GV cho HS nhắc lại từ năm 1911 – 1918, Nguyễn Ái Quốc đã có những hoạt động nào? Dựa vào các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc chúng ta cùng so sánh để thấy được con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác với con đường truyền thống của lớp người đi trước? Từ năm 1921 – 1925, Nguyễn Ái Quốc đã có những hoạt động như thế nào để chuẩn bị về tư tương và tổ chức cho sự ra đời chính đảng vô sản ở Việt Nam?
152 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 540 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Ngọc Nghĩa - Năm học 2013-2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h đổi mới (1986 "2000).
d. Hạn chế và yếu kém trong quá trình đổi mới (1986 "2000).
4. Dặn dò: HS về nhà chuẩn bị bài 34 tìm hiểu : Tổng kết lịch sử VN từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000.
- Điểm lại các giai đoạn lịch sử qua các giai đoạn từ 1919 1975 và từ 1975 đến nay ?
Nguyên nhân thắng lợi và những bài học kinh nghiệm , phương hướng đi lên ?
Tuần 35 Ngày soạn :06 /05/2014
Tiết 51
BÀI 34 TỔNG KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM
TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ĐẾN NĂM 2000
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
* Giúp HS nắm chắc một cách có hệ thống những nội dung chủ yếu sau:
- Quá trình phát triển lịch sử của dân tộc từ năm 1919 đến nay ( năm 2000) qua các giai đoạn chính với những đặc điểm lớn của từng giai đoạn.
- Nguyên nhân cơ bản đã quyết định quá trình phát triển của lịch sử, bài học kinh nghiệm lớn được rút ra từ đó.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, hệ thống sự kiện, lựa chọn sự kiện lịch sử điển hình, đặc điểm lớn của từng giai đoạn.
3. Tư tưởng:
- Trên cơ sở thấy rõ quá trình đi lên không ngừng của lịch sử dân tộc, củng cố niềm tự hào dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sự tất thắng của CM và tiền đồ của Tổ quốc.
II. Đồ dùng dạy học:
- Cho HS sưu tầm các tranh ảnh, tài liệu liên quan đến giai đoạn lịch sử từ 1919 đến nay, chủ yếu là các thành tựu trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
a.Vì sao chúng ta phải tiến hành đổi mới?
b. Quan điểm chủ yếu trong đường lối đổi mới của Đảng ta là gì?
c. Thành tựu và ý nghĩa của quá trình đổi mới (1986 "2000).
3 Giới thiệu bài mới: Chúng ta đã học lịch sử VN từ 1919 " đến nay, để giúp các em hệ thống hóa những kiến thức đã học các giai đoạn lịch sử đã qua và những nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm rút ra được trong thời kì lịch sử này. Hôm nay chúng sẽ tổng kết lịch sử VN từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đến năm 2000.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
GHI BẢNG
Hoạt động 1:
Em hãy nêu những nội dung cơ bản nhất và đặc điểm của lịch sử VN giai đoạn 1919 – 1930.
HS: -
Em hãy nêu những nội dung cơ bản nhất và đặc điểm của CM VN giai đoạn 1930– 1945.
HS: -
Em hãy nêu những nội dung cơ bản nhất và đặc điểm của phong trào CM VN giai đoạn 1945– 1954.
HS: -
Em hãy nêu những nội dung cơ bản nhất và đặc điểm CM VN giai đoạn 1954 – 1975.
HS: -
Em hãy nêu những nội dung cơ bản nhất và đặc điểm CM VN giai đoạn 1975 đến nay.
HS: -
GV cho HS xem H.91: Mô hình kinh tế trang trại (nông nghiệp). H.92: Cầu Mĩ Thuận bắc qua sông Tiền, đây là 2 biểu tượng của quá trình đổi mới.
Hoạt động 2:
Em hãy những nguyên nhân thắng lợi chủ yếu của CMVN (1919 " nay)
HS:
GV cho HS xem H.84: ta bắt đầu khai thác dầu mỏ Bạch Hổ. H.85: ta xuất khẩu gạo tại cảng Hải Phòng.
Trải qua quá trình hơn 70 năm lãnh đạo CM, Đảng ta đã rút ra được những bài học kinh nghiệm gì?
HS:
I. Các giai đoạn lịch sử chính và đặc điểm của tiến trình lịch sử.
1. Giai đoạn 1919 – 1930:
- Thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác lần thứ 2, xã hội nước ta từ phong kiến lạc hậu chuyển thành xã hội thuộc địa.
- 3/2/1930, Đảng CSVN ra đời, từ đó CMVN chấm dứt sự khủng hoảng về đường hướng và lãnh đạo CM.
2. Giai đoạn 1930 – 1945:
- Ngay từ khi mới ra đời, Đảng đã lãnh đạo cao trào CM 1930 -1931, sau đó bị địch dìm trong máu lửa. Nhưng đó là cuộc tổng diễn tập lần thứ nhất của CM tháng 8 1945.
- Sau phong trào tạm lắng 1932 -1935, CM được khôi phục bùng lên lên với khí thế mới.
- Cao trào dân chủ 1936 – 1939, chống bọn phản động thuộc địa đòi “tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình”.
- Cao trào này Đảng đã tôi luyện được đội quân chính trị hàng triệu người. Đó thực sự là cuộc tổng diễn tập lần thứ 2 của CM tháng 8 1945.
- Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ, phát xít Nhật vào ĐD.
- 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, nhân cơ hội đó, Đảng phát động cao trào kháng Nhật cứu nước.
- 14/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện, Đảng phát động quần chúng đứng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
3. Giai đoạn 1945 – 1954:
- CM tháng 8 thành công, chính quyền non trẻ phải đương đầu với muôn vàn khó khăn thử thách.
- 19/12/1946, Đảng phát động toàn dân đứng lên k/c với đường lối: toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh với nỗ lực cao nhất, dân tộc ta đã lập nên chiến thắngĐBP (7/5/1954) chấn động địa cầu.
- Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, hòa bình trở lại miền Bắc.
4. Giai đoạn 1954 – 1975:
- Sau khi k/c chống Pháp thắng lợi, đất nước tạm thời chia làm 2 miền.
- Đảng lãnh đạo nhân dân 2 miền Nam Bắc cùng 1 lúc thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược khác nhau:
+ Miền Bắc xây dựng CNXH.
+ Miền Nam tiếp tục hoàn thành CM dân tộc, dân chủ nhân dân.
- Sau hơn 20 năm đấu tranh kiên cường, bất khuất, dân tộc ta đã lập nên đại thắng mùa xuân 1975, kết thuc 1thắng lợi cuộc k/c chống Mĩ, mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc – kỉ nguyên độc lập tự do, cả nước đi lên CNXH.
5 Giai đoạn 1975 " nay:
- Sau đại thắng mùa xuân 1975, đất nước thống nhất, cả nước đi lên CNXH.
- 12/1976, đại hội Đảng lần thứ IV đã tổng kết 21 năm xây dựng XHCN ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà ở miền Nam, nêu rõ con đường chủ yếu cả nước đi lên CNXH.
- Đổi tên Đảng Lao động VN thành Đảng CSVN.
- Trong quá trình xây dựng CNXH, chúng ta đạt nhiều thành tựu và gặp không ít khó khăn thiếu sót.
- 12/1986, Đại hội Đảng lần VI đề ra đường lối đổi mới.
- Chúng ta đạt được thành tựu to lớn về nhiều mặt, chủ yếu là về kinh tế.
- Tuy vậy, khó khăn thách thức còn nhiều nhưng chúng ta nhất định thành công.
II. Nguyên nhân thắng lợi, những bài học kinh nghiệm, phương hướng đi lên.
1. Nguyên nhân thắng lợi:
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta phát huy truyền thống yêu nước, kiên kì với con đường XHCN đã chọn, chúng ta đã đánh thắng kẻ thù hùng mạnh.
- Trong quá trình xây dựng XHCN, chúng ta đạt nhiều thành tựu to lớn, nhưng còn tồn tại không ít thiếu sót, sai lầm.
"12/1986, Đại hội lần VI của Đảng
b. Thành tựu: đã đề xướng đổi mới, đáp ứng được nhu cầu cấp bách của dân tộc, được toàn dân ủng hộ.
2. Bài học kinh nghiệm:
- Dưới sự lảnh đạo của Đảng, với đường lối giương cao 2 ngọn cờ: độc lập dân tộc và CNXH, đó là cội nguồn của mọi thắng lợi.
- Củng cố, tăng cường khối đoàn kết dân tộc là nhân tố quyết định mọi thành công của CM.
- Tăng cường khối đoàn kết khắng khít giữa Đảng và quần chúng, đặc biệt là quan hệ giữa Đảng với nhà nước và các cơ quan dân cử.
3. Củng cố:
a.Em hãy nêu nội dung và đặc điểm của các giai đoạn lịch sử (1919 " nay).
b. Nêu nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thành công của CMVN (1919 " nay).
c. Nêu những bài học kinh nghiệm lảnh đạo của Đảng ta từ 1919 " nay.
4. Dặn dò: HS về nhà học bài để chuẩn bị cho kiểm tra học kì II
Học từ tuần 19 đến hết .
Tuần 36 Ngày soạn :09 /05/2014
Tiết 52
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ VI ỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY
I/ Mục đích yêu cầu:
1/ Kiến thức: Học sinh nắm được: Lịch sử việt nam học tứ đầu học kỳ II, từ 1919-2000 gắn với những sự kiện tiêu biểu như: Hoạt động của NAQ, Sự ra đời của Đảng cộng sản việt Nam, Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp thành công, và cuộc kháng chiến đấu chống đế quốc Mĩ và bọn tay sai.
2/Kỹ năng: phân tích, so sánh các sự kiện Lịch sử.
3/ Tư tưởng: giáo dục lòng yêu nước
II/ Nội dung ôn tập:
Câu hỏi 1: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam phân hóa như thế nào?
Câu hỏi 2: Phong trào công nhân (1919- 1925) đã diễn ra như thế nào ? mang ý nghĩa gì?
Câu hỏi 3: Trong thời gian ở Pháp (1917-1923) Hãy trình bày những hoạt động gì nổi bật của Nguyễn Ái Quốc?
Câu hỏi 4: Hãy cho biết ý nghĩa những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919-1925?
Câu hỏi 5: Quá trình thành lập ba tổ chức Cộng sản Việt Nam cuối năm 1929 ? Ý nghĩa việc thành lập ba tổ chức cộng sản năm 1929?
Câu hỏi 7: Trình bày hoàn cảnh ra đời và nội dung và ý nghĩa của hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930 ?
Câu hỏi 8: Trình bày luận cương chính trị của Đảng tháng 10 năm 1930 ?
Câu hỏi 9: Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930) ?
Câu hỏi 10: Căn cứ vào đâu để cho rằng Xô Viết Nghệ Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng? Ý nghĩa lịch sử của phong trào cách mạng 1930-1931 ?
Câu hỏi 11: Cuộc vận động dân chủ Đông Dương trong những năm 1936-1939 có ý nghĩa lịch sử như thế nào ?
Câuhỏi 12: Em hãy trình bày chủ trương, nhiệm vụ của Đảng và diễn biến của phong trào dân chủ Đông Dương 1936-1939 ?
Câu hỏi 13: Tình hình thế giới và trong nước trong những năm 1936-1939 có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam như thế nào ?
Câu hỏi 14: Hãy nêu nguyên nhân bùng nổ và ý nghĩa của hai cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và binh biến Đô Lương ?
Câu hỏi 15: Tại sao Nhật đảo chính Pháp ? Quân Pháp ở Đông Dương thất bại ra sao?
Câu hỏi 17: Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương thành lập Mặt Trận Việt Minh trong hoàn cảnh nào ? Những họat động chủ yếu của Mặt Trận Việt Minh sau khi thành lập?
Câu hỏi 18: Ngay khi tiếng súng của Nhật đảo chính pháp vừa nổ ra, Đảng Cộng sản Đông Dương đã có những chủ trương và khẩu hiệu gì để đẩy phong trào cách mạng tiến lên ?
Câu hỏi 19: Mặt trận Việt Minh ra đời đã có những tác dụng như thế nào đối với cao trào kháng Nhật cứu nước ?
Câu hỏi 20: Tình hình nước sau cách mạng tháng Tám năm 1945, gặp những khó khăn và thuận lợi như thế nào?
Câu hỏi 21: Kế hoạch Na Va của Pháp và Mĩ: Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời, nội dung và chuẩn bị của Pháp và Mĩ trong việc thực hiện kế hoạch NaVa ?
Câu hỏi 22: Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp 1945-1954 ?
Câu hỏi 23 : Nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hiệp Định Giơ neo vơ 1954 về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương?
Câu hỏi 24: Những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” và “ Chiến tranh cục bộ” ?
Câu hỏi 25: Hãy trình bày ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ( 1954-1975) ?
File đính kèm:
- giao an su 9 ky 2 20132014 GTTh.doc