường Thanh, bao gồm các quả đồi A1,B1,C1,D2...cuộc chiến đấu diễn ra rất ác liệt, Tự hào biết bao trong trận chiến này sáng lên sự hi sinh của anh Bế Văn Đàn- người con của núi rừng Cao Bằng, trong hoàn cảnh cấp thiết. anh đã dũng cảm lấy thân làm giá súng để đồng đội bắn xả vào quân thù), quân ta giành giật với địch từng tấc đất, cuối cùng ta chiếm hầu hết các cứ điểm, riêng đồi A1,C1 mỗi bên chiếm một nửa Đồng thời ta cũng thắt chặt vòng vây khu trung tâm của địch. Cánh đồng Mường Thanh quân ta tiến công rất khó khăn vì hỏa lực mạnh, quân ta có sáng kiến thực hiện trận địa chiến hào, bao vây cô lập từng cứ điểm của địch, đào hệ thống hầm hào dưới lòng đất (dưới cả hầm của địch); Bộ đội ta thi đua đào hào hàng trục km, hào trục- hào chính, hào nhỏ nối với hàng vạn chiếc hầm, cuối tháng 3 hệ thống hầm hào của ta đã khép chặt lòng chảo Mường Thanh. Hệ thống hào cắt đôi sân bay Mường Thanh, mỗi chiều chỉ còn 1km. địch chui giúc trong những chiếc hầm bẩn thỉuvừa thiếu nước uống, thức ăn, thuốc men ló đầu ra khỏi hầm thì bị quân ta bắn tỉa , Pháp phải huy động toàn bộ máy bay chúng có ở ĐD để tiếp tế, Nhưng đa số dù tiếp tế toàn rơi vào tay ta, nên chúng gặp nhiều khó khăn. Đợt 3: (1/5 -> 7/5/1954) Ta chiếm các cứ điểm còn lại ở phía Đông và tấn công Trung tâm Mường Thanh, Hồng Cúm, tối 1/5 ta xung phong bất ngờ tiêu diệt địch chiếm hoàn toàn đồi C1 và một số cao điểm khác, thu hẹp phạm vi chiếm đóng của chúng, chiều 6/5 qua đường ngầm vào tận đỉnh đồi A1, tiếng nổ của (khối bộc phá 1tấn) đã phá tan cứ điểm cuối cùng nguy hiểm này. Đồng thời mở đầu hiệu lệnh tổng công kích của quân ta 17h 30’ ngày 7/5 quân ta đánh thẳng vào Trung tâm Mường Thanh như một cơn lốc, các chiến sĩ của Tạ Quốc Luật vượt cầu Mường Thanh tiến sâu vào khu Trung tâm; Luật, Vinh, Nhỏ và một số sĩ quan khác xông vào hầm ĐơCa-Xtơ-ri, ông và toàn bộ chỉ huy bị bắt sống, lá cờ quyết chiến quyết thắng của ta tung bay trên nóc hầm chỉ huy Pháp. cho hs xem hình 56 Tướng Na-va đầu hàng... ? Nêu kết quả - ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ ? Thơ ca ngợi: Chín năm làm một Điện Biên Nên vành hoa đỏ niên thiên sử vàng Trải qua cuộc kháng chiến trường kì gian khổ chống TDP xâm lược, quân dân ta đã làm nên một trận Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, đột phá thành trì của chủ nghĩa đế quốc. Chiến thắng ĐBP là một mốc son chói lọi, là thắng lợi vĩ đại của quân đội ta, nhân dân ta, kết thúc 9 năm kháng chiến trường kì gian khổ, khẳng định tinh thần quyết chiến, quyết thắng và giá trị chân lí sống của dân tộc VN anh hùng. I) Kế hoạch Na Va của Pháp - Mĩ 1. Hoàn cảnh: - 7/5/1953, tướng Na -va được cử sang Đông Dương làm tổng chỉ huy. Vạch ra kế hoạch quõn sự mới. Mục đích: Xoay chuyển cục diện chiến tranh (trong vòng 18 tháng) “kết thúc cuộc chiến trong danh dự”. 2. Nội dung kế hoạch Na -va. - Thực hiện theo 2 bước: SGK-119 3. Tính chất: ngoan cố, nguy hiểm và chủ quan. II) Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954. 1. Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954. a) Chủ trương của ta: - Giữ vững quyền chủ động đánh địch, trên cả 2 mặt trận chính diện và sau lưng địch, buộc chúng phải phân tán lực lượng. b) Các cuộc tiến công: - Từ cuối 1953 đầu 1954 ta chủ động tiến công địch ở 4 hướng: +Tây Bắc + Thượng Lào + Trung Lào + Tây Nguyên - Buộc địch phải phân tán lực lượng cơ động -> kế hoạch Na va bước đầu bị phá sản. 2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954 a) Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ: - Pháp xây dựng tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ĐD: + Lực lượng quân địch 16.200 quân, gồm 49 cứ điểm chia làm 3 phân khu (Bắc, Trung tâm, Nam) ->Xây dựng Điện Biên Phủ thành một “pháo đài bất khả xâm phạm”. b) Chủ trương của ta: - Đầu tháng 12/1953 ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. c) Diễn biến chiến dịch: - Chiến dịch bắt đầu từ 13/3/1954 -> 7/5/1954 chia làm 3 đợt: + Đợt 1: Tiến công tiêu diệt cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc + Đợt 2: Tiêu diệt các cứ phía Đông phân khu Trung tâm. + Đợt 3: Tổng công kích, đồng loạt, tiêu diệt các căn cứ còn lại ở Trung tâm, khu phía Nam. 17h 30’ ngày 7/5/1954, tướng giặc đầu hàng. d) Kết quả - ý nghĩa: - Ta tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm ĐBP, bắt sống 16.200 tên địch, thu và phá huỷ toàn bộ phương tiện chiến tranh, bắn rơi 62 máy bay. - ý nghĩa : Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va, buộc Pháp ký hiệp định Giơ-ne-vơ, chấm dứt chiến tranh. 5’ Bước 4: Củng cố bài giảng. ? Căn cứ vào đâu để khẳng định kế hoạch Na Va hoàn toàn bị phá sản? ( Không thực hiện được các bước đã định ra trong kế hoạch mà toàn bị động - Không giành được quyền chủ động mà còn bị thất bại thảm hại trong trận ĐBP - Không còn cách nào khác buộc phải chấp nhận đàm phán với ta ở Hiệp định Giơne vơ). Bước 5: Hướng dẫn HS học và làm bài ở nhà. - Học diễn biến chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954 trên bản đồ, sưu tầm tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài. - Đọc trước phần IV, V. SGK V- Tự rút kinh nghiệm. .. ------------------------ ˜ ỳ YJY ỳ ™ -----------------------

File đính kèm:

  • docbai thi cap Tinh 2013.doc
Giáo án liên quan