I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp H/s nắm được những kiến thức cơ bản sau.
- Những diễn biến chính về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ.
- Các biện pháp đối phó với quân Tưởng và bọn tay sai
- Chủ trương của ta trong việc đối phó với Tưởng và Pháp, mục đích, nội dung, ý nghĩa của Hiệp định Sơ bộ ( 6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946)
2. Thái độ:
- Căm thù bọn TDP, Tưởng Giới Thạch và bè lũ tay sai.
- Biết ơn công lao to lớn của Đảng, Chủ tịch HCM đã khôn khéo lái con thuyền cách mạng vượt qua hiểm trở, nghềnh thác.
3. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, những chủ trương và đối phó của ta để thấy được tính chất vừa cương quyết vừa linh hoạt mền dẻo trong chủ trương, biện pháp ấy.
- Đánh giá và nhận định sự kiện.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
+ Tranh ảnh (sgk )
+ Tư liệu và phục vụ cho bài học.
2. Học sinh: Đọc và trả lời -sgk
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
? Tình hình nước ta sau cách mạng tháng 8 thành công gặp những khó khăn nào? Đảng và chính phủ ta đã giải quyết được những khó khăn nào.
2. Giới thiệu bài mới
Một khó khăn lớn đang đe doạ đến vận mệnh cả 2 miền Nam Bắc của TQ. Đảng và chính phủ ta đã giải quyết những khó khăn này như thế nào để giữ vững được cách mạng non trẻ vừa thành lập đẩy lùi được âm mưu của kẻ thù.
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 27, Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946) - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Quỳnh Thư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 24 Ngày soạn: 07/ 02 / 2014 TIẾT : 27 Ngày dạy : 10 / 02 / 2014
BÀI 24: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG
CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1945 - 1946)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp H/s nắm được những kiến thức cơ bản sau.
- Những diễn biến chính về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ.
- Các biện pháp đối phó với quân Tưởng và bọn tay sai
- Chủ trương của ta trong việc đối phó với Tưởng và Pháp, mục đích, nội dung, ý nghĩa của Hiệp định Sơ bộ ( 6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946)
2. Thái độ:
- Căm thù bọn TDP, Tưởng Giới Thạch và bè lũ tay sai.
- Biết ơn công lao to lớn của Đảng, Chủ tịch HCM đã khôn khéo lái con thuyền cách mạng vượt qua hiểm trở, nghềnh thác.
3. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, những chủ trương và đối phó của ta để thấy được tính chất vừa cương quyết vừa linh hoạt mền dẻo trong chủ trương, biện pháp ấy.
- Đánh giá và nhận định sự kiện.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
+ Tranh ảnh (sgk )
+ Tư liệu và phục vụ cho bài học.
2. Học sinh: Đọc và trả lời -sgk
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
? Tình hình nước ta sau cách mạng tháng 8 thành công gặp những khó khăn nào? Đảng và chính phủ ta đã giải quyết được những khó khăn nào.
2. Giới thiệu bài mới
Một khó khăn lớn đang đe doạ đến vận mệnh cả 2 miền Nam Bắc của TQ. Đảng và chính phủ ta đã giải quyết những khó khăn này như thế nào để giữ vững được cách mạng non trẻ vừa thành lập đẩy lùi được âm mưu của kẻ thù....
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN – HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống TDP trở lại xâm lược.
Gv nêu: Đất nước ta sau cách mạng tháng tám ở cả 2 miền đều bị nạn ngoại xâm đe doạ
? Cho biết âm mưu của thực dân Pháp.
+ Được sự che chở và giúp sức của đội quân Anh.
+ TDP đánh úp trụ sở uỷ ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ Thành Phố Sài Gòn.
=> TDP là kẻ cố gắng đeo bám mục đích của mình là cướp VN bằng mọi cách.
? ND ta đã chiến đấu chống TDP quay trở lại như thế nào. ( phần chữ nhỏ SGK trang 100)
? Em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của quân và dân Sài Gòn.
? Trước sự hỗ trợ của quân Anh, Nhật , quân Pháp đã làm gì.
* GV: TDP đánh rộng ra nhanh chóng. Trước cuộc chiến đấu không ngang sức, lực lượng kháng chiến của ta rút khỏi các đô thị, tổ chức kháng chiến ở nông thôn tổ chức kháng chiến bất ngờ sau lưng địch thỉnh thoảng đột nhập vào thành phố gây cho địch nhiều thiệt hại. Tiêu biểu nhất là tấm gương Lê Văn Tám tẩm dầu vào thân mình làm bó đuốc sống lao vào đốt kho xăng của giặc ngay giữa Sài Gòn.
? Trước cuộc chiến đấu không cân sức này Đảng, chính phủ, CTHCM đã có chủ trương gì.
+ Tích cực đối phó với âm mưu mở rộng chiến tranh ra cả nước của TDP.
+ Hàng vạn thanh niên nô nức lên đường nhập ngũ.
+ Quỹ nuôi quân, quỹ Nam Bộ kháng chiến, hội mẹ chiến sĩ lần lượt được ra đời.
+ Nhân dân Bắc Bộ và Trung Bộ thường xuyên góp tiền bạc, quần áo, thuốc men.... ủng hộ đồng bào Nam Bộ.
- Gv giới tiêu kênh hình 44: "Đoàn quân Nam Tiến" vào Nam Bộ kháng chiến:
=> Bức ảnh nói lên tinh thần yêu nước, ý chí tất cả vì nền độc lập, thống nhất tổ quốc của dân tộc.
=> Vì vậy TDP không thực hiện được âm mưu mở rộng chiến tranh xâm lược cả nước ngay khi chiếm đánh Nam Bộ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đấu tranh chống quân Tưởng và bọn phản cách mạng.
? Khi kéo vào MB nước ta, quân TGT có âm mưu và hành động gì.
? Hãy nêu rõ các biện pháp đối phó của ta đối với quân Tưởng và bọn tay sai.
? Vì sao Đảng ta lại hoà hoãn, nhân nhượng với Tưởng, sự hoà hoãn, nhân nhượng đó có đúng không?
(Thảo luận nhóm )
=> Sự hoà hoãn, nhân nhượng đó là chủ trương, sách lược đúng đắn của Đảng, chính phủ và Việt Minh (Sự nhân nhượng này chỉ là tạm thời, trong giới hạn cho phép)
? Bên cạnh chính sách hoà hoãn, nhân nhượng Đảng, chính phủ còn có chủ trương gì.
? Em có nhận xét gì về đối sách của ta đối với quân tưởng và bọn tay sai.
=> Đây là biện pháp đối phó vừa mềm dẻo vừa kiên quyết, ta đã bảo vệ được chính quyền cách mạng, giữ được thế ổn định ở MB. Làm thất bại âm mưu thủ tiêu chính quyền cách mạng của chúng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và tạm ước Việt - Pháp (14/9/1946)
GV : Sau khi chiếm đóng các đô thị ở Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ, TDP chuẩn bị tiến quân ra Bắc để thôn tính nước ta.
? Tưởng và Pháp đã có âm mưu gì để chống phá cách mạng nước ta .
? Nội dung cơ bản của hiệp ước Hoa- Pháp (28/2/1946)
=> Hiệp ước Hoa Pháp đặt nhân dân ta trước 2 con đường.
Một là: Cầm vũ khí đấu tranh.
Hai là: Đàm phán với Pháp.
? Đứng trước 2 con đường này, Đảng ta đã lựa chọn con đường nào? vì sao
- Chúng ta hoà hoãn để có thời gian chuẩn bị lực lượng kháng chiến lâu dài.
- CTHCM thay mặt chính phủ VNDCCH kí với đại diện chính phủ Pháp là Xanh-tơ-ni - bản hiệp định sơ bộ (6/3/1946)
- Giáo viên : "Hiệp định sơ bộ" Là hiệp định thoả thuận 1 số điểm trước khi đi tới hiệp định chính thức.
? Tại sao ta chuyển từ đánh Pháp sang hòa hoãn, nhân nhượng Pháp để rồi kí hiệp định sơ bộ.
? Trình bày nội dung hiệp định sơ bộ 6/3/1946
? Sau hiệp định sơ bộ 6/3/1946, thái độ của Pháp ra sao.
- Pháp vẫn gây xung đột ở Nam Bộ
? Trước tình hình đó, ta đã có chủ trương gì.
"Tạm ước": Là điều ước tạm thời trong khi chưa có điều ước chính thức giữa 2 hoặc nhiều nước.
? Cho biết nội dung của bản tạm ước 14/9/1946.
? Hiệp định sơ bộ và tạm ước kí với Pháp có ý nghĩa gì. (sgk - 132)
IV. Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống TDP trở lại xâm lược.
a. Âm mưu của Pháp.
- Rạng sáng 23/9/1945 TDP đánh úp trụ sở UBND Nam Bộ, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ 2.
b. Nhân dân Nam Bộ kháng chiến.
- Quân dân Sài Gòn - Chợ lớn anh dũng đánh trả bằng mọi vũ khí có sẵn trong tay
- 10/1945 Pháp đánh chiếm các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
- Nhân dân miền Bắc chi viện cho miền Nam, những đoàn quân “Nam tiến” nô nức lên đường chiến đấu
V. Đấu tranh chống quân Tưởng và bọn phản cách mạng.
a. Âm mưu của quân Tưởng.
- Dùng nhiều thủ đoạn khiêu khích phá hoại ta.
- Sử dụng tay sai lật đổ chính quyền cách mạng từ bên trong.
b. Chủ trương và sách lược của Đảng.
- Hoà hoãn với Tưởng và thoả mãn 1 số yêu sách của chúng về chính trị : đồng ý cho chúng 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử, 1 số ghế Bộ trưởng trong Chính phủ Liên hiệp
- Nhân nhượng cho Tưởng 1 số quyền lợi về kinh tế: cung cấp lương thực,...
- Ban hành 1 số sắc lệnh trấn áp bọn phản cách mạng, lập tòa án quân sự để trừng trị bọn phản Cách mạng
VI. Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và tạm ước Việt - Pháp (14/9/1946)
a. Hoàn cảnh
- Pháp - Tưởng kí hiệp ước Hoa - Pháp (28/2/1946) để chống phá cách mạng nước ta.
=> Đảng ta chủ trương hòa hoãn với Pháp, kí hiệp ước sơ bộ (6/3/1946) nhằm đuổi 20 vạn quân Tưởng về nước.
b. Nội dung Hiệp định sơ bộ 6/3/1946.
(sgk - 102)
c. Nội dung bản tạm ước Việt -Pháp: (sgk - 102)
- Ngày 14/9/1946 Chủ Tịch HCM kí với Pháp bản tạm ước Việt -Pháp.
* Ý nghĩa : đẩy nhanh 20 vạn quân Tưởng ra khỏi nước ta, đồng thời có thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến sắp tới.
4. Củng cố :
Bài tập: Hãy nối ô bên trái với ô bên phải sao cho đúng:
Mục đích kí hiệp định sơ bộ (6/3/1946)
Có thời gian XD và củng cố lực lượng, chuẩn bị cuộc kháng chiến chống TDP.
Mục đích tạm ước Việt Pháp (14/9/1946)
Gạt 20 vạn quân Tưởng về nước, tranh thủ thời gian
chuẩn bị lực lượng.
5. Hướng dẫn học tập ở nhà
Thời gian
Sự kiện
23/ 9/ 1945
6/ 1/ 1946
28/ 2/ 1946
6/ 3/ 1946
14/ 9/1946
........................................................................................................
..........................................................................................................
..
..
..
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài mới: Bài 25 Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống TDP (1946 - 1950).
IV. RÚT KINH NGHIỆM
....
File đính kèm:
- ls9 tuan 24 tiet 27.doc